Báo động hồ, đập mất an toàn: Cần hàng ngàn tỉ đồng gia cố

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Kinh phí sửa chữa khẩn cấp 200 hồ chứa đang bị hư hỏng, có nguy cơ mất an toàn cao theo danh mục của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là 1.500 tỉ đồng
Mặc dù được Chính phủ và các địa phương quan tâm, bố trí đầu tư gần 16.000 tỉ đồng, đã sửa chữa, nâng cấp bảo đảm an toàn cho hơn 800 hồ chứa bị hư hỏng, xuống cấp. Tuy nhiên, do số lượng đập, hồ chứa hư hỏng còn rất nhiều nên cần nguồn kinh phí lớn để sửa chữa, duy tu.
Nằm chờ kinh phí
Lo lắng đến sự an nguy của tính mạng, người dân đã không biết bao nhiêu lần kiến nghị, "cầu cứu" chính quyền, cơ quan quản lý chức năng các cấp. Ông Ngô Trí Chính - Chủ tịch UBND xã Nghi Công Nam, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An - cho biết: Hồ Khe Thị hiện do Công ty TNHH MTV Thủy lợi Nam Nghệ An quản lý, hồ hiện là nguồn cung cấp nước cho 450 ha đất sản xuất trên địa bàn xã. Chính quyền xã đã rất nhiều lần kiến nghị lên cấp trên và các đơn vị liên quan cần sớm nâng cấp, sửa chữa hư hỏng tại phần thân đập nhưng hiện đơn vị quản lý chỉ mới xử lý tạm thời tại một số điểm rò rỉ nước lớn.
Ông Tạ Duy Hiển, Phó Giám đốc Công ty MTV Thủy lợi Nam Nghệ An, cho biết từ năm 2012, đơn vị đã có tờ trình nâng cấp sửa chữa. UBND tỉnh Nghệ An đã cho phép lập dự án sửa chữa, nâng cấp hồ Khe Thị, phê duyệt với tổng kinh phí trên 48 tỉ đồng, tuy nhiên từ đó đến nay, do nguồn vốn được bố trí chỉ mới gần 10 tỉ đồng nên chỉ mở rộng phần tràn xả lũ và khoảng 4 km kênh mương, các hạng mục còn lại chưa thể triển khai.
Theo báo cáo của Chi cục Thủy lợi tỉnh Nghệ An, tỉnh này có số lượng hồ đập nhiều nhất trên cả nước (1.061 hồ đập), trong đó có 97 hồ đập chứa nước lớn được giao cho các doanh nghiệp quản lý, 964 hồ còn lại được giao cho các địa phương. Các hồ đập chủ yếu được xây dựng trên 40 năm, do lâu năm, khi xây dựng chủ yếu làm thủ công nên hiện trạng phần lớn các hồ đập đều xuất hiện tình trạng hư hỏng, xuống cấp.
Điển hình như huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An có trên 250 hồ đập lớn nhỏ, trong số này có hàng chục hồ đập đã xuống cấp nghiêm trọng, cần sửa chữa, nâng cấp ngay như: hồ Vũng Sơn, hồ Đồng Dùng, hồ Khe Thần, hồ Thung Bầu…
Ông Nguyễn Trường Thành, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Nghệ An, cho biết: "Bình quân sửa chữa, nâng cấp một hồ đập nhỏ mất 6-8 tỉ đồng, hồ đập lớn phải hàng chục đến hàng trăm tỉ đồng. Kinh phí thiếu nên rất khó khăn cho các địa phương cũng như đơn vị quản lý các hồ đập trong việc thực hiện nâng cấp, sửa chữa".
Theo ông Nguyễn Anh Tuân, Trưởng Phòng Quản lý công trình thủy lợi và nước sạch nông thôn Chi cục Thủy lợi tỉnh Thanh Hóa, cái khó hiện nay là nguồn kinh phí để sửa chữa, nâng cấp hồ đập rất lớn (78 hồ của Thanh Hóa dự kiến khoảng 650 tỉ đồng), trong khi ngân sách tỉnh còn hạn hẹp. Vì thế việc sửa chữa cũng phải tính toán xem hồ đập nào hư hỏng nặng, có tầm quan trọng trong việc tưới tiêu, thoát lũ, ảnh hưởng lớn tới đời sống người dân thì ưu tiên sửa chữa trước.

 
Hồ Khe Thị, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An được phê duyệt kinh phí sửa chữa trên 48 tỉ đồng nhưng gần 8 năm qua chỉ được bố trí gần 10 tỉ đồng nên chỉ mở rộng phần tràn xả lũ và 4 km kênh mươngẢnh: Đức Ngọc
Khẩn cấp sửa chữa các hồ đập nguy cơ cao
Tổng cục Thủy lợi đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) kiến nghị Chính phủ bố trí kinh phí sửa chữa khẩn cấp 200 hồ chứa đang hư hỏng, có nguy cơ mất an toàn cao theo danh mục Bộ NN-PTNT đã tổng hợp, đề xuất tại Văn bản số 6261/BC-BNN-TCTL ngày 11-9-2020 (tổng kinh phí là 1.500 tỉ đồng). Trong đó, tại 9 tỉnh bị ảnh hưởng mưa lũ nặng là 54 hồ với tổng kinh phí 400 tỉ đồng.
Báo cáo giám sát của Quốc hội cũng đề nghị Chính phủ bố trí nguồn lực ngân sách và cân đối nguồn vốn để bố trí đầu tư, nâng cấp, sửa chữa bảo đảm an toàn cho 200 hồ, đập ở 33 tỉnh đang bị hư hỏng nặng và sửa chữa 1.200 hồ chứa để bảo đảm an toàn tuyệt đối cho công trình và vùng hạ du.
Theo ông Nguyễn Văn Tỉnh - Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi, phía dưới hầu hết các hồ, đập chứa quy mô lớn hoặc hạ du là vùng dân cư đông đúc, rủi ro ngập lụt cao cần sớm lắp đặt các hệ thống quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng (quan trắc lượng mưa lưu vực lòng hồ, mực nước hồ, lưu lượng xả tràn, xả cống…) để chủ động trong công tác vận hành công trình khi có mưa lũ lớn; nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo mưa lũ hướng đến vận hành hồ chứa theo diễn biến thực tế.
Để chủ động ứng phó với các diễn biến bất thường của thời tiết, bảo đảm an toàn công trình và vùng hạ du của các hồ chứa, bảo đảm nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp trước mắt và lâu dài, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi đề nghị Bộ NN-PTNT tiếp tục bố trí kinh phí, giao các đơn vị tư vấn, cơ quan khoa học tổ chức tính toán, hỗ trợ việc vận hành điều tiết lũ, tích nước các hồ chứa để bảo đảm an toàn công trình, giảm ngập lụt vùng hạ du và tích nước hiệu quả. 
Nên có nghị quyết về an ninh nguồn nước
Về giải pháp bảo đảm an toàn hồ đập thủy lợi, ông Nguyễn Văn Tỉnh cho rằng cần tổ chức rà soát việc phân cấp quản lý theo quy định của Luật Thủy lợi và các quy định có liên quan; tăng cường nâng cao năng lực cho các tổ chức khai thác công trình thủy lợi chưa đáp ứng yêu cầu (hiện có 120 hồ chứa thủy lợi lớn được giao cho các đơn vị thuộc UBND cấp huyện, xã quản lý chưa phù hợp với quy định như: Nghệ An 23 hồ, Quảng Trị 32 hồ, Bình Định 49 hồ...). Thành lập và triển khai hoạt động hội đồng tư vấn đánh giá an toàn đập để quyết định việc tích nước đối với các hồ chứa xung yếu, có nguy cơ mất an toàn trong mùa mưa, lũ; đẩy nhanh việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý an toàn đập (kiểm định an toàn đập, cắm mốc phạm vi bảo vệ...).
Đại biểu Quốc hội Leo Thị Lịch (tỉnh Bắc Giang) đánh giá với 1.200 hồ đập cần phải sửa chữa và 200 hồ đập hư hỏng nặng cần sửa chữa khẩn cấp thì nguy cơ thảm họa ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh nguồn nước, an toàn từ hồ đập của nước ta rất lớn. Do vậy, đại biểu này đề nghị Quốc hội ban hành nghị quyết về an ninh nguồn nước, an toàn hồ đập chứa nước.
Văn Duẩn - Đức Ngọc - Thanh Tuấn (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Khơi dậy ý chí, khát vọng thoát nghèo - Kỳ 1: Những “đốm lửa hồng” nêu gương trong việc khó

Khơi dậy ý chí, khát vọng thoát nghèo - Kỳ 1: Những “đốm lửa hồng” nêu gương trong việc khó

Những năm qua, nhiều chính sách phát triển kinh tế-xã hội, an sinh xã hội, ba chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới (NTM), giảm nghèo bền vững, những chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã được triển khai sâu rộng.

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Cách đây gần 18 năm, trong một số công trình điều tra văn hóa các làng đồng bào dân tộc thiểu số ở TP. Pleiku thì người ta xếp một số buôn làng trong khu vực, trong đó có làng Wâu và Ktu (xã Chư Á) là làng tương đối có giá trị, đưa vào diện bảo tồn và phát triển.

Tượng đài “Chiến sĩ bất khuất Vĩnh Trinh” ở huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam là một trong các tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Phan. Ảnh: Tư liệu

Ký ức vỡ

Những gì không lặp lại sẽ dễ lãng quên. Người thân cũng thế, ký ức về một ai đó, sau thời gian dài không gặp sẽ bị im lìm, đóng băng. Một phần nào trong ký ức tôi tưởng chừng như thế, đã im ngủ hơn 14 năm qua tính từ ngày anh từ bỏ cõi trần gian phiền muộn này.

Mưu sinh truyền đời ở Chợ Lớn - Kỳ 5: Những thợ bạc danh tiếng

Mưu sinh truyền đời ở Chợ Lớn - Kỳ 5: Những thợ bạc danh tiếng

Nhà văn Sơn Nam từng hóm hỉnh: "Là nhà văn thì phải chấp nhận nghèo, nếu viết văn để làm giàu thì ở Sài Gòn, dân Chợ Lớn làm hết rồi, không tới mình đâu". Tất nhiên, "ông già Nam bộ" chỉ nói đùa nhưng chuyện dân Chợ Lớn làm đủ mọi ngành nghề và đều ăn nên làm ra là có thật. Trong đó có nghề thợ bạc.

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 2: “Nữ hoàng” sắc hương giữa môi trường sinh thái

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 2: “Nữ hoàng” sắc hương giữa môi trường sinh thái

Nông gia Nguyễn Đáp sinh ra, lớn lên và tạo lập cơ nghiệp trên những thửa rau, hoa bậc thang của thành phố cao nguyên Đà Lạt, hiện đang chạm ngưỡng tuổi lục thập vẫn dốc tâm sức và tiền vốn để bổ sung “công năng” trên từng diện tích đất nông nghiệp của mình.

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 1: Hoa trời Âu “phát sáng” góc trời Ðà Lạt

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 1: Hoa trời Âu “phát sáng” góc trời Ðà Lạt

Trên nền tảng dẫn đầu cả nước về phát triển nông nghiệp công nghệ cao, vùng đất Nam Tây Nguyên Lâm Đồng đã và đang mở rộng những miền quê tập trung tạo ra những mặt hàng có giá trị khác biệt, trong đó nổi trội với sản phẩm du lịch cộng đồng gắn xây dựng NTM, phát triển làng nghề ở địa phương.

Người Thái Bình bên dòng sông Ba

Người Thái Bình bên dòng sông Ba

(GLO)- Mỗi chiều, nhìn đàn cò trắng bay về ngang dòng sông Ba mênh mang sóng nước, ông Nguyễn Văn Để (86 tuổi) lại bâng khuâng nhớ về quê nhà. Tròn 40 năm rời quê hương Thái Bình vào vùng đất Krông Pa định cư, nỗi nhớ nguồn cội vẫn dâng đầy trong ông khi bắt gặp hình ảnh thân thuộc như vậy.

Đời chìm nước nổi…

Đời chìm nước nổi…

Thời điểm này, khu vực biên giới Tây Nam đang đỉnh lũ. Mùa nước nổi năm nay lượng nước sông Mê Kông đổ về Đồng bằng sông Cửu Long cao hơn trung bình nhiều năm trước. Mùa nước nổi là lúc người dân vùng biên thức thâu đêm giăng lưới, thả câu tận hưởng lộc trời.