Bảo đảm an toàn giao thông trong hoạt động kinh doanh vận tải

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Thời gian qua, các ngành, địa phương trong tỉnh Gia Lai triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm thực hiện Chỉ thị số 23 ngày 26-7-2024 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) đối với hoạt động kinh doanh vận tải đường bộ trong tình hình mới.

Gần 20 năm gắn bó với nghề lái xe, tài xế Nguyễn Văn Hùng (Công ty TNHH Vận tải và du lịch Thuận Tiến Gia Lai) luôn chú trọng việc đảm bảo an toàn cho phương tiện và hành khách. Với ông, an toàn của hành khách là trên hết. Chính vì vậy, ông luôn tuân thủ các quy định về TTATGT; thường xuyên kiểm tra các điều kiện an toàn kỹ thuật của phương tiện.

bao-dam-an-toan-giao-thong-trong-hoat-dong-kinh-doanh-van-tai-bg-3084.jpg
Lực lượng Thanh tra Sở Giao thông-Vận tải kiểm tra các điều kiện an toàn kỹ thuật phương tiện trước khi xuất bến. Ảnh: M.P

Theo ông Đặng Văn Hiền-Giám đốc Công ty TNHH Vận tải và du lịch Thuận Tiến Gia Lai: An toàn đối với phương tiện và hành khách là trách nhiệm của doanh nghiệp. Do vậy, ngoài việc thường xuyên cập nhật, phổ biến rộng rãi các quy định của pháp luật về TTATGT, doanh nghiệp còn yêu cầu đội ngũ lái xe tuân thủ tuyệt đối Luật Giao thông đường bộ.

“Trách nhiệm của doanh nghiệp là bố trí lái xe đúng, đủ trên các cự ly vận chuyển; bảo đảm điều kiện an toàn kỹ thuật phương tiện khi tham gia giao thông. Đồng thời, phát huy hiệu quả bộ phận quản lý an toàn giao thông tại doanh nghiệp thông qua việc giám sát thiết bị hành trình để kịp thời nhắc nhở lái xe đổi lái, chấp hành các quy định về TTATGT, đặc biệt là không phóng nhanh, vượt ẩu, chạy quá tốc độ cho phép”-ông Hiền thông tin.

Trong khi đó, ông Nguyễn Hồng Hải-Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Gia Lai, Giám đốc Công ty TNHH Vận tải Hồng Hải thì cho hay: Hiệp hội phối hợp với Sở Giao thông-Vận tải (GT-VT) tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các quy định pháp luật về TTATGT. Cùng với đó, yêu cầu hội viên chú trọng lồng ghép tuyên truyền, phổ biến bài học kinh nghiệm từ các vụ tai nạn giao thông liên quan đến xe kinh doanh vận tải; gương người tốt, việc tốt, các mô hình tiêu biểu trong bảo đảm TTATGT.

Từ đầu năm đến nay, Hiệp hội Vận tải ô tô Gia Lai phối hợp với Sở GT-VT tổ chức 2 lớp tập huấn nghiệp vụ cho 144 lái xe, 9 nhân viên phục vụ trên xe của các doanh nghiệp kinh doanh vận tải.

“Qua các lớp tập huấn, các đơn vị thường xuyên nhắc nhở tài xế phải luôn làm chủ tốc độ, không phóng nhanh, vượt ẩu và đi đúng phần đường, làn đường quy định. Đặc biệt, tài xế phải chấp hành đúng lịch trình, không sử dụng rượu, bia và các chất kích thích khi điều khiển phương tiện”-ông Hải nhấn mạnh.

2mp-3109.jpg
Lực lượng Cảnh sát Giao thông-Trật tự Công an TP. Pleiku kiểm tra hoạt động kinh doanh vận tải hành khách trên địa bàn. Ảnh: M.P

Liên quan đến công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô trên địa bàn, ông Tăng Xuân Kiên-Chánh Thanh tra Sở GT-VT-cho biết: Lực lượng Thanh tra Giao thông đã xây dựng kế hoạch tăng cường kiểm soát đối với hoạt động vận tải hành khách, vận tải hàng hóa.

Trong đó, tập trung kiểm tra nhằm phát hiện, chấn chỉnh và xử lý các hành vi vi phạm ngay tại bến xe, bến bãi, đầu nguồn hàng…; xử lý nghiêm trách nhiệm của đơn vị kinh doanh vận tải về hành vi sử dụng xe quá niên hạn, hết hạn kiểm định, chở quá số người quy định, quá tải trọng, xe không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, sử dụng lái xe không bảo đảm điều kiện.

Ngoài ra, Thanh tra Giao thông sẽ tăng cường kiểm tra, giám sát nhằm kịp thời phát hiện, chấn chỉnh và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm như: đón, trả khách không đúng nơi quy định; chạy sai hành trình; xe dù, bến cóc, xe trá hình tuyến cố định, xe ghép, xe tiện chuyến trên địa bàn tỉnh.

Trao đổi với P.V, ông Trần Đình Sơn-Phó Giám đốc Sở GT-VT-cho hay: Sở đã tham mưu UBND tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 23 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác bảo đảm TTATGT đối với hoạt động kinh doanh vận tải đường bộ trong tình hình mới.

Trong đó, tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, đồng thời thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả công tác kiểm tra các đơn vị kinh doanh vận tải, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. Ngoài ra, chú trọng tuần tra, kiểm soát, xử lý các hành vi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tai nạn giao thông trong hoạt động kinh doanh vận tải bằng ô tô.

“Cùng với việc tăng cường công tác tuyên truyền cho lái xe, nhân viên phục vụ chấp hành nghiêm các quy định về bảo đảm TTATGT, các cấp, ngành liên quan cùng đơn vị kinh doanh vận tải tiếp tục xây dựng văn hóa giao thông an toàn tại đơn vị gắn với phong trào “Doanh nghiệp vận tải an toàn” và “Lái xe an toàn”; tập huấn nghiệp vụ vận tải, an toàn giao thông và đạo đức nghề nghiệp cho lái xe, nhân viên phục vụ”-Phó Giám đốc Sở GT-VT nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Ngày 3.12, UBND TP.HCM đã phân công cho Chủ tịch, 5 Phó chủ tịch theo dõi, chỉ đạo giải quyết cụ thể từng dự án tồn đọng, dừng thi công để khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát. Điều này hứa hẹn sẽ giúp cho các dự án trùm mền nhiều năm trời có cơ hội hồi sinh trở lại.

Dịch vụ lái xe hộ: An toàn, thiết thực

Dịch vụ lái xe hộ: An toàn, thiết thực

(GLO)- Với phương châm “Bạn uống, tôi lái”, dịch vụ lái xe hộ chuyên nghiệp là giải pháp được nhiều khách hàng lựa chọn sau khi đã sử dụng rượu bia hoặc có nhu cầu đi công tác, du lịch xa để bảo đảm cả người và phương tiện đều an toàn.

Thí điểm cho các loại đất được làm nhà ở thương mại là rất cần thiết

Thí điểm cho các loại đất được làm nhà ở thương mại là rất cần thiết

Ngày 23.11 Hiệp hội Bất động sản TP.HCM đã có văn bản hỏa tốc gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội Thủ tướng Chính phủ Bộ Tài nguyên và Môi trường góp ý dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất