Báo chí đồng hành với sự phát triển kinh tế-xã hội

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Nhận thức rõ về tầm quan trọng và vai trò của báo chí đối với sự phát triển kinh tế-xã hội, những năm qua, Gia Lai luôn quán triệt và thực hiện nghiêm Luật Báo chí, tạo điều kiện thuận lợi để đội ngũ phóng viên, nhà báo tác nghiệp thuận lợi. Thực tiễn cho thấy, báo chí cơ bản đã đồng hành với sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, đóng góp tích cực trong thực hiện khát vọng về một Gia Lai phát triển nhanh, bền vững, giàu bản sắc.
Trên địa bàn tỉnh hiện có 3 cơ quan báo chí địa phương là Báo Gia Lai, Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh, Tạp chí Văn nghệ Gia Lai. Ngoài ra, còn có 12 cơ quan, văn phòng đại diện của các báo, đài và 12 cơ quan báo chí trung ương, ngành, tỉnh thành khác cử phóng viên thường trú cùng hàng trăm cộng tác viên hoạt động trong lĩnh vực báo chí. Những năm qua, các cơ quan báo chí đã chủ động tuyên truyền về những vấn đề, sự kiện quan trọng của đất nước, của tỉnh; nhiều thông tin thể hiện rõ vai trò dẫn dắt, thống nhất nhận thức và tạo sự đồng thuận xã hội. Các cơ quan báo chí đã cơ bản chấp hành nghiêm túc Luật Báo chí và các văn bản quy định có liên quan; thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích, bám sát định hướng của Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, nhiệm vụ chính trị của địa phương, tiếp tục có sự đổi mới, linh hoạt trong công tác tuyên truyền, phản ánh kịp thời, toàn diện các hoạt động của đời sống kinh tế-xã hội trên địa bàn tỉnh và công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương. 
Báo Gia Lai, Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh luôn thể hiện vai trò quan trọng trong việc phản ánh, cung cấp thông tin và định hướng dư luận trên địa bàn, không để xảy ra sai sót về chính trị. Riêng trong năm 2021, Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh thực hiện phát thanh hơn 13.322 giờ, truyền hình hơn 85.136 giờ; Báo Gia Lai phát hành 304 kỳ với 2.637.912 tờ, Báo Gia Lai điện tử đạt 20-30 ngàn lượt truy cập/ngày. Các mảng đề tài nổi bật, các sự kiện chính trị quan trọng như: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, các hội nghị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, các kỳ họp Quốc hội khóa XV, HĐND tỉnh, Tuần lễ các sự kiện chào mừng 90 năm Ngày thành lập tỉnh (24/5/1932-24/5/2022); kết quả phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an sinh xã hội, giữ vững quốc phòng-an ninh; các gương người tốt, việc tốt, mô hình, cách làm hiệu quả… được báo, đài tập trung phản ánh với thời lượng và số lượng tin bài phong phú, có chất lượng.
Phóng viên Gia Lai điện tử tác nghiệp bên lề Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI (nhiệm kỳ 2020-2025). Ảnh: Phương Vi
Phóng viên Gia Lai điện tử tác nghiệp bên lề Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI (nhiệm kỳ 2020-2025). Ảnh: Phương Vi
Các cơ quan báo chí của tỉnh và các văn phòng, phóng viên thường trú đã chú trọng phản ánh hoạt động của lãnh đạo tỉnh, của các cơ quan, đơn vị, địa phương trong triển khai những giải pháp huy động nguồn lực để đầu tư phát triển kinh tế-xã hội. Chú trọng thông tin tuyên truyền về công tác cải cách thủ tục hành chính, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; công tác xúc tiến, quảng bá mở rộng thị trường và nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm hàng hóa trên địa bàn tỉnh. Phản ánh đậm nét việc triển khai thực hiện “mục tiêu kép” vừa quyết liệt phòng-chống dịch Covid-19, vừa phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, thực hiện các chương trình, kế hoạch của Tỉnh ủy, UBND tỉnh; việc khai thác các tiềm năng, lợi thế của tỉnh để phát triển kinh tế-xã hội; công tác giảm nghèo, nâng cao chất lượng đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số, vùng khó khăn. Tập trung tuyên truyền, giới thiệu các mô hình, cách làm hiệu quả; công tác đảm bảo an toàn, an ninh biên giới; bảo vệ môi trường; giới thiệu đặc trưng văn hóa, các điểm du lịch ấn tượng, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Gia Lai ra với bạn bè trong nước và quốc tế….
Hoạt động thông tin, tuyên truyền, cung cấp thông tin liên quan đến diễn biến tình hình dịch Covid-19 và công tác lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai kịp thời các giải pháp phòng-chống, ứng phó với dịch bệnh trên địa bàn tỉnh đã được các cơ quan báo chí phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời. Luồng thông tin từ báo chí đã trở thành nguồn chủ đạo chính thống, cung cấp thông tin, giải tỏa những vướng mắc trong thực hiện các biện pháp, giải pháp phòng-chống dịch. Báo chí đã thực hiện rất tốt vai trò là kênh thông tin tin cậy phản ánh những tâm tư, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân, là diễn đàn đóng góp những đề xuất, kiến nghị chính sách, giải pháp hỗ trợ người dân, cộng đồng doanh nghiệp vượt qua khó khăn, giữ vững niềm tin vào tiềm năng phát triển, khả năng khôi phục sản xuất, bảo đảm chuỗi cung ứng hàng hóa, tiếp tục đồng hành cùng tỉnh vượt qua giai đoạn khó khăn, tích cực đẩy mạnh sản xuất kinh doanh thích ứng an toàn với dịch bệnh.
Báo Gia Lai, Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh mở và duy trì chuyên trang, chuyên mục về công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị. Số lượng, chất lượng các chuyên mục, chương trình, tin bài mở mới đã tăng lên đáng kể; nhiều bài viết, chương trình có hiệu ứng tốt trong xã hội, được cán bộ, đảng viên và người dân đón nhận. Các cơ quan báo chí, trang thông tin điện tử đã tăng cường thông tin, đăng tải, đăng tải lại hoặc dẫn lại, chia sẻ lại nội dung thông tin, tuyên truyền tạo hiệu ứng lan tỏa tốt; hình thức thể hiện đa dạng, từ tin, bài phản ánh, phỏng vấn, phân tích sâu, infographic được thiết kế ấn tượng.
Cùng với những ưu điểm, kết quả nêu trên, hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh vẫn còn bộc lộ một số hạn chế, khuyết điểm cần tập trung khắc phục như: thông tin trên báo chí chưa toàn diện, chưa phản ánh đầy đủ hoạt động đa dạng của xã hội. Một số trường hợp thông tin trên báo chí còn chậm, chưa kịp thời định hướng dư luận xã hội, nhất là các vụ việc phức tạp, nhạy cảm. Tính thuyết phục, xây dựng, phản biện và sức chiến đấu của một số tin bài chính luận chưa cao, còn khô cứng, thiếu tính sáng tạo, phong phú, hấp dẫn... Một số phóng viên, cộng tác viên của một số báo trung ương, ngành, tỉnh thành khác hoạt động trên địa bàn tỉnh còn thông tin nặng về phản ánh mặt trái, tiêu cực của xã hội, tin, bài giật tít phản cảm. Tình trạng đăng tải tin, bài theo nội dung đơn, thư của tổ chức, cá nhân, khai thác thông tin từ mạng xã hội nhưng chưa làm tốt việc thẩm định, kiểm chứng nguồn tin còn tồn tại dẫn đến thông tin không chính xác hoặc sai sự thật.
Phát huy kết quả đạt được, khắc phục những hạn chế bất cập, thời gian đến, các cơ quan báo chí của tỉnh và các phóng viên, nhà báo cần quán triệt, tuân thủ, thực hiện nghiêm các quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước về công tác báo chí, hoạt động báo chí, 10 điều quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam, Quy tắc sử dụng mạng xã hội của người làm báo Việt Nam. Tăng cường rèn luyện, nâng cao bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp, chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ nhà báo. Các phóng viên, nhà báo cần tích cực tự đổi mới tư duy, hoàn thiện kỹ năng và tiếp cận các công cụ, thiết bị mới, giữ vững bản lĩnh chính trị, tuân thủ nghiêm quy trình tác nghiệp để sáng tạo ra các tác phẩm báo chí có nội dung đặc sắc, nổi bật, cuốn hút, bắt kịp nhu cầu công chúng. Khắc phục triệt để tình trạng giật tít không đúng bản chất, tạo sự nhầm lẫn cho độc giả. Tập trung tuyên truyền sâu rộng, kịp thời, có hiệu quả đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Phản ánh đậm nét những diễn biến quan trọng trong đời sống chính trị, kinh tế-xã hội của đất nước, địa phương, đặc biệt là các sự kiện chính trị trọng đại của đất nước, của tỉnh. Ứng dụng công nghệ hiện đại, quan tâm đầu tư, nâng cấp trang-thiết bị, cơ sở vật chất và thường xuyên đổi mới, sáng tạo trong việc sản xuất, ấn hành các chương trình, tin, bài.
TỐNG THỚI MỐC-Phó Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
 

Có thể bạn quan tâm

Có một đêm văn công như thế

Có một đêm văn công như thế

(GLO)- Hôm ấy, bà con các làng ai ai cũng háo hức chờ đợi. Mới 17 giờ, bà con đã tập trung trước sân trụ sở xã Al Bá chờ đợi đêm diễn. Khi đó, tôi nhớ mình đã viết một bài báo có nhan đề “Đêm văn công ở vùng trắng văn công”...

Thơ Dương Kỳ Anh: Đi giữa vườn xuân

Thơ Dương Kỳ Anh: Đi giữa vườn xuân

(GLO)- Cảm giác về tình yêu qua lời thơ của Dương Kỳ Anh thật lãng mạn và đắm say. Điển hình, trong bài thơ "Đi giữa vườn xuân", tác giả không chỉ miêu tả vẻ đẹp của vườn xuân mà còn khéo léo lồng vào đó sự giao hòa giữa con người và thiên nhiên, giữa tình yêu lứa đôi và tình yêu Tổ quốc.

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Gọi xuân

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Gọi xuân

(GLO)- Bài thơ "Gọi xuân" của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng mang đậm không khí của mùa đông, song cũng là lời mời gọi, khắc khoải của mùa xuân. Từng câu thơ như một niềm khát khao về sự thay đổi, hồi sinh và tươi mới...

Thơ Lữ Hồng: Suốt mùa tuổi ngọc

Thơ Lữ Hồng: Suốt mùa tuổi ngọc

(GLO)- Mùa xuân vừa đến, cho ta cái cớ để nhìn lại chặng đường dài mình đã đi qua. Thêm một tuổi là thêm nhiều những hạnh ngộ và chia ly, nguyện ước và mong chờ. Nhưng chừng nào còn tha thiết với đời là ta còn “tuổi ngọc”. Bài thơ của tác giả Lữ Hồng dưới đây như thay lời muốn nói...

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Quê ngoại

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Quê ngoại

(GLO)- Bài thơ "Quê ngoại" của Nguyễn Ngọc Hạnh không chỉ là lời tỏ bày tình cảm quê hương mà còn là một thông điệp sâu sắc về sự gắn bó với cội nguồn. Quê hương dù có xa hay gần, luôn là một phần không thể thiếu trong cuộc đời mỗi người, là điểm tựa để chúng ta tìm về trong những lúc lạc lõng nhất.

Thơ Lê Từ Hiển: Hoa vô thường

Thơ Lê Từ Hiển: Hoa vô thường

(GLO)- "Hoa vô thường" của Lê Từ Hiển mang đậm dấu ấn của sự chiêm nghiệm về cuộc đời, sự vô thường của thời gian qua những biến chuyển của thiên nhiên. Mỗi câu thơ như một khoảnh khắc dịu dàng, mà ở đó, tác giả lặng lẽ nhìn nhận và đón nhận mọi biến động của đời sống...

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Giếng xưa

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Giếng xưa

(GLO)- Với "Giếng xưa", tác giả Nguyễn Ngọc Hạnh đã khắc họa bức tranh đầy khắc khoải, suy tư về cuộc đời. Khi thời gian lặng lẽ trôi qua, mỗi hình ảnh đều như một lời tâm sự rất riêng tư nhưng cũng thật gần gũi và đầy cảm xúc.

Cuộc thi viết “Pleiku - Khát vọng vươn lên” năm 2025 nhận tác phẩm từ ngày 20-1

Cuộc thi viết “Pleiku - Khát vọng vươn lên” năm 2025 nhận tác phẩm từ ngày 20-1

(GLO)- Nhằm tiếp tục phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh, con người phố núi Pleiku, UBND thành phố phối hợp với Báo Gia Lai tổ chức Cuộc thi viết về chủ đề “Pleiku-Khát vọng vươn lên” năm 2025 trên các ấn phẩm của Báo Gia Lai. Ban tổ chức bắt đầu nhận bài từ ngày 20-1.

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

(GLO)- Không chỉ là một lời nói về tình yêu, "Ngàn sau" của tác giả Đào An Duyên còn là một tác phẩm thơ triết lý, khẳng định sự bất tử, trường tồn của những xúc cảm chân thật qua biến động của thiên nhiên và cuộc sống.

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

(GLO)- "Tinh khôi mùa xuân" của Lê Vi Thủy thể hiện cảm xúc tươi mới, ngọt ngào của mùa xuân và tình yêu trong sáng, thuần khiết. Từ hình ảnh thiên nhiên gần gũi như "cánh hoa trắng", "giọt sương ban mai" đến những ẩn dụ về tình yêu, tất cả đều mang lại cho người đọc cảm giác ấm áp, đầy hy vọng.

Thơ Ngô Thanh Vân: Gió mùa về trong ấm áp xuân sang

Thơ Ngô Thanh Vân: Gió mùa về trong ấm áp xuân sang

(GLO)- Qua những hình ảnh tươi mới của mùa xuân, tác giả Ngô Thanh Vân đã vẽ nên một bức tranh ấm áp về tình cảm gia đình, về những tháng năm không thể quay lại nhưng đầy ắp kỷ niệm. Trong bài thơ, mẹ là hình ảnh trung tâm, là biểu tượng của tình yêu vô bờ bến.

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

(GLO)- Bài thơ Ngõ xanh của tác giả Vân Phi khắc họa một không gian thiên nhiên thanh bình của làng quê, nơi có mẹ cha và những điều thân thuộc nhất. Mỗi hình ảnh trong thơ như một lời nhắc nhở về sự quan trọng của gia đình, quê hương và những ký ức đẹp mà ta luôn cất giữ trong trái tim mình.

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

(GLO)- Mỗi lần nghe lại ca khúc “Sông Đakrong mùa xuân về” của nhạc sĩ Tố Hải, lòng tôi lại dạt dào xúc cảm và không thôi nghĩ về dòng chảy của những đoàn quân hào hùng ra trận để đem về mùa xuân đoàn tụ của một dân tộc anh hùng.

“Mưa giải thưởng” văn học nghệ thuật

“Mưa giải thưởng” văn học nghệ thuật

(GLO)- Năm 2024 được xem là năm “mưa giải thưởng” của văn học nghệ thuật (VHNT) Gia Lai tại các liên hoan, cuộc thi khu vực và toàn quốc, trong đó có nhiều giải cao. Đây là ghi nhận xứng đáng cho sự đầu tư, nỗ lực trong lĩnh vực đòi hỏi sức sáng tạo không ngừng của đội ngũ văn nghệ sĩ tỉnh nhà.