Bài 2: Nhiều bất cập, vướng mắc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Mặc dù triển khai từ khá lâu nhưng đến nay, nhiều vấn đề liên quan đến Khu Kinh tế Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh vẫn chưa được giải quyết dứt điểm, đồng thời phát sinh nhiều vấn đề mới phức tạp.

Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh. Ảnh: Lê Lan
Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh. Ảnh: Lê Lan

Theo chức năng, nhiệm vụ được giao, UBND huyện Đức Cơ chịu trách nhiệm thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng liên quan đến Khu Kinh tế. Theo đó, từ ngày 1-7-2007 đến 30-6-2014, huyện đã thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng đối với 6 tổ chức và 24 hộ gia đình, cá nhân với tổng kinh phí bồi thường, hỗ trợ trên 2,869 tỷ đồng. Đồng thời, tiến hành giao đất và cho thuê 51 lô.

Tuy nhiên theo báo cáo của UBND huyện Đức Cơ, nhiều lô đất được giao đã không triển khai xây dựng theo đúng kế hoạch. Vì vậy trong 2 năm (2012-2013), UBND huyện đã ký quyết định thu hồi 46 lô đất. Song chỉ có 2 lô được thu hồi bàn giao cho Nhà nước quản lý, số còn lại 2 lô-người sử dụng được mời-nhưng không đến giải quyết, 1 lô thuộc diện tranh chấp và đặc biệt có tới 25 lô “gấp rút” xây dựng nhà. Đây là lý do vì sao UBND huyện lại ban hành quyết định thu hồi quyết định thu hồi đất đối với 20 trường hợp. Theo ông Trịnh Văn Thành-Phó Chủ tịch UBND huyện thì vướng mắc là một số hộ gia đình không thống nhất việc thu hồi đất, chưa nhận lại tiền sử dụng đất đã nộp và không bàn giao quỹ đất, đồng thời đề nghị UBND huyện thay thế quyết định thu hồi đất để được cấp phép và thực hiện xây dựng. Vấn đề này đã được huyện báo cáo lên tỉnh...

Không chỉ vậy, công tác cấp đất cũng gặp nhiều bất cập, thủ tục lòng vòng, qua nhiều cấp. Theo phản ánh của Chủ tịch UBND xã Ia Dom-Ngô Hữu Thiện, hiện trên địa bàn có 8 trường hợp xin được cấp đất đã kéo dài 7 năm nay nhưng vẫn chưa được giải quyết mặc dù những trường hợp này đều có hộ khẩu tại xã. Theo ông Thiện, bất cập ở chỗ UBND tỉnh chỉ giải quyết cho trường hợp lấy đất thu hồi được cấp cho 8 trường hợp trên trong khi việc thu hồi đất vẫn chưa có kết quả... “Mong muốn của các hộ là được cấp đất từ quỹ đất dự phòng vì đợi đất thu hồi không biết đến khi nào. Đồng thời xã cũng xin được cấp đất để làm nghĩa địa chung vì hiện xã vẫn chưa có nghĩa địa”-ông Thiện nói.

 

Đất ở Khu kinh tế cửa khẩu mọc đầy cỏ. Ảnh: Lê Lan
Đất ở Khu kinh tế cửa khẩu mọc đầy cỏ. Ảnh: Lê Lan

Theo phản ánh của đại diện Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh, công tác phối hợp giữa các lực lượng, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cửa khẩu đôi lúc chưa được chặt chẽ, nhất là công tác đăng ký tạm trú, tạm vắng, ra vào hoạt động trong khu vực biên giới, Khu Kinh tế Cửa khẩu… Bên cạnh đó, do chưa thành lập Ban Quản lý Cửa khẩu và ban hành nội quy cửa khẩu theo Quyết định số 45/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về quy chế điều hành hoạt động tại các cửa khẩu biên giới đất liền nên chưa có người điều hành chung và chưa duy trì được chế độ giao ban theo định kỳ, chưa có người chăm sóc cây cảnh, vệ sinh quanh trạm liên hợp, thiếu kinh phí hoạt động nên có thời điểm vệ sinh xung quanh nhà kiểm soát liên hợp rất bẩn, mất vệ sinh, gây mất mỹ quan. Đây cũng chính là vấn đề bức xúc kiểu “cha chung không ai khóc” được nhiều đơn vị đề cập trong cuộc họp vừa qua.

Đại diện Chi cục Hải Quan Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh cho rằng: vấn đề vệ sinh, hệ thống cấp nước tại khu vực cửa khẩu ngày càng xuống cấp trầm trọng, nhà vệ sinh tại Trạm Kiểm soát Liên hợp đã được đầu tư xây dựng nhưng không đưa vào sử dụng… gây khó khăn cho cán bộ, công chức lực lượng chức năng làm việc tại Trạm Kiểm soát Liên hợp. “Chi cục mong muốn các cơ quan liên quan khắc phục tình trạng trên để bộ mặt Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh được khang trang hơn”-ông Lê Phong Cầm-Chi cục trưởng Chi cục Hải quan Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh nói.

Lê Lan

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.