Bài 1: Làng Dip trên đỉnh đèo mù sương

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ấy là những ngôi làng nguyên là vùng căn cứ cách mạng đã từng gắn bó với con sông huyền thoại này. Khi dòng Sê San quặn mình làm ra điện thì làng cũng dời lên cao hơn, để lại bến sông, nhà rông, rẫy nương... cùng biết bao kỷ niệm một thời của những người dân ven sông giờ ngập sâu trong làn nước biếc.

Đầu tháng 4 này, tôi về thăm làng Dip. Từ ngã ba gần thị trấn Ia Ly đi vào phải vượt ngọn đèo Sê San cao 1.000 mét so mực nước biển và hơn 20 km, đường đèo quanh co liên tục, một bên vách đá dựng đứng và một bên là thung lũng.

 

Trên sông Sê San. Ảnh: T.P
Trên sông Sê San. Ảnh: T.P

Đường khó đi và nguy hiểm thế nhưng vẫn còn hơn những năm đầu thập niên 80 thế kỷ trước, từ thị trấn huyện muốn đến được làng phải đi bộ hai ba ngày đường và leo lên con dốc đứng qua ngả thác Công chúa. Bấy giờ, làng Dip và làng Duch thuộc xã Ia Mơ Nông là 2 làng cực kỳ khó khăn, cách trở của huyện Chư Pah cũ (sau tách ra 2 huyện: Ia Grai và Chư Pah bây giờ). Những người đã từng công tác ở huyện Chư Pah cũ vẫn còn nhớ mỗi khi nghe nhắc đến làng Duch, làng Dip, ai cũng lắc đầu, ngao ngán. Không tính mùa mưa, ngay giữa mùa khô muốn đến làng phải xe tải 3 cầu mới có khả năng leo lên được đèo dốc đứng. Giao thông cực kỳ ách tắc nên làng thiếu thốn mọi bề: không chợ, không trường học, không trạm y tế... Dân làng sống đúng nghĩa tự cung, tự cấp từ lương thực đến thực phẩm cùng những nhu cầu thiết yếu khác. Người làng không đi đâu và cũng không ai mấy khi đến, làng gần như biệt lập với bên ngoài. Có năm, ngành lương thực huyện thu mua lúa đầy kho nhưng rồi phải... lưu kho đến vài năm sau mới chuyển về huyện được. Năm 2002, khi xây dựng công trình thủy điện Sê San 3, con đường mới hoàn thành phục vụ cho thi công và làm thay đổi cuộc sống của người dân các làng tái định cư thuộc xã Ia Kreng, huyện Chư Pah bây giờ.

Từ dưới nhìn lên, đường đèo Sê San như sợi chỉ ngoằn ngoèo ẩn hiện giữa lớp sương mù. Qua đèo nhìn xuống lại vẫn lớp mù sương ấy bao phủ thung lũng như hơi nước bốc mù mịt trong nồi cơm đang sôi. Chiều về, từng đợt gió lạnh từ dưới ù ù thổi tốc lên, dội vào vách đá rồi trượt dài theo con đèo tản mát phía sông. Thời tiết ở đây là vậy, một ngày có đủ cả bốn mùa. Có lẽ chính sự khắc nghiệt của vùng đất này khiến con người nơi đây thích nghi được với điều kiện sống của mình. Đất núi vốn cằn, lại dốc trôi hết màu nên sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn. Xã Ia Kreng chỉ có 3 làng: Duch 1, Duch 2 (tách ra từ làng Duch) và làng Dip với 447 hộ và 1.815 nhân khẩu. Cuộc dời làng lịch sử năm 2004 nhường đất cho lòng hồ thủy điện Sê San 3 và Sê San 3A không chỉ làm cuộc đổi đời cho người dân trong xã, từ nhà ở, điện và nước sạch sinh hoạt, trường học... Điều đáng mừng là đồng bào Jrai ở Ia Kreng đã làm được ruộng nước tuy diện tích chưa nhiều. Cùng với cây lúa nước, người dân còn biết trồng những loại cây hàng hóa phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng trong vùng như: bời lời (188 ha), điều (971,8 ha), cà phê (14,5 ha), mì (185 ha)... nâng thu nhập bình quân lên 9,2 triệu đồng/người/năm.

Trong 3 làng thì làng Dip (tái định cư) đông dân nhất (hơn 190 hộ, gần 800 nhân khẩu), ở gần sông Sê San nhất và cũng xa trung tâm xã nhất. Qua chiếc cầu Bằng lăng, làng Dip với ngôi nhà rông mái cong vút hiện ra giữa rừng bằng lăng cổ thụ vẫn xanh lá mùa khô. Dân làng sinh sống chủ yếu bằng nghề nông và đánh cá trên sông. Mặc dù đã được hỗ trợ vật chất ban đầu khi dời làng nhưng do điều kiện sản xuất nơi đây rất khó khăn như đã nêu nên có lúc người làng phải làm thêm những công việc không đâu vào đâu để kiếm thêm thu nhập cho gia đình...

 

Sê San là một trong các phụ lưu lớn của sông Mê Kông, bắt nguồn từ bắc Tây Nguyên của Việt Nam rồi chảy sang lãnh thổ Campuchia, có diện tích lưu vực 17.000 km2. Trên lãnh thổ Việt Nam, sông Sê San nằm trên địa phận 2 tỉnh Kon Tum và Gia Lai, tổng chiều dài sông chính 237 km. Trên dòng chảy của sông ở Việt Nam có 6 công trình thủy điện: Thượng Kon Tum, Plei Krông, Ia Ly, Sê San 3, Sê San 3A, Sê San 4. Các công trình thủy điện Ia Ly, Sê San 3, Sê San 3A và Sê San 4 nằm trên địa phận tỉnh Gia Lai.

Ấn tượng đối với tôi khi đến thăm làng Dip là hệ thống nước sinh hoạt phục vụ nhu cầu sử dụng của người dân và đặc biệt là hoạt động dạy học nơi đây. Tại mỗi cụm dân cư trong làng đều có bể chứa nước sạch. 41 năm sau ngày giải phóng, con chữ đã về với làng Dip và không chỉ vậy, nhiều thế hệ học sinh đã được học lên cấp học cao hơn và về làm việc tại địa phương. Năm học này, 6 học sinh lớp 9 của làng ra học bán trú ở trường chính ngoài xã. Điểm trường làng được xây dựng kiên cố tại khu trung tâm, gần nhà rông, gồm 7 lớp học, trong đó có 2 lớp cấp II (lớp 6 và lớp 7), các lớp mầm non và khu nhà ở giáo viên gồm 5 phòng. Thầy giáo Rơ chăm Nhel, giáo viên cấp II dạy môn Vật lý kể rằng nhà anh ở làng A, xã Ia Mơ Nông (huyện Chư Pah), anh vào đây từ năm 2006. Dạy học ở vùng sâu nên ngoài lương Nhel còn được hưởng các chế độ ưu đãi, không những đủ chi dùng mà còn dành dụm kha khá cho gia đình.

Chiều muộn, tôi đứng trên cây cầu bắc qua sông Sê San, nối Gia Lai với Kon Tum, phía dưới là dòng sông xanh biếc, những con thuyền độc mộc nằm yên bên bờ sông dưới bóng cây vươn cành ra tận ngoài mép nước. Trên cao kia làng khá ồn ã nhưng bến sông thì luôn tĩnh lặng, thi thoảng vài đợt sóng nhỏ làm con thuyền nhẹ lắc lư, khung cảnh thanh bình như đưa tôi ngược về thời tuổi trẻ của mình 40 năm trước, thủa tôi vừa đặt chân lên Tây Nguyên...

Xa rồi ngôi làng nghèo nàn năm xưa. Làng Dip giờ đây cuộc sống đã khá lên và lòng người thì luôn vững chãi như ngôi nhà rông sừng sững, mái cong vút. Ngọn đèo cao gần như quanh năm vẫn mù sương nhưng bên kia đèo đã có một làng Dip sung mãn hòa nhập vào dòng chảy cuộc sống hiện đại. Chợt hiểu ra rằng, đó là kết quả của công cuộc dời làng!

Thanh Phong

Có thể bạn quan tâm

Cửu Trại Câu du ký

Cửu Trại Câu du ký

Nơi chúng tôi đến trong chuyến đi dài ngày lần này là vùng đất Cửu Trại Câu xinh đẹp, một trong những danh lam thắng cảnh của Tứ Xuyên, rất đắc địa về mặt phong thủy của Trung Hoa lục địa.

Những người 'vác tù và' bảo vệ rừng ở Yên Bái

Bảo vệ lá phổi xanh Mù Cang Chải

Dưới những tán rừng xanh ngát tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải ( Yên Bái), những năm trở lại đây, người dân xã Chế Tạo chủ động xã hội hóa từ nguồn dịch vụ môi trường rừng thành lập các tổ đội trực tiếp tuần tra, kiểm tra hàng tuần để bảo vệ những “lá phổi xanh” này.

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Ẩn sâu dưới những tán rừng xanh thẳm của Vườn quốc gia Vũ Quang là thế giới đầy sống động của vô số loài động vật quý hiếm. Để sở hữu cánh rừng già cổ thụ với hàng nghìn loài động vật, có những “chiến binh” đang ngày đêm thầm lặng bảo vệ kho báu khổng lồ giữa đại ngàn Trường Sơn.

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Bên đống bát đĩa vỡ toang, mọi người hì hụi chọn ra những cái tan nát nhất để thực hành một kỹ thuật thú vị trong nghệ thuật sơn ta, đó là thếp vàng - bạc, mục đích hàn gắn lại sản phẩm, che đi vết vỡ bằng kỹ thuật sơn thếp, dưới sự hướng dẫn của họa sĩ Nguyễn Xuân Lục.

Cán bộ an ninh gặp gỡ, tuyên truyền người dân không nghe kẻ xấu lôi kéo vượt biên. Ảnh: T.T

Buôn làng rộng lòng bao dung - Kỳ cuối: Thức tỉnh những người lầm lỡ

(GLO)-Giữa tháng 3-2024, Thiếu tướng Rah Lan Lâm-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh cùng đoàn công tác của Bộ Công an có chuyến sang Thái Lan để gặp gỡ những người dân tộc thiểu số Việt Nam đang cư trú bất hợp pháp ở 2 địa điểm thuộc huyện Bang Yai, tỉnh Nonthaburi.

Hậu phương người lính - điều chưa kể

Hậu phương người lính - điều chưa kể

LTS: Chấp nhận dấn thân và hy sinh để bảo vệ đất nước, những người lính Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nêu cao ý chí quyết tâm gìn giữ, tỏa sáng hình ảnh anh “Bộ đội Cụ Hồ” nơi tuyến đầu gian khó. Song ít ai biết rằng, phía sau họ là hy sinh thầm lặng, những nỗi niềm canh cánh của người hậu phương.