Bài 1: Bát nháo "thần y", bài thuốc đặc trị

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
LTS: Số người mắc ung thư ở nước ta không ngừng tăng, phần lớn được phát hiện ở giai đoạn muộn nên việc điều trị rất khó khăn. Với tâm lý “có bệnh vái tứ phương”, nhiều người đã tìm tới các thầy lang, thậm chí chấp nhận đau đớn áp dụng những cách chữa ung thư “kỳ quái”, với hy vọng “còn nước còn tát”. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, hiện chưa một thầy lang, hay bài thuốc gia truyền nào chữa khỏi được bệnh ung thư. Vì vậy, nếu có ai đó tự xưng là lang y chữa khỏi ung thư bằng bài thuốc gia truyền, thì đó chỉ là sự bịp bợm.

Trong vai người chồng có vợ bị ung thư vòm họng giai đoạn cuối, từ thông tin quảng cáo trên một tờ báo điện tử, chúng tôi liên hệ với lương y Nguyễn Thị Bích Ngọc, chuyên trị các bệnh nan y, các loại ung thư thời kỳ cuối, trị dứt điểm tâm thần phân liệt… Qua điện thoại, lương y Bích Ngọc sốt sắng: “Đến ngay, không được chậm trễ, kẻo không kịp. Bệnh gì tôi cũng có thể chữa được hết!”. Bà còn khẳng định, có rất nhiều người mắc ung thư đi bệnh viện mất trăm triệu không khỏi, đến đây chỉ với 20 triệu, bệnh ung thư sẽ hết… 

Bà Nguyễn Thị Bích Ngọc và con gái giới thiệu về công dụng “chai thuốc chữa bách bệnh”
Bà Nguyễn Thị Bích Ngọc và con gái giới thiệu về công dụng “chai thuốc chữa bách bệnh”

Thuốc tiên trị bách bệnh

6 giờ tối, đúng theo lịch hẹn, chúng tôi đến khu chung cư trên đường Lê Văn Khương, phường Hiệp Thành, quận 12, TPHCM. Đón chúng tôi là một phụ nữ trung tuổi, tự xưng lương y Nguyễn Thị Bích Ngọc, có thâm niên lâu đời với nghề bốc thuốc, cứu người. Căn hộ nằm ở lầu 2 của khu chung cư, bên ngoài dán bảng quảng cáo thông tin về lương y chuyên trị bệnh nan y, các loại ung thư thời kỳ cuối, trị dứt điểm tâm thần phân liệt bằng thuốc gia truyền.
Bên trong cũng không có gì đặc biệt để minh chứng đây là nơi khám chữa bệnh. Phòng ốc được bố trí chỉ vỏn vẹn có một chiếc giường thực hiện châm cứu, bấm huyệt và một bộ bàn ghế tiếp khách; trên tường có vài ba bức tranh về y học và những bệnh án của bệnh nhân ung thư được lồng trang trọng trong khung kính. 
Không để chúng tôi chờ lâu, bà Ngọc bắt đầu câu chuyện và giới thiệu về những thành tích của mình, chữa được rất nhiều người từ nông thôn đến thành thị, bệnh nhân nào bệnh viện trả về uống thuốc của bà đều khỏi bệnh và khỏe mạnh. Để tạo thêm niềm tin, bà đưa cho chúng tôi xem từng bức ảnh về bệnh tình của những bệnh nhân, thậm chí cả hồ sơ bệnh án của bệnh nhân mà bệnh viện trả về, sau khi đến gặp bà và được bà cho thuốc uống nay đã khỏi.
“Ở đây rẻ lắm, có 200 ngàn đồng một chai thuốc, bây giờ cưng nghe lời cô, bỏ hết đi, không xạ trị, hóa trị nữa, có làm gì cũng không được hết. Cả thế giới đã như vậy rồi, không riêng một mình vợ cưng, ai cũng biết bệnh này bệnh viện chữa không được, chỉ có đông y là cứu được thôi”, bà Bích Ngọc nói. 
Lấy trong tủ lạnh ra một bịch gồm nhiều chai màu đen, bà Ngọc khẳng định, đây là những chai thuốc gia truyền được nhập từ bên Lào và có tác dụng rất tốt chữa được bách bệnh. Nhìn bề ngoài những chai thuốc đông đá cứng ngắc, không nhãn mác được bà Ngọc tung hô đặc trị các khối u bướu, trĩ nội trĩ ngoại, viêm họng…
Bà Ngọc cho biết: “Hàng này tôi đặt bên Lào, hiếm lắm, không có đủ để cung cấp, mỗi lần có là tôi đặt cả trăm triệu đem về trữ đông bán và dùng dần. Thuốc này về đến đâu là bán hết đến đó, nay cưng đến may mà còn thuốc, âu cũng là cái duyên”.
Khi chúng tôi thắc mắc về nguồn gốc, bà Ngọc trấn an: “Đối tác của tôi bên Lào đưa cây cối, những vị thuốc mình thiếu, rồi ở đây mình tự nấu. Cưng cứ lấy 1 - 2 chai về uống thử, nếu hết lấy uống tiếp".
Thấy chúng tôi có vẻ lưỡng lự, từ trong phòng đi ra, con gái bà Ngọc tự giới thiệu là y sĩ y học cổ truyền, cho biết, đối với bệnh ung thư, Tây y đã hết thuốc chữa, chỉ có Đông y là cách duy nhất.
“Mặt tối trong Tây y, bệnh ung thư là không chữa được; chỉ có em và mẹ em chữa được bệnh này” - con gái bà Ngọc khẳng định.
Theo Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Hồng Siêm, Chủ tịch Hội Đông y Hà Nội, mặc dù đã có nhiều người tự xưng lang y, lương y gia truyền có khả năng chữa khỏi bệnh nan y, nhưng đến nay chưa có thầy lang, hay bài thuốc gia truyền, bí truyền nào có thể chữa khỏi được ung thư. Thực tế, trong Đông y cũng có những bài thuốc chữa u bướu, nhưng với khối u ác tính thì chưa có bài thuốc chữa. 
Không cần khám, chỉ cần bốc thuốc
Nắm bắt tâm lý một số bệnh nhân tin vào các phương pháp điều trị cổ truyền nên nhiều đối tượng, ổ nhóm đã mạo danh y học cổ truyền sẵn sàng lừa bệnh nhân, bán thuốc giả, gây nên hậu quả lớn, làm mất cơ hội điều trị hiệu quả của người bệnh ung thư.
Các nhóm lừa đảo thường chiêu dụ người bệnh như: điều trị miễn phí, điều trị Đông y qua mạng không cần đến thăm khám, tiếp thị thuyết phục tại nhà, dùng hình mạo danh bệnh viện tới các địa phương tổ chức khám bệnh và bán thuốc. 
Để tìm hiểu hoạt động hành nghề của các “thần y tự phong”, chúng tôi lân la trước cổng Bệnh viện Chợ Rẫy và được một người đàn ông trung niên tên Ba, hành nghề xe ôm trước cổng bệnh viện ra giá 100.000 đồng để đưa chúng tôi đến gặp “thần y” có thể chữa khỏi ung thư gan giai đoạn cuối.
Đồng ý thỏa thuận, chúng tôi được đưa đến căn nhà phố nằm trên đường số 18, phường Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân. Trước nhà có bảng hiệu lớn màu vàng với dòng chữ “Phòng chẩn trị y học cổ truyền Phúc An Bình”, phía trên cùng là logo của Hội Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam.
Bước vào bên trong, trên kệ chỉ vỏn vẹn vài lọ thuốc Đông y cũ kỹ. Một người đàn ông lớn tuổi giới thiệu là lương y Vũ Thế Bình, hỏi: “Bệnh nhân đâu? Hồ sơ bệnh án đâu?”. Với lý do người thân đi lại khó khăn nên chúng tôi phải tìm hiểu kỹ mới đưa người bệnh đến sau, chúng tôi liền được ông Bình đồng ý tiếp chuyện.
Sau khi vừa trình bày mong muốn tìm thầy giỏi chữa dứt bệnh ung thư gan cho người thân, ông Bình nói: “Đa phần tôi bán thuốc cho người ta mang về nhà uống. Nhiều ông bà nằm bất động thì đưa đến đây cũng có hỏi han được gì. Bệnh nhân không cần đến gặp tôi. Còn hồ sơ bệnh án thì tóm tắt tôi nghe sơ qua là được”.
Ông Bình mở máy tính ra khoe thành tích đã chữa khỏi bệnh cho nhiều người ở khắp các tỉnh thành. Rồi ông uống một ngụm thuốc to và cho biết đó là “thuốc nén từ nhiều loại dược liệu, có cả những cây ở Mỹ”. Khi được hỏi, có bệnh không mà uống thuốc này, ông Bình tự tin đáp: “Thuốc của tôi, người bị bệnh hay không bệnh uống cũng tốt như nhau”. 
Ông Bình nói, để điều trị ung thư gan giai đoạn 4, tôi sẽ bán cho 4 loại thuốc khác nhau, uống trong vòng 3 tuần, với giá 4,1 triệu đồng. Trong 4 loại thuốc đó, 2 loại thuốc có tên “Phục thần khí hoàn” và “Tiệt trùng tán” là thuốc đặc trị u bướu, ung thư. Sau khi hết thuốc quay lại lấy tiếp đợt mới.
Để trấn an khách hàng, ông Bình còn mạnh dạn khẳng định: “Ung thư bác sĩ trả về, Tây y bó tay cho về nhà thì tôi chữa hết luôn. Nhiều người bệnh nặng còn hơn người thân của các vị đây mà cũng khỏi hẳn”.
Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) khuyến cáo người dân không mua các thuốc điều trị ung thư được chào bán và quảng cáo qua mạng để điều trị bệnh. Đặc biệt, cần cảnh giác với các sản phẩm thuốc: Osicent 80mg (Osimertinib), Osimert 80mg (Osimertinib) và Tagrix 80mg (Osimertinib), vì chưa được Bộ Y tế cấp phép lưu hành là thuốc, chưa được cấp giấy xác nhận nội dung thông tin thuốc, quảng cáo thuốc. 
THÀNH AN - MINH KHANG - KIM HUYỀN (SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

Dìu dặt Kon Chênh

Dìu dặt Kon Chênh

Dìu dặt mấy mươi năm giữ lấy vốn liếng Mơ Nâm trên chốn chênh vênh này, lão nghệ nhân đã có thể yên tâm khi văn hóa của làng mình được mọi người biết đến, nhớ đến, và đổi thay cuộc sống nhờ những điều nho nhỏ.

Những người mẹ đặc biệt

Những người mẹ đặc biệt

Lặng lẽ tồn tại suốt gần 60 năm qua, cô nhi viện Phú Hòa (xã Tịnh Ấn Tây, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) được nhiều người gọi với cái tên “ngôi nhà đặc biệt”, bởi nơi đây có những phụ nữ hy sinh cả đời để trở thành mẹ của hàng trăm đứa trẻ mồ côi, khuyết tật, bị bỏ rơi...

Pháo đài Đồng Đăng được công nhận Di tích Lịch sử Quốc gia - Kỳ 4: Ba ngày đêm máu lửa

Pháo đài Đồng Đăng được công nhận Di tích Lịch sử Quốc gia - Kỳ 4: Ba ngày đêm máu lửa

Cùng với mục tiêu đánh chiếm pháo đài Đồng Đăng, quân địch dồn lực lượng để bao vây, đánh chiếm cứ điểm hang Đền Mẫu án ngữ con đường dẫn đến thị trấn Đồng Đăng. Tại đây, quân và dân địa phương đã kiên cường bám trụ 3 ngày đêm chống lại quân xâm lược.

Nhân sự kiện pháo đài Đồng Đăng được công nhận di tích lịch sử quốc gia - Kỳ 3: Chứng tích bi hùng

Nhân sự kiện pháo đài Đồng Đăng được công nhận di tích lịch sử quốc gia - Kỳ 3: Chứng tích bi hùng

Đối với cư dân sống ở thị trấn miền biên viễn Đồng Đăng, những ngày tháng đối đầu với quân xâm lược tháng 2/1979 giống như những thước phim quay chậm bi thương mà hào hùng. Họ đã sống, chiến đấu cùng bộ đội hiên ngang như thành đồng lũy thép ngay tuyến đầu Tổ quốc.

Tình yêu từ chiến hào: Bất tử Pò Hèn

Tình yêu từ chiến hào: Bất tử Pò Hèn

Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, rất nhiều người lính đã không chỉ cống hiến xương máu, bảo vệ từng tấc đất biên cương, mà còn coi nơi mình chiến đấu là quê hương thứ 2 để ươm mầm tình yêu, cho hạnh phúc hôm nay.

Cán bộ Công an phường Phù Đổng (TP. Pleiku) hướng dẫn nhân viên Khách sạn Khánh Linh đăng ký lưu trú qua phần mềm dịch vụ công trực tuyến. Ảnh: T.T

Đề án 06: Động lực xây dựng Gia Lai hiện đại, văn minh - Kỳ 1: Khi hệ thống chính trị cùng vào cuộc

(GLO)- Ngày 6-1-2022, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 06/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” (Đề án 06).

Rừng dừa Kinh Giang

Rừng dừa Kinh Giang

Rừng dừa nước bên bờ dòng Kinh Giang, xã Tịnh Khê (TP.Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) gắn liền với lịch sử kháng chiến thống nhất đất nước. Hiện đây là nơi mưu sinh của người dân và là điểm du lịch hấp dẫn.

"Đã có thầy ở đây..."

"Đã có thầy ở đây..."

Có thầy ở đây, trái tim trẻ thơ được sưởi ấm giữa những giông gió cuộc đời. Có cô ở đây, trẻ thơ vững bước trên hành trình gom nhặt kiến thức. Có thầy, cô ở đây, các em không chỉ học cách viết những con chữ mà còn học cách sống, cách yêu thương, cách đứng dậy sau vấp ngã…