"Bà đỡ" của nông dân Chư Răng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Những năm qua, Hội Nông dân xã Chư Răng (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nhằm hỗ trợ bà con nông dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo và làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Đến xã Chư Răng thời điểm này, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng bởi những con đường bê tông thẳng tắp, sạch đẹp nối từ đường Trường Sơn Đông đến các thôn, làng; những ngôi nhà khang trang mọc san sát. Xa xa là cánh đồng lúa 2 vụ đang chín vàng. Minh chứng cho cuộc sống ấm no của bà con nơi đây.
 

  Ông Siu Dar đã vươn lên phát triển kinh tế nhờ sử dụng vốn vay có hiệu quả. Ảnh: RÔ H'OK
Ông Siu Dar (làng Voòng Boong, xã Chư Răng, huyện Ia Pa) đã vươn lên phát triển kinh tế nhờ sử dụng vốn vay có hiệu quả. Ảnh: RÔ H'OK

Những năm trước, phần lớn người dân xã Chư Răng gặp rất nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo luôn ở mức cao. Để giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo, cấp ủy, chính quyền và các đoàn thể địa phương tăng cường tuyên truyền, vận động bà con chuyển đổi cây trồng, vật nuôi và hỗ trợ vay vốn ưu đãi để đầu tư phát triển sản xuất. Ông Siu Dar (làng Voòng Boong) cho biết: Khi mới lập gia đình, ông chủ yếu canh tác lúa rẫy 1 vụ, lại không có vốn đầu tư nên năng suất thấp, cuộc sống rất khó khăn. Năm 2009, ông được Hội Nông dân xã tạo điều kiện vay 25 triệu đồng để mua 2 con bò sinh sản và trồng 2 ha mía. Thời điểm đó, mía được giá nên ông trả hết các khoản nợ và có tiền xây nhà ở. Năm 2021, ông bán 6 con bò và mua thêm đất sản xuất. Đến nay, ông sở hữu 4 ha mía, 6 sào lúa. Ông bộc bạch: “Hàng năm, gia đình mình thu nhập ổn định khoảng 100 triệu đồng. Nhờ đó, mình có điều kiện nuôi 3 đứa con ăn học đầy đủ và xây được nhà kiên cố”.

Trước đây, anh Ksor Troan (cùng làng) cũng là hộ khó khăn. Sau khi lập gia đình, anh về ở chung với bố mẹ vợ. Vì nhà đông con, ít đất sản xuất, bố mẹ vợ lại thường xuyên ốm đau nên gia đình rơi vào cảnh khó khăn. Năm 2004, được người thân giới thiệu, anh vay thế chấp 25 triệu đồng để mua rẫy. Năm 2019, anh vay 30 triệu đồng từ Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện để mua 2 con bò sinh sản, đào ao và khoan giếng tưới cho cây trồng. Ngoài thời gian làm rẫy, anh thường xuyên tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi do Hội Nông dân xã phối hợp tổ chức. Bên cạnh đó, anh chủ động tìm đến các hộ người Kinh để học hỏi kinh nghiệm nuôi trồng thủy sản. Với 3 ha lúa, 3 ha mía, 1 ha mì và 1.000 m2 ao nuôi cá, sau khi trừ chi phí, gia đình anh thu nhập hơn 100 triệu đồng/năm.

  Anh Ksor Troan (làng Voòng Boong) bên ao cá của gia đình mình. Ảnh: RÔ H'OK
Anh Ksor Troan (làng Voòng Boong) bên ao cá của gia đình mình. Ảnh: RÔ H'OK


Anh Troan cho hay: “Trước đây, đời sống phần lớn bà con trong làng đều khó khăn, phương tiện máy móc phục vụ nông nghiệp cũng không có. Nhờ cán bộ Hội Nông dân xã xuống nhà tận tình chỉ bảo, hướng dẫn cách sản xuất, cách tiết kiệm chi tiêu nên nhận thức của bà con dần thay đổi. Nhờ đó, thu nhập của gia đình tăng lên, đời sống đỡ vất vả hơn nhiều”.

Trao đổi với P.V, bà Trần Thị Thu-Chủ tịch Hội Nông dân xã Chư Răng-thông tin: Hội hiện có 4 tổ vay vốn với tổng dư nợ là 8 tỷ đồng. Thời gian qua, ngoài triển khai hỗ trợ vay vốn tín dụng và hỗ trợ cây-con giống cho các hộ nghèo, Hội còn thành lập các tổ hội nghề nghiệp, nhóm sở thích trồng mì, lúa, mía để người dân học hỏi, trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất. Đến nay, Chư Răng không còn hội viên nông dân nghèo. Khi đời sống ổn định, hội viên có thêm điều kiện tham gia sinh hoạt Hội thường xuyên hơn.

 

RÔ H'OK

Có thể bạn quan tâm

Ấm no theo những vườn cao su - Kỳ 1: Những triệu phú người dân tộc thiểu số

Ấm no theo những vườn cao su Kỳ 1: Những triệu phú người dân tộc thiểu số

(GLO)- Cây cao su có mặt trên đất Tây Nguyên từ thời Pháp thuộc. Tuy nhiên, đến đầu những năm 80 của thế kỷ XX, cây cao su mới được trồng với diện tích lớn. Dù trải qua nhiều thăng trầm về giá cả nhưng cao su vẫn là cây trồng chủ lực, cây xóa đói giảm nghèo trên cao nguyên.
Bán sầu riêng non làm tổn hại cả ngành hàng

Bán sầu riêng non làm tổn hại cả ngành hàng

Sầu riêng Việt Nam xuất khẩu đang mang về hàng tỷ USD lợi nhuận, nhưng các chuyên gia cảnh báo, tình trạng bán sầu riêng non, chạy theo số lượng - bỏ chất lượng có thể gây tổn hại nghiêm trọng cho cả ngành hàng rất tiềm năng và lợi thế này.
Nông dân xã Ia Tô “đưa bò vào chuồng”

Nông dân xã Ia Tô “đưa bò vào chuồng”

(GLO)- Từ chỗ chăn thả rông trên núi, đến nay, 100% đàn bò của xã Ia Tô (huyện Ia Grai) đã được nuôi nhốt trong chuồng. Việc nuôi nhốt giúp đàn bò được chăm sóc tốt hơn, người dân lại tận thu được nguồn phân bón và tránh được tình trạng mất trộm.