Ấn tượng nhớ đời từ chuyến tác nghiệp đầu tiên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Giữa tháng 10-2012, sau khi chuẩn bị khá kỹ lưỡng về đề cương cho chuyến tác nghiệp liên tỉnh, chúng tôi lên đường, bắt đầu hành trình thực hiện loạt bài có chủ đề “Bác Hồ trong lòng người Tây Nguyên” để đón mừng sự kiện khánh thành “Tượng đài Bác Hồ với các dân tộc Tây Nguyên” tại Gia Lai vào trung tuần tháng 12. Với tôi, đó là chuyến tác nghiệp dài ngày và kỳ công đầu tiên trong nghề. Khá nhiều kỷ niệm và xúc cảm khó quên cũng lưu lại nơi tôi từ đấy…

Đoàn công tác rời Gia Lai hôm đó gồm 4 người (kể cả anh tài xế). Trông ai cũng hớn hở khi xuất hành trong một ngày trời trong, đầy nắng. Hình như chỉ có mỗi tôi là vác ba lô lên xe với cái tâm trạng xen lẫn nhiều cung bậc: vui, phấn khởi, tự hào, hồi hộp, lo lắng… Tôi vui, tự hào vì mình được tham gia thực hiện một sản phẩm báo chí có tầm, mang ý nghĩa chính trị và xã hội sâu sắc. Song, là một phóng viên trẻ cả về tuổi đời lẫn tuổi nghề, bút lực còn non kém, tôi cũng cảm thấy khá áp lực và lo lắng, nhất là khi bài viết lại liên quan đến Bác Hồ-vị lãnh tụ vĩ đại của cả dân tộc. Dẫu trước đó, một vài bạn bè, đồng nghiệp đã chia sẻ với tôi rằng, viết về Bác không khó, nhưng tôi vẫn nghĩ đây là việc chẳng mấy dễ dàng.
 

Tác giả đang trò chuyện cùng ông Nông Quốc Tuấn. Ảnh: Minh Thi
Tác giả đang trò chuyện cùng ông Nông Quốc Tuấn. Ảnh: Minh Thi

Băng qua những con đường ngoằn ngoèo, đèo dốc, chúng tôi lần lượt dừng chân tại các tỉnh Lâm Đồng, Đak Nông, rồi đến Đak Lak và Kon Tum để thực hiện nhiệm vụ chính trong chuyến đi là tìm gặp những người con Tây Nguyên may mắn từng được diện kiến Bác Hồ khi Người còn sống. Được sự hỗ trợ và giúp đỡ nhiệt tình của phóng viên các báo bạn, không quá khó khăn cho chúng tôi trong việc “truy lùng” các nhân vật ở từng địa phương, dẫu đôi lúc cũng phải khất lên hẹn xuống. Tuy nhiên, có hay không một nhân vật tâm đắc vẫn là điều khiến cả đoàn trăn trở nhất xuyên suốt hành trình.

Mỗi nhân vật mà chúng tôi được tiếp xúc có một tính cách và phong thái khác nhau. Dù tuổi cao sức yếu, bước đi lẫn ánh nhìn đã bị bóng thời gian phủ tràn, thế nhưng khi nhớ về Bác Hồ, các ông đều kể lại bằng một chất giọng hào sảng xen lẫn xúc động. Trò chuyện với các ông, tôi-đứa phóng viên khi đó chỉ vừa mới ra trường hơn 1 năm và về công tác tại Báo Gia Lai vỏn vẹn được 4 tháng-đã tích lũy thêm cho mình nguồn vốn sống đáng kể. Và, cũng qua đó, tôi đã có dịp hiểu hơn về vị cha già dân tộc cũng như một phần nào đó tâm tư, tình cảm của các ông.
 

Ông Nông Quốc Tuấn. Ảnh: Hồng Thi
Già làng Y Bhin Mlô. Ảnh: Hồng Thi

Mỗi nhân vật cho tôi một xúc cảm riêng, nhưng ấn tượng nhất với tôi có lẽ là hai người: ông Nông Quốc Tuấn (dân tộc Nùng, ngụ ở buôn Tia, thôn 8, xã Nam Dong, huyện Chư Jut, tỉnh Đak Nông) và già làng Y Bhin Mlô (người dân tộc Êđê sống tại buôn Năng, xã Ea Hồ, huyện Krông Năng, tỉnh Đak Lak).

Đến giờ, tôi vẫn còn nhớ rõ hình dạng ông Tuấn lúc chúng tôi đến. Mặc trên người chiếc áo phông trắng mỏng, quần ka ki xanh, ông bước khập khiễng ra tiếp chúng tôi, trên môi nở một nụ cười móm mém mà đôn hậu. Ở cái tuổi 87, sức khỏe đã bắt đầu yếu dần, mắt mờ, tai cũng không còn nghe rõ nữa, nhưng những kỷ niệm về Bác trong ông vẫn còn vẹn nguyên lắm.

Chia sẻ với chúng tôi về khoảng thời gian phục vụ Bác Hồ tại Pác Bó (năm 1941), giọng ông đôi lúc cứ run run, có lẽ do tuổi già lẫn sự xúc động. Bởi, ký ức của ông về Bác là những gì gắn liền với nét hồn nhiên thuở nhỏ. Đó là câu hỏi ngây thơ “Bác ơi, vợ con Bác đâu?” để rồi sau đó không dám đá động tới nó nữa khi được Bác hỏi lại “Thế mày không phải con Bác à?”; đó là lần nhảy cỡn lên vì sung sướng khi được Bác khen giỏi lúc bắn được con chim chào mào về cải thiện bữa ăn cho hai Bác cháu; hay là những lần ngủ say gác chân lên người Bác khiến Bác không thể nào yên giấc… Dòng hồi ức về Bác cứ thế tràn về trong ông, đến nỗi mà khi chúng tôi đã đủ thông tin và chào ra về, ông còn tỏ ra tiếc nuối, vặn lại: “Chỉ hỏi thế thôi à, hỏi gì nữa không?”.

Còn với già làng Y Bhin Mlô, mỗi lần nghĩ đến ông là tôi nhớ đến lời khẳng định chắc nịch: “Tôi mà không nghe lời Bác Hồ là giờ tôi... giàu to rồi. Lúc tôi còn làm kiểm lâm, có người đưa cho tôi cả bọc tiền to nhưng tôi nhất quyết không lấy, họ chửi tôi ngu, nhà không có ở, xe chẳng có đi mà chê tiền. Mặc kệ, tôi nghe lời Bác sống liêm khiết, thà tôi nghèo chứ mồ hôi nước mắt của đồng bào, tôi không bao giờ lấy”. Cái sự chân chất, thật thà-đức tính đáng quý của người dân tộc thiểu số-cứ chất chứa đằng sau cái giọng có phần ngượng nghịu bởi phát âm tiếng Việt chưa rõ ấy của ông.
 

Ảnh: Minh Thi
Ảnh: Minh Thi

Trao đổi với già làng Y Bhin Mlô, chúng tôi mất nhiều thời gian hơn. Nguyên nhân là do ông là người đồng bào nên không sõi tiếng Kinh, trong khi đó, đôi lúc đặt câu hỏi, tôi lại quên cứ hỏi theo kiểu đúng cú pháp khiến ông khó hiểu, thậm chí không hiểu để trả lời. Hơn nữa, trí nhớ của ông không còn tốt, lúc nhớ lúc quên, thông tin mà ông chia sẻ cũng theo đó mà khi thế này khi lại thế khác.

Đáng nhớ nhất là lúc chúng tôi chào từ biệt, ông bắt tay rồi nói thêm rằng: “Nhà báo tới phỏng vấn tôi nhiều lắm, của Đak Lak có, của Trung ương cũng có, nhưng mỗi lần là tôi nói khác nhau à, già rồi, không nhớ rõ nữa”. Thật sự khi đó, cả đoàn chúng tôi ngoài mặt ai cũng bật cười nhưng trong lòng lại vô cùng lo lắng, không biết thông tin ông cung cấp trước đó có chuẩn xác không. Và thế là để chắc chắn, tôi phải một phen “chinh chiến” kiểm chứng thông tin từ hồ sơ của ông mà chúng tôi đã có trong tay cũng như các bài viết về ông đã đăng tải trên báo chí.
 

 

Kết thúc chuyến đi, cùng với hành trình theo chân đoàn rước tượng Bác từ Hà Nội về của một đồng nghiệp, chúng tôi khẩn trương hoàn thành loạt bài “Bác Hồ trong lòng người Tây Nguyên” gồm 5 bài (7 kỳ). Sản phẩm này sau đó đã được duyệt và đăng tải trên báo Gia Lai. Tự hào hơn, loạt bài đã đạt giải B Giải Báo chí tỉnh Gia Lai và giải khuyến khích Giải Báo chí quốc gia lần thứ VII.

Đấy thực sự là niềm vui lớn đối với những người thực hiện khi đứa con tinh thần của mình được độc giả đón nhận. Riêng tôi, những kỷ niệm trong chuyến tác nghiệp ấy cùng kết quả đạt được chính là nguồn khích lệ tinh thần quý giá đầu tiên trong nghề. Đây có thể coi là động lực để những phóng viên trẻ như tôi tiếp tục dấn thân, cống hiến và sống với nghề bằng cả niềm đam mê lẫn trách nhiệm.

Hồng Thi

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

(GLO)- Chiều 12-1, tại Hội trường 19-5 huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai), đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã về thăm và trao quà Tết cho 100 công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc tại 2 huyện Chư Prông, Đức Cơ và Công ty Quang Đức.
Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

(GLO)- Sáng 12-1, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Xuân đoàn kết-Tết yêu thương“ nhằm tạo khí thế vui tươi, đầm ấm nhân dịp Tết Quý Mão 2023 và chia sẻ khó khăn với hội viên phụ nữ nghèo trên địa bàn.
Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

(GLO)- Đó là anh Cao Thanh Bình, dân tộc Chứt, ở làng Mơ Nú (xã Ia Kênh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Từ người làm thuê, 20 năm sau, anh trở nên giàu có. Không chỉ nỗ lực làm giàu cho bản thân, anh còn góp phần lan tỏa hình ảnh sống tích cực, tham gia giải quyết việc làm tại địa phương.
Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

(GLO)- Sáng 10-1, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Gia Lai, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức Chương trình trao quà Tết Quý Mão 2023 của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Tổng LĐLĐ Việt Nam đến 200 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh và trao tặng kinh phí hỗ trợ 22 nhà “Mái ấm Công đoàn“ cho đoàn viên khó khăn về nhà ở.
SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

(GLO)- Sau 2 năm hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Hỗ trợ giao thông SOS Gia Lai đã được công nhận là CLB trực thuộc Hội Chữ thập đỏ tỉnh. Đây là sự động viên, khích lệ kịp thời và tiếp thêm nguồn động lực để các thành viên tiếp tục chung tay hỗ trợ cộng đồng.
Phố núi ngày đầu năm

Phố núi ngày đầu năm

(GLO)- Phố núi Pleiku bước vào ngày đầu tiên của năm mới 2023 trong tiết trời trong lành, thoáng đãng. Không khí đông đúc, tất bật của những ngày thường dường như được thay bằng bức tranh yên bình với hình ảnh người người vui xuân và kỳ vọng vào những điều tốt đẹp. Phóng viên Báo Gia Lai điện tử đã ghi lại những khoảnh khắc này trong ngày đầu năm.
Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổng kết, trao giải 2 cuộc thi "Đường về nhà" và tìm hiểu chính sách pháp luật

Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổng kết, trao giải 2 cuộc thi "Đường về nhà" và tìm hiểu chính sách pháp luật

(GLO)- Sáng 28-12, Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổ chức tổng kết và trao giải 2 cuộc thi sáng tác video, clip truyền thông “Đường về nhà“ và cuộc thi viết “Tìm hiểu chính sách pháp luật trong cán bộ, đoàn viên, công nhân viên chức-lao động (CNVC-LĐ) toàn tỉnh“ năm 2022.
Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19

Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19

(GLO)- Ngày 27-12, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng tại thị xã An Khê. Bà Siu Hương-Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh làm trưởng đoàn giám sát.
Tặng quà cho 100 học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Đức Cơ

Tặng quà cho 100 học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Đức Cơ

(GLO)- Chiều 22-12, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Gia Lai phối hợp cùng Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh tổ chức tặng quà cho các em học sinh người dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn tại trường Tiểu học Võ Văn Kiệt (xã Ia Dơk, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai).
Gia Lai quy định về quay vòng vốn hỗ trợ cộng đồng đối với các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia

Gia Lai quy định về quay vòng vốn hỗ trợ cộng đồng đối với các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia

Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa có Quyết định số 42/2022/QĐ-UBND về cơ chế quay vòng một phần vốn hỗ trợ để luân chuyển trong cộng đồng thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng thuộc các Chưong trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh.