An Khê, nơi có dịp là tôi trở về

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Bây giờ, An Khê đã là một thị xã với vai trò trung tâm khu vực phía Đông tỉnh. Chúng tôi, những “người trong cuộc” một thời không khỏi mừng vui từ sự đi lên của một vùng đã từng chịu đựng bao đau thương. Nặng nợ với vùng đất phía Đông tỉnh này nên hễ có dịp là tôi trở về.
1. Từ sự nhạy cảm của những chiến sĩ từng ở ngoài mặt trận, ngay từ những ngày đầu năm 1975, đám lính trẻ chúng tôi khi ấy đang là học viên Trường Cơ yếu Khu V đã nhận ra có “một sự kiện lớn đang diễn ra ở đâu đó-chiến dịch?”. Bởi suốt ngày đêm hàng đoàn xe vận tải vượt rừng già hướng ra mặt trận trên những cung đường mới mở. Có cả xe Zin ba cầu kéo pháo và xe chuyên dụng quân sự chở bộ đội. Ít lâu sau, Ban Giám hiệu nhà trường trong một cuộc họp toàn thể cán bộ, học viên đã thông báo, Buôn Ma Thuột đã hoàn toàn giải phóng, đó là sáng 11-3-1975.
Thị xã An Khê ngày nay. Ảnh: NGỌC MINH
Thị xã An Khê ngày nay. Ảnh: NGỌC MINH
Trung tuần tháng 4-1975, toàn bộ Trường Cơ yếu Khu V của chúng tôi đã được lệnh rời căn cứ, về nhận nơi mới là một phần của Tiểu khu quân sự Quảng Nam của chế độ cũ ở thị xã Hội An. Sự học của chúng tôi luôn bị sao nhãng bởi tin chiến thắng dồn dập đưa về từ miền Nam. Dù vậy, khóa học của chúng tôi không hề được giảm bớt thời gian theo kế hoạch. Chúng tôi tốt nghiệp vào tháng 9 năm ấy. Cơ yếu, hiểu nôm na là ngành kỹ thuật mật mã, một trong những ngành quan trọng trong việc thông tin chỉ đạo, lãnh đạo giữa các cấp, các ngành, đặc biệt là quốc phòng-an ninh trong thời chiến. Sau khi “tiếp quản” và ổn định nơi mới, chúng tôi được Ban Giám hiệu nhà trường cho nghỉ 1 tuần để về thăm gia đình và cơ quan, đơn vị cũ. Sau gia đình, bà con dòng họ và quê hương Bình Định, An Khê là nơi tôi chọn trở về.
Sau gần 1 tháng sạch bóng giặc (An Khê giải phóng ngày 23-3-1975), bấy giờ vùng này vẫn là một đô thị còn khá nhiều dấu tích chiến tranh nhưng yên bình, thân thiện. Bao ký ức về An Khê một thời cứ ùa về. Dưới sự kiểm soát của chế độ cũ, đó là một thị trấn mà ngày nào từ phía rừng xa nhìn tới, chúng tôi cũng từng mơ ước đến ngày giải phóng. Tôi nhớ những đêm luồn lách qua từng con đường bí mật trong lòng thị trấn, vượt qua những đồn bốt của giặc để liên lạc, nắm tình hình từ các cơ sở trong lòng địch. Nhiều đồng đội chúng tôi, hoạt động bí mật cũng như công khai đã nằm lại dưới làn đạn của quân thù. Bao người đã rơi vào tay chúng, chịu đòn roi tra khảo tàn bạo, dã man. Trên chiếc xe đạp “chiến lợi phẩm” của đồng đội, tôi trở lại những nơi mà trước đó mình đã từng lại qua. Con đường giao liên bí mật “nội tỉnh” thuở nào dọc theo một đoạn đường hàng chục cây số phía trên đèo An Khê ngược lên giáp với thị trấn, là nơi chúng tôi qua lại hàng đêm. Giặc biết, chắc chắn là vậy, bởi nhiều lần chúng cho quân phục kích, gài mìn, lựu đạn. Đã có những đồng đội của chúng tôi nằm lại trên đoạn đường này, dù chúng tôi luôn thay đổi thời gian qua lại và không để lại dấu vết. Hôm ấy, hình ảnh anh Phan Văn Thám cũng chợt hiện về. Anh là một trong những giao liên cừ khôi, dũng cảm. Trong một chuyến cùng đồng đội công tác ra phía trước, anh đã lọt vào ổ phục kích của lính Đại Hàn. Giết anh chưa hả dạ, chúng còn cắt cả đầu anh đem đi. Bao đồng đội nữa, là các anh Sỏi, Có, Mao, Tùy... cũng đã ngã xuống nơi này.  
2. Trước Tết Nguyên đán vừa rồi, sau khi thăm viếng các đồng đội nằm lại ở Nghĩa trang Liệt sĩ thị xã, tôi “nhắn tìm đồng đội” cả mấy tiếng đồng hồ mà cũng chỉ được hơn chục người có mặt. Thế cũng vui rồi, nhưng sự vui ấy sao cứ cay cay nơi khóe mắt bởi những người anh, người bạn ngày một vắng thêm. Đến nhà thắp nén nhang lên bàn thờ anh Nguyễn Đình Thọ-nguyên Trưởng ban Tổ chức Huyện ủy An Khê mà tim tôi đau nhói. Là vì tôi có lỗi lớn với anh. Chị Trịnh Thị Liệu-vợ anh bảo: “Những ngày cuối cùng, anh ấy luôn nhắc tên đồng đội cũ, trong đó mấy lần anh ấy nhắc: “Sao không thấy em Phụng đến thăm anh?”. Anh mới mất hồi cuối năm vừa rồi do căn bệnh ung thư bất trị. Trước bàn thờ anh mà nước mắt lưng tròng, tôi thầm cầu nguyện cho anh bình an nơi chín suối! Qua thông tin từ Bí thư Thị ủy An Khê Nguyễn Thị Thanh Lịch, hôm đó, tôi mới biết anh Lê Thanh Hiển-nguyên Phó Bí thư Thị ủy cũng vừa bị tai biến nhẹ. Tôi ghé thăm nhà, tuy có vẻ rất mệt nhưng anh Hiển vẫn gượng dậy, nở nụ cười thay cho lời chào. Cách đây 47 năm, anh Hiển là một trong 2 người giới thiệu để tổ chức kết nạp tôi vào Đảng. Chia tay anh mà tôi cứ suy nghĩ mông lung... Mùa xuân này anh đã 75.
Trở lại chuyện về thị xã An Khê ngày nay, tôi xin lấy vài con số trong bản báo cáo năm 2019 mà Bí thư Thị ủy Nguyễn Thị Thanh Lịch chuyển cho. Theo đó, sau 45 năm xây dựng trong hòa bình, ổn định, “...đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn đạt gần 1.900 tỷ đồng; tổng giá trị sản xuất (giá so sánh năm 2010) 7.027 tỷ đồng; thu ngân sách trên địa bàn gần 116 tỷ đồng... Hộ nghèo giảm còn 1,6%, thu nhập bình quân đầu người 41 triệu đồng/năm...”. Nhiều năm qua, bộ mặt đô thị và nông thôn của An Khê liên tục được Đảng bộ và chính quyền nơi đây quan tâm đầu tư, phát triển và xây dựng. Cùng với đó là huy động tổng nguồn lực xây dựng nông thôn mới... Đến nay, thị xã đã hoàn tất thủ tục đề nghị tỉnh công nhận hoàn thành xây dựng nông thôn mới.    
Tin rằng trong tương lai gần, An Khê sẽ vượt qua thách thức, khó khăn, xây dựng đô thị xứng tầm là trung tâm của vùng và cửa ngõ của Tây Nguyên.
ĐOÀN MINH PHỤNG

Có thể bạn quan tâm

Quang cảnh hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Dự án 8 tại huyện Ia Pa. Ảnh: Vũ Chi

Ia Pa sơ kết 3 năm triển khai Dự án 8

(GLO)- Sáng 10-12, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) tiến hành sơ kết 3 năm thực hiện dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” giai đoạn 2021-2024.

Ảnh: Đ.M.P

Sró một thời...

(GLO)- Từ trung tâm huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) đi chừng 30 km là đến xã Sró. Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhiều lần trong các chuyến công tác, tôi đã qua lại nơi đây. Kỷ niệm thì nhiều, nhưng tôi nhớ nhất là hồi chú Trần Quốc Bảo làm Bí thư Huyện ủy.

Gia Lai: Công bố 3 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực tài sản kết cấu hạ tầng chợ

Gia Lai: Công bố 3 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực tài sản kết cấu hạ tầng chợ

(GLO)- UBND tỉnh Gia Lai vừa ban hành Quyết định số 783/QĐ-UBND về việc công bố danh mục gồm 3 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực tài sản kết cấu hạ tầng chợ do nhà nước đầu tư, quản lý thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công thương, UBND các huyện, thị xã, thành phố.

Phòng-chống cháy mía

Kbang tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía

(GLO)- Để chuẩn bị tốt thu hoạch mía niên vụ 2024-2025, phòng ngừa cháy mía gây thiệt hại cho người dân, UBND huyện Kbang đã chỉ đạo các xã, thị trấn đăng ký kế hoạch thu mua mía với Nhà máy đường An Khê, đồng thời tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía.

Tặng 600 chiếc áo ấm cho thiếu nhi xã Đak Sơ Mei

Tặng 600 chiếc áo ấm cho thiếu nhi xã Đak Sơ Mei

(GLO)- Chiều 6-12, Công ty TNHH Doanh nghiệp xã hội từ thiện và hỗ trợ phát triển cộng đồng Fly To Sky phối hợp cùng Đảng ủy-UBND-Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Đak Sơ Mei (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Áo ấm chuyền tay” nhằm trao tặng áo ấm cho thiếu nhi trên địa bàn xã.

Quang cảnh hội nghị tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh-quốc phòng năm 2024 huyện Phú Thiện. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: 19/20 chỉ tiêu kinh tế-xã hội đạt và vượt kế hoạch năm 2024

(GLO)- Sáng 6-12, UBND huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) tổ chức hội nghị tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh-quốc phòng năm 2024, triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Nguyễn Ngọc Ngô chủ trì hội nghị.

Đak Đoa điều chỉnh giảm dự toán vốn thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 4 Phát triển giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn hơn 300 triệu đồng. Ảnh Hà Duy.

Đak Đoa điều chỉnh vốn sự nghiệp thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững

(GLO)- Hội đồng nhân dân huyện Đak Đoa vừa ban hành Nghị quyết số 26/NQ-HĐND về việc điều chỉnh dự toán vốn sự nghiệp chưa giải ngân hết trong năm 2023 đã được chuyển nguồn sang năm 2024 và điều chỉnh dự toán vốn sự nghiệp năm 2024 thực hiện chương trình MTQG giảm nghèo bền vững (đợt 2).