An Khê: Đẩy mạnh phong trào "Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Những năm qua, phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” ở thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) phát triển ngày càng sâu rộng với nhiều mô hình và cách làm sáng tạo. Ý thức “tự quản, tự phòng, tự bảo vệ, tự hòa giải” của mỗi người dân được nâng cao, góp phần đảm bảo an ninh trật tự (ANTT) ngay từ cơ sở.
Tháng 8-2021, mô hình “Nhà trọ tự quản về ANTT” phường An Tân được thành lập với 40 thành viên là chủ nhà trọ bình dân, nhà nghỉ, khách sạn trên địa bàn. Công an phường đã lập nhóm Zalo để cung cấp thông tin về phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm; thông báo đối tượng trốn truy nã, truy tìm; số điện thoại đường dây nóng của Công an phường; tuyên truyền cho chủ nhà trọ về công tác quản lý người ở trọ, đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, phòng ngừa đối tượng xấu, lợi dụng nhà trọ đông người trà trộn vào thực hiện hành vi phạm tội.
Theo Trung tá Nguyễn Tiến Cẩm-Trưởng Công an phường An Tân: Sau khi triển khai mô hình, tình hình ANTT ở các nhà trọ, cơ sở lưu trú đã có những chuyển biến tích cực; hoạt động của tội phạm tại những nơi này từng bước được ngăn chặn, đẩy lùi. “Từ khi thành lập mô hình đến nay, các chủ nhà trọ và cơ sở lưu trú đã cung cấp thông tin cho lực lượng Công an điều tra 14 vụ với 17 đối tượng sử dụng trái phép chất ma túy; trong đó có 1 đối tượng buôn bán trái phép chất ma túy liên quan đến vụ án đặc biệt nghiêm trọng xảy ra tại tỉnh Nghệ An đang bỏ trốn. Một số đối tượng nghi vấn cũng được thông tin kịp thời, giúp Công an phường đấu tranh với hành vi vi phạm pháp luật và trả lại tài sản cho người bị hại”-Trung tá Cẩm cho hay.
Ông N.N.L. (chủ nhà nghỉ tại phường An Tân) chia sẻ: “Nhà nghỉ của tôi có 17 phòng. Hiểu rõ lợi ích của mô hình “Nhà trọ tự quản về ANTT”, tôi đã tự nguyện đăng ký tham gia. Mô hình khá thiết thực vì giúp chúng tôi cập nhật kịp thời các chính sách, quy định của pháp luật và địa phương liên quan đến hoạt động cho thuê lưu trú; biết được phương thức hoạt động của tội phạm để có phương án phòng ngừa. Năm 2021, tôi đã giúp lực lượng Công an phường xử lý 1 vụ vi phạm về ma túy”.
Cán bộ Công an phường An Tân tuyên truyền về Luật Cư trú và phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm cho chủ cơ sở lưu trú. Ảnh: Mộc Trà
Cán bộ Công an phường An Tân tuyên truyền về Luật Cư trú và phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm cho chủ cơ sở lưu trú. Ảnh: Mộc Trà
Trước diễn biến phức tạp về ANTT và tình hình vi phạm trật tự an toàn giao thông trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tháng 10-2021, mô hình “Tổ tự quản giữ gìn làng không có tội phạm” ra mắt tại 3 làng: Pơ Nang, Hòa Bình và Nhoi của xã Tú An. Thời gian qua, các thành viên phối hợp với hệ thống chính trị ở cơ sở triển khai nhiều biện pháp đảm bảo ANTT; vận động từng gia đình tăng cường công tác quản lý, giáo dục con em không tham gia vào các tệ nạn xã hội, hạn chế sử dụng rượu, bia và chấp hành nghiêm Luật Giao thông đường bộ; tham gia tuần tra, canh gác giữ gìn ANTT trong làng; nắm tình hình dân cư, kịp thời phát hiện và tố giác hành vi vi phạm pháp luật đến cơ quan có thẩm quyền; đồng thời quản lý, cảm hóa, giáo dục 8 đối tượng lầm lỡ tái hòa nhập cộng đồng.
Ông Đinh Văn Dũng-Bí thư Chi bộ, Tổ trưởng “Tổ tự quản giữ gìn làng không có tội phạm” làng Hòa Bình-thông tin: “Làng có 113 hộ với 424 khẩu. Những năm trước, làng thường xuyên xảy ra tình trạng vi phạm trật tự an toàn giao thông hay thanh-thiếu niên mâu thuẫn đánh nhau gây mất ANTT. Từ khi mô hình đi vào hoạt động, tình hình trên được kéo giảm đáng kể. Những trường hợp có biểu hiện vi phạm được kịp thời nhắc nhở, đưa ra kiểm điểm và sửa chữa, khắc phục; cá biệt có thanh niên còn chăm lo làm ăn, vươn lên làm giàu”. 
Ông Đinh Văn Dũng-Bí thư Chi bộ, Tổ trưởng “Tổ tự quản giữ gìn làng không có tội phạm” làng Hòa Bình (bìa trái) cùng một số thành viên trao đổi các giải pháp đảm bảo ANTT, giữ gìn bình yên cho làng. Ảnh: Mộc Trà
Ông Đinh Văn Dũng-Bí thư Chi bộ, Tổ trưởng “Tổ tự quản giữ gìn làng không có tội phạm” làng Hòa Bình (bìa trái) cùng một số thành viên trao đổi các giải pháp đảm bảo ANTT, giữ gìn bình yên cho làng. Ảnh: Mộc Trà
Từ năm 2014 đến nay, thị xã có 24 mô hình trong phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” ra mắt tại các thôn, làng, tổ dân phố; trong đó có 9 mô hình do lực lượng Công an tham mưu, còn lại do ban, ngành, đoàn thể thành lập theo chức năng, nhiệm vụ. Trung tá Nguyễn Thành Huy-Trưởng Công an thị xã-cho biết: Thông qua các mô hình, lực lượng Công an đã tiếp nhận nhiều thông tin có giá trị về ANTT và phòng-chống tội phạm. Qua đó, kịp thời điều tra, làm rõ và xử lý các vụ việc từ cơ sở, không để xảy ra điểm “nóng” về ANTT. Trong 6 tháng đầu năm 2022, phạm pháp hình sự trên địa bàn thị xã được kéo giảm; lực lượng Công an phát hiện, bắt giữ 32 vụ, 55 lượt đối tượng tội phạm và tệ nạn ma túy; không có tội phạm băng nhóm, sử dụng vũ khí nóng, mua bán người.
“Công an thị xã sẽ tham mưu, chỉ đạo rà soát tất cả mô hình, thanh loại mô hình chưa hiệu quả, nhân rộng và tiếp tục xây dựng mới những mô hình do lực lượng Công an làm nòng cốt gắn với xây dựng xã, phường điển hình về cải cách hành chính nhằm nâng cao tinh thần, trách nhiệm của cán bộ, người dân trong phòng-chống tội phạm, bảo vệ ANTT ở cơ sở”-Trung tá Huy khẳng định.
MỘC TRÀ
 

Có thể bạn quan tâm

Tăng tốc xóa nhà tạm, nhà dột nát

Tăng tốc xóa nhà tạm, nhà dột nát

(GLO)- Tính đến ngày 4-5, toàn tỉnh Gia Lai đã khởi công xây dựng, sửa chữa 6.712 căn nhà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và gia đình chính sách, người có công, đạt 82,31% kế hoạch. Hàng ngàn căn nhà tạm bợ được thay thế bằng những nhà khang trang, mở ra hy vọng mới cho nhiều gia đình.

Gia Lai: Bảo đảm 100% đối tượng đủ điều kiện được hưởng chính sách trợ giúp xã hội kịp thời

Gia Lai: Bảo đảm 100% đối tượng đủ điều kiện được hưởng chính sách trợ giúp xã hội kịp thời

(GLO)- Thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của Bộ Y tế, UBND tỉnh Gia Lai vừa có Công văn yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện tập trung triển khai các nhiệm vụ trọng tâm trong lĩnh vực bảo trợ xã hội và phòng-chống tệ nạn xã hội năm 2025.

Hành trình mới từ dòng vốn nhỏ

Hành trình mới từ dòng vốn nhỏ

(GLO)- Quỹ Hỗ trợ phụ nữ phát triển tỉnh Gia Lai được thành lập ngày 25-4-2015. Nhờ vốn vay từ nguồn quỹ này, toàn tỉnh có 425 hộ gia đình thoát nghèo. Nguồn quỹ đã tiếp thêm niềm tin và hy vọng thoát nghèo cho nhiều phụ nữ.

“Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương”

“Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương”

(GLO)- Tháng 10-1976, giữa thời điểm đất nước còn ngổn ngang tàn tích chiến tranh, đoàn cán bộ kỹ thuật gồm 40 người từ Thanh Hóa được điều động vào tỉnh Gia Lai-Kon Tum mang theo tri thức, nhiệt huyết và sứ mệnh góp phần tái thiết cuộc sống cho những vùng quê.

Nhiều hộ ở Mang Yang thoát nghèo nhờ hỗ trợ mô hình sinh kế

Mô hình sinh kế tiếp sức người nghèo vươn lên

(GLO)- Từ các mô hình sinh kế do Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Mang Yang và các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện triển khai đã giúp nhiều hộ nghèo thay đổi tư duy sản xuất, chủ động phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Gia Lai tổ chức Hội chợ việc làm cho lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng về nước vào ngày 6-5

Gia Lai tổ chức Hội chợ việc làm cho lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng về nước vào ngày 6-5

(GLO)- Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Gia Lai (Sở Nội vụ) thông tin, ngày 6-5 tại Sàn giao dịch việc làm (20 Sư Vạn Hạnh, TP. Pleiku) sẽ tổ chức Hội chợ việc làm hỗ trợ cho lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình EPS và thực tập sinh tại Nhật Bản theo chương tình IM Japan về nước .

Tài xế xe buýt ở Hàn Quốc biểu tình “làm việc theo quy định” sau đổ vỡ đàm phán tiền lương

Tài xế xe buýt ở Hàn Quốc biểu tình “làm việc theo quy định” sau đổ vỡ đàm phán tiền lương

(GLO)- Rạng sáng 30-4, các tài xế xe buýt thuộc Công đoàn xe buýt Seoul (Hàn Quốc) đã bắt đầu cuộc biểu tình “làm việc theo quy định” sau khi các cuộc đàm phán về tiền lương bị đổ vỡ vào phút chót bị đổ vỡ. Cuộc biểu tình này có khả năng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động xe buýt tại thủ đô nước này.