Âm vang mùa Thu cách mạng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trong dòng chảy lịch sử đấu tranh bảo vệ và xây dựng đất nước, dân tộc ta thường để lại những dấu ấn, những mốc son chói lọi và có tính bước ngoặt quan trọng không chỉ có ý nghĩa đối với người Việt Nam mà còn có ý nghĩa với các dân tộc khác trong khu vực và trên thế giới. Một trong những dấu ấn, mốc son chói ngời, mãi âm vang đó là Cách mạng Tháng Tám - mùa Thu năm 1945.

 

 

Cây cầu treo dây văng từ xã Chư Hreng nối liền với khu Trung tâm hành chính của tỉnh. Ảnh: VN
Cây cầu treo dây văng từ xã Chư Hreng nối liền với khu Trung tâm hành chính của tỉnh. Ảnh: VN


Từ trong đêm trường nô lệ, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Mặt trận Việt Minh, nhân dân ta từ Bắc đến Nam, từ đồng bằng đến miền núi, từ nông thôn đến thành thị đoàn kết nghe theo lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà giải phóng cho ta...”, đã nhất tề đứng lên lật đổ ách đô hộ của bọn thực dân, đế quốc và phong kiến. Cách mạng Tháng Tám thành công, đưa dân tộc ta bước vào kỷ nguyên mới: Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; đưa nhân dân ta từ thân phận nô lệ lên làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình.

Không những thế, Cách mạng Tháng Tám còn góp phần mở ra thời kỳ suy sụp, tan rã của chủ nghĩa thực dân cũ trên phạm vi toàn thế giới, thúc đẩy và cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ.

Lật lại trang lịch sử Đảng bộ tỉnh Kon Tum, trong Cách mạng Tháng Tám, trước dinh Tỉnh trưởng ở thị xã Kon Tum (nay thành phố Kon Tum), ngày 28/8/1945, đồng chí Trần Sanh thay mặt đoàn đại diện cách mạng tuyên bố: “Việt Minh giành chính quyền, xóa bỏ bộ máy cai trị cũ, thành lập chính quyền cách mạng”. Và với tinh thần và khí thế cách mạng, một cuộc mít tinh lớn diễn ra ở Kon Tum với trên 3.000 người tay cầm cờ đỏ sao vàng hô vang các khẩu hiệu ủng hộ Việt Minh.  

Từ Cách mạng Tháng Tám – mùa Thu năm 1945, người dân Kon Tum một lòng theo Đảng, theo cách mạng. Thế hệ những người cách mạng tiền bối năm xưa, nay phần lớn đi vào cõi vĩnh hằng. Nhưng tinh thần Cách mạng Tháng Tám vẫn còn âm vang mãi.

Trong một chiều thu, tôi gặp bà Y Vêng – nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh. Bà Y Vêng khẳng định: Không có Đảng lãnh đạo, không có Chủ tịch Hồ Chí Minh chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam, không có Cách mạng Tháng Tám, người dân Việt Nam nói chung và đồng bào các DTTS ở Kon Tum nói riêng không có cuộc sống như ngày nay. Trước Cách mạng Tháng Tám, dưới sự đô hộ của thực dân Pháp, đồng bào các DTTS ở Kon Tum phần lớn không được học hành, phải đi xâu đi lính, cơm ăn không đủ no, áo mặc không đủ ấm, đời sống vô cùng cực khổ. Rồi tiếp đến kháng chiến, nhất là trong những năm kháng chiến chống Mỹ - ngụy, có lúc củ mì cũng không có để ăn, nhưng người dân Kon Tum vẫn một lòng, một dạ với cách mạng. Vượt lên thử thách khắc nghiệt của chiến tranh, đồng bào các DTTS ở Kon Tum không quản ngại hy sinh gian khổ, góp phần cùng với nhân dân cả nước đánh đổ Mỹ - ngụy, thống nhất đất nước.

Từ Cách mạng Tháng Tám – mùa Thu năm 1945, tiếp nối hào khí “Rũ bùn đứng dậy sáng lòa” (Đất nước – Nguyễn Đình Thi), dưới sự lãnh đạo của Đảng thực hiện sự nghiệp đổi mới xây dựng và phát triển đất nước, xây dựng và phát triển tỉnh nhà, đồng bào các dân tộc ở tỉnh ai cũng cơm ăn, áo mặc, tiến đến ăn ngon mặc đẹp; con em ai cũng được đến trường và được tạo điều kiện để phát triển và cống hiến. Cuộc sống mới đã và đang mở ra những chân trời mới. Từ thắp sáng bằng trái thông, đóm lửa, đèn dầu le lói ngày nào, nay điện lưới kéo về khắp thôn cùng ngõ hẻm, thắp sáng từng nhà và giúp người dân thực hiện bao ước vọng mới. Từ đường sá mưa lầy, nắng bụi ngày nào, nay phần lớn được bê tông, láng nhựa ở khắp các thôn, làng. Cùng với cả nước, chúng ta đang góp phần thực hiện hóa ước vọng “xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn” như Bác Hồ hằng mong ước.

 

Sản xuất nông nghiệp ở thành phố Kon Tum được cơ giới hóa. Ảnh: VN
Sản xuất nông nghiệp ở thành phố Kon Tum được cơ giới hóa. Ảnh: VN


Nói như thế, không phải để bằng lòng, bởi cuộc sống, bởi công cuộc đổi mới xây dựng và phát triển quê hương, đất nước luôn đặt ra những thử thách mới, đòi hỏi mỗi người trong chúng ta phải có quyết tâm cao hơn nữa, ý chí lớn hơn nữa, không ngừng học tập, rèn luyện và cống hiến để tiếp tục khẳng định chính mình, vươn lên trong một thế giới đầy biến động và phát triển nhanh như hiện nay.

Phát huy hào khí Cách mạng Tháng Tám – mùa Thu năm 1945, để lời nói và việc làm thiết thực nhất, mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và người dân trong tỉnh nỗ lực “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về nâng cao trách nhiệm; năng động, sáng tạo; khơi dậy khát vọng xây dựng tỉnh Kon Tum phát triển nhanh và bền vững” nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh thứ XVI đã đề ra.         


https://www.baokontum.com.vn/xa-hoi/am-vang-mua-thu-cach-mang-25914.html

Theo Văn Nhiên (baokontum)

 

Có thể bạn quan tâm

Tôi là du kích Ba Tơ...

Tôi là du kích Ba Tơ...

“Cả đời cống hiến cho cách mạng, trải qua nhiều chức vụ, nhưng điều tôi tự hào nhất là mình từng là đội viên Đội Du kích Ba Tơ”. Đó là tâm sự của Đại tá Thân Hoạt, năm nay 98 tuổi đời, 80 tuổi Đảng, người con của quê hương Quảng Ngãi.

Người của bách khoa

Người của bách khoa

Thật ra sáu mươi không chỉ là mốc quy ước để có tuổi hưu trí mà còn là tuổi của “nhi nhĩ thuận” (tai đã nghe đủ chuyện đời nên giờ là lúc biết lẽ thuận, nghịch), GS Trần Văn Nam là người nhi nhĩ thuận đã mấy năm rồi.

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

(GLO)- Hơn 30 năm cầm cương, ông Phan Xuân Định (SN 1966, thôn Đồng Bằng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) vẫn luôn nhớ về những ngày tháng rong ruổi cùng tiếng vó ngựa trên cao nguyên. Lão xà ích ấy vẫn âm thầm nuôi dưỡng đàn ngựa để thỏa chí tang bồng và giữ cho phố núi Pleiku nét riêng độc đáo.

Như núi, như rừng

Như núi, như rừng

Trong dòng chảy lịch sử của Kon Tum, qua biết bao thăng trầm, mỗi vùng đất nơi đây đều gắn với những chiến công oai hùng, với những con người mà cuộc đời của họ đã trở thành huyền thoại. Một trong số đó là ông Sô Lây Tăng- người vừa đi vào cõi vĩnh hằng.

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Đối với người Mông xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, lễ cúng rừng (Tết rừng) có từ khi tổ tiên ngàn đời di cư đến đây lập làng, lập bản và trở thành sắc thái văn hóa, tín ngưỡng dân gian độc đáo riêng của người Mông nơi đây.

Món quà tiên trên đỉnh Hô Tra

Món quà tiên trên đỉnh Hô Tra

Chục cây số đường rừng, từ cao độ 1.500 m lên 2.500 m nhưng mất hơn 5 giờ chúng tôi mới đến nơi đang lưu giữ món quà tiên của bản Hô Tra (H.Tân Uyên, Lai Châu), chính là vạt rừng trà cổ thụ búp tím đang mùa vụ.