Ám ảnh Đạ Dâng

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Sông Đạ Dâng chở nặng phù sa, đắp bồi cho vùng đất được mệnh danh là thủ phủ cà phê của Lâm Đồng. Dòng sông này có tiềm năng rất lớn để khai thác các loại hình du lịch sinh thái, thể thao mạo hiểm và tham quan thắng cảnh. Tuy nhiên, cái tên “Đạ Dâng” cũng gây ám ảnh bởi sự cố thủy điện và nạn khai thác cát trái phép.
Thác nước voi phục
Sông Đạ Dâng là ranh giới tự nhiên giữa hai huyện Lâm Hà và Di Linh (Lâm Đồng). Phù sa của dòng sông biến vùng đất này thành thủ phủ cà phê của tỉnh Lâm Đồng, là nơi kén tằm đạt chất lượng cao nhất nhờ vườn dâu xanh tốt và khí hậu thích hợp. Nếu như các dân tộc bản địa như Mạ, K’Ho ghi dấu ấn trên vùng đất Lâm Hà về bản sắc văn hóa, thì người Kinh từ Hà Nội vào xây dựng vùng kinh tế mới lại khiến vùng đất này nổi tiếng bởi nghề tằm tang, trồng hoa và gần đây là làm du lịch.
Bắt nguồn từ đỉnh núi Chư Yang Kao cao 2.006m, sông Đạ Dâng hợp lưu với dòng suối Đạ Lien Deur ở phía tả ngạn, chảy vào hồ Đan Kia - Suối Vàng. Sau khi vượt qua thác Ankroet, Đạ Dâng chảy theo hướng đông bắc - tây nam; đến huyện Lâm Hà thì tiếp nhận thêm dòng Cam Ly rồi xuôi về phía Nam Lâm Đồng, thành sông Đồng Nai.
Khi qua khu vực thị trấn Nam Ban (Lâm Hà), dòng Đạ Dâng tuôn đổ ầm ào xuống thác Voi hùng vĩ. Già K’Luynh (người K’Ho, trú tại thị trấn Nam Ban) kể cho chúng tôi nghe một truyền thuyết đẫm nước mắt về thác nước này. Chuyện rằng, thuở nọ, trong buôn làng K’Ho có một sơn nữ (con của tù trưởng Jơi Biang) yêu say đắm chàng trai là con của một tù trưởng làng bên. Chàng là dũng sĩ của núi rừng, còn nàng là chúa tể của muông thú, nhất là đối với những đàn voi của đại ngàn Tây Nguyên.
Vì hai tù trưởng có mối hiềm khích nặng nề nên chuyện tình của đôi trai gái dở dang. Cả hai đau buồn, cùng gieo mình xuống dòng thác tự vẫn. Hay tin dữ, đàn voi rừng lũ lượt kéo đến phủ phục bên dòng nước tung bọt trắng xóa, cùng nhau khóc thương rồi hóa đá dưới chân thác! Dân làng cảm động, thương xót nên đặt tên cho ngọn thác này là thác Voi. Thác nước trông rất hùng vĩ bởi miệng thác rộng đến 40m; dòng nước lớn của Đạ Dâng không chảy qua ghềnh dốc nào mà đổ trực tiếp từ đỉnh núi xuống vực sâu hơn 30m.
Khám phá Đạ Dâng bằng thuyền phao
“Người K’Ho gọi sông Đạ Dâng là Đạ Đờng. Đoạn sông dài 12km từ cầu Đạ Đờn đến cầu treo ở thôn Đa Nung A có nhiều ghềnh thác, rất thích hợp cho loại hình du lịch mạo hiểm bằng thuyền phao”, anh Nguyễn Mạnh Tiến nói. Anh kể mấy chục năm trước, nhiều người nghe theo sự vận động của chính quyền, rời bỏ quê hương vào huyện Lâm Hà khai hoang mở đất để chống đói, nay đã trút được gánh nặng cơm áo gạo tiền thường nhật thì nghĩ đến chuyện kinh doanh du lịch để làm giàu.
Trước kia, sông Đạ Dâng là địa chỉ du lịch rất hấp dẫn đối với những người đam mê vượt sông bằng thuyền phao. Thế nhưng, từ khi công trình thủy điện được xây dựng tại khu vực này, lượng nước trên sông không đủ để chèo thuyền quanh năm nữa. Việc khai thác tua du lịch chèo thuyền phao trên sông Đạ Dâng chỉ có thể thực hiện vào mùa mưa.
Cùng anh Tiến đến khu vực cầu Đạ Đờn, chúng tôi nhìn thấy một số chiếc thuyền phao xinh xắn, nhiều màu sắc, mỗi chiếc chở từ 5-7 người xuôi theo dòng thác, nhấp nhô trên ghềnh đá theo những con sóng dập dồn. Khúc sông này bình thường vắng vẻ, nay rộn rã hẳn lên bởi hiệu lệnh khua nhịp chèo của thuyền trưởng, đồng thời là hướng dẫn viên du lịch cùng tiếng hò reo của du khách trên thuyền và những người hiếu kỳ đứng xem trên bờ.
 
Thuyền phao trên sông Đạ Dâng
Thuyền phao trên sông Đạ Dâng
Ở những khúc sông phẳng lặng, du khách thỏa thích ngắm những vườn cà phê bạt ngàn, xanh mướt ven sông, những trụ điện cao thế vút lên nền trời xanh mênh mông, những sơn nữ thắt đáy lưng ong đang bẻ ngô trong vườn. Tuy nhiên sẽ là thử thách thật sự khi du khách phải vượt qua 2 ngọn thác thẳng đứng cao 6m và 12m. Một số người đã sớm bỏ cuộc khi nhìn thấy dòng nước cao vợi tuôn đổ ầm ào trên ghềnh đá.
“Thác càng cao thì lượng nước và áp lực đổ xuống càng lớn khiến cảm giác khi nhảy từ ngọn thác xuống chân thác càng thăng hoa. Sau khi lao mình qua dòng thác cuồn cuộn, ngụp lặn trong làn nước đậm màu đất đỏ bazan, cùng bạn bè dùng thuyền phao tiếp cận lại dòng chảy đang ầm ào tung bọt trắng xóa, thấy sảng khoái vô cùng! Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, người chơi phải có sức khỏe tốt, biết bơi, can đảm và có tính kỷ luật; tuân thủ quy định và làm đúng theo hiệu lệnh của hướng dẫn viên”, anh Tiến nói và tiết lộ đã nhiều lần được trải nghiệm cảm giác này.
Ám ảnh thủy điện
Cái tên “Đạ Dâng” cũng đã trở thành nỗi ám ảnh khi nhắc đến thủy điện vừa và nhỏ không chỉ riêng ở Lâm Đồng, mà còn trong phạm vi cả nước. Còn nhớ, ngày 16/12/2014, khi thủy điện Đạ Dâng - Đạ Chomo đang trong quá trình thi công, một đoạn hầm dẫn nước bất ngờ đổ sập khiến 12 công nhân bị mắc kẹt, không biết sống chết thế nào. Chủ đầu tư thủy điện này là Công ty CP Đầu tư và Xây dựng điện Long Hội thuộc Tổng Công ty CP Thương mại Xây dựng Vietracimex - Hà Nội.
Vụ việc đã gây chấn động cả nước. Nhiều vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước đến tận hiện trường chỉ đạo trực tiếp cuộc cứu hộ cùng với sự tham gia của 11 lực lượng Trung ương và 21 lực lượng trong tỉnh với quân số lên đến trên 750 người. Lực lượng chức năng, đặc biệt là công binh đã khoan thép ống thông hơi, cung cấp ôxy và dinh dưỡng qua ống thoát nước từ cả hai phía thượng lưu và hạ lưu, khoan lỗ thông hơi từ đỉnh đồi, gia cố tăng cường những vị trí nguy hiểm ở khu vực cứu nạn… và thực hiện phương án cứu hộ khác. Sau 82 giờ giải cứu nghẹt thở, 12 công nhân đã được tìm thấy, đưa ra khỏi hầm an toàn. Tuy không bị thiệt hại về người nhưng sự cố này là hồi chuông cảnh báo về vấn đề an toàn lao động tại những công trình thủy điện nhỏ.
Một vấn nạn khác là nạn khai thác cát tràn lan trên sông Đạ Dâng khiến nhiều khúc sông bị biến dạng địa hình, lòng sông nham nhở “thương tích”.
 
Khai thác cát trái phép trên sông Đạ Dâng
Khai thác cát trái phép trên sông Đạ Dâng
Từ lòng sông, các tàu thuyền, máy hút cát công suất lớn vươn vòi hút, đẩy tung từng dòng cát trắng lên bờ. Sông Đạ Dâng, đoạn từ đập thủy điện Đạ Chomo ngược lên hướng giáp ranh với xã Lát (huyện Lạc Dương) bị đào bới nham nhở làm biến đổi cả dòng chảy, nước đục ngầu bùn đất, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp hai bên bờ sông và môi trường sinh thái trong khu vực.
Theo Kim Anh (TPO)

Có thể bạn quan tâm

Dự án LRAMP song hành cùng người dân vùng khó - Kỳ 1: Đổi thay cùng LRAMP

Dự án LRAMP song hành cùng người dân vùng khó - Kỳ 1: Đổi thay cùng LRAMP

(GLO)- Từ năm 2018 đến nay, 87 chiếc cầu, cống thuộc Dự án xây dựng cầu dân sinh và quản lý tài sản đường địa phương (LRAMP) do Tổng cục Đường bộ Việt Nam làm chủ đầu tư đã đem đến sự đổi thay to lớn ở các buôn làng vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh Gia Lai.
Xung quanh chiến công của du kích Puih Glớ và đồng đội - Kỳ 2: Đi tìm xác chiếc máy bay bị du kích Jrai bắn rơi

Xung quanh chiến công của du kích Puih Glớ và đồng đội - Kỳ 2: Đi tìm xác chiếc máy bay bị du kích Jrai bắn rơi

(GLO)- Ngày 12-5-1970, du kích người Jrai Puih Glớ (làng Maih, xã B6, huyện 4; nay là xã Ia Hrung, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) cùng đồng đội bắn rơi chiếc máy bay trực thăng khiến hàng chục binh sĩ cấp cao của quân đội Mỹ thiệt mạng. Vậy, xác chiếc trực thăng ấy bây giờ ở đâu?
Còn lại gì sau bão Yagi?

Còn lại gì sau bão Yagi?

Khi cơn bão Yagi quét qua, nhà cửa, đường sá, cầu cống - những gì tưởng chừng kiên cố nhất cũng bị gió bão, mưa lũ cuốn phăng. Xót xa hơn, sự sống - thứ đáng quý nhất cũng bị đánh cắp trong phút chốc.
Bãi giữa sông Hồng lao đao sau bão lũ

Bãi giữa sông Hồng lao đao sau bão lũ

Đã hơn mười ngày trôi qua kể từ lúc người dân xóm Phao ở bãi giữa sông Hồng chạy trốn cơn lũ dồn đuổi, họ vẫn chưa thể về nhà. Bãi giữa bị nước nuốt chửng, nuốt tất cả những gì gọi là của cải của dân xóm Phao. Cuộc sống thường nhật của họ nơi bãi sông đã khốn khó, nay lại càng thêm bế tắc...
Trở lại Phú Sĩ thu

Trở lại Phú Sĩ thu

Tôi khá có duyên với nước Nhật. Kể cả lần đi này thì tôi đến nước Nhật năm lần, trong đó hai lần đi công tác, một lần nửa công tác, nửa tham quan và hai lần đi theo tua.
Giữa mùa mưa kể chuyện… đảo 'khát'

Giữa mùa mưa kể chuyện… đảo 'khát'

Do cấu tạo địa chất đặc biệt nên đảo Bé không tích tụ được mạch nước ngầm, người dân trên đảo phải dùng lu, bể... để hứng nước mưa dùng vào sinh hoạt. Hàng trăm năm qua, cộng đồng nhỏ bé hơn 500 người ấy tồn tại giữa biển khơi như một cuộc thi gan cùng tạo hóa.
Lặng thầm cống hiến nơi phên giậu Tổ quốc

Lặng thầm cống hiến nơi phên giậu Tổ quốc

(GLO)- Dẫu có những quãng ngắt do sóng chập chờn nhưng cuộc điện thoại với người thân trong gia đình mỗi buổi tối là “liều thuốc tinh thần” để cán bộ, chiến sĩ tại các chốt của Đồn Biên phòng Ia Lốp (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) vượt qua khó khăn, lặng thầm cống hiến nơi phên giậu Tổ quốc.