"Ai ở đâu ở yên đó" và bữa cơm cho dân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

“Ai ở đâu, ở yên đó” là một mệnh lệnh đối với TPHCM. Nhưng để người dân không ra đường, thực hiện nghiêm chỉ thị thì việc đầu tiên phải lo cho họ được cái ăn.

 

Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong (trái) tặng quà cho người dân khó khăn vì dịch COVID-19. Ảnh: Cao Thăng
Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong (trái) tặng quà cho người dân khó khăn vì dịch COVID-19. Ảnh: Cao Thăng


TP.HCM đưa ra 5 nhóm giải pháp. Nhóm giải pháp đầu tiên, cấp bách nhất, cần thực hiện mức độ cao nhất là: “Ai ở đâu ở yên đó, nhà cách ly với nhà, tổ dân phố cách ly tổ dân phố”.

Không phải lần đầu thực hiện, song lần này, TPHCM đã nâng cấp độ, tương đương cấp độ Đà Nẵng đang thực hiện, cấm người dân ra ngoài đường.

Nhưng để tất cả mọi người thực hiện, thì việc của chính quyền, đầu tiên là phải lo cho dân cái ăn.

Tháp nhu cầu Maslow chỉ ra, nhu cầu ăn uống ở tầng thứ nhất, ngang bài tiết, thở, nghỉ ngơi. Sức khoẻ, sự an toàn ở tầng thứ hai.

Câu hỏi đặt ra lúc này là khi dân ở một chỗ thì ăn gì? Thông tin người Việt tiêu thụ mì tôm thứ ba thế giới với mức trung bình 72 gói mỗi năm là thông tin tích cực về mặt sản xuất kinh doanh. Nhưng không thể “trường kỳ” ăn mì tôm, hàng ngày, hàng tháng.

Thì đây, cũng trong ngày 20.8, Chính phủ đã chính thức ký cấp xuất hơn 130.000 tấn gạo hỗ trợ cho 8,6 triệu người nguy cơ thiếu đói tại 24 tỉnh, thành. TPHCM được cấp phát nhiều nhất: 71.000 tấn. Số lượng ấy mới chỉ bằng một nửa so với địa phương đề xuất là 142.000 tấn.

Mới đây, Hà Nội - địa phương cũng đang thực hiện giãn cách - đã hỗ trợ 5.000 tấn gạo cho TPHCM.

An ninh lương thực chính là lúc này. Và dù TPHCM mới chỉ được cấp một nửa so với đề xuất cũng là nỗ lực cực lớn của Chính phủ. Nhưng cần phải hỗ trợ hơn nữa, nhiều địa phương ở “vùng xanh” cũng cần lên phương án hỗ trợ gạo cho người dân “vùng đỏ”.

Vấn đề là cấp phát thế nào? Khác với khoản hỗ trợ bằng tiền, cần quy định đối tượng cụ thể, gạo cứu đói cần phải linh hoạt, thậm chí giải pháp là cấp phát cho tất cả các hộ dân trên địa bàn mà không cần những thủ tục rườm rà.

Gạo, thực phẩm đối với người dân “ai ở đâu thì ở yên đó” lúc này còn quan trọng hơn tiền.

Và cũng không chỉ gạo, còn rau xanh, thực phẩm phải có giải pháp cung cấp đầy đủ, đưa đến tận nhà.

Chỉ có lo được bữa cơm cho dân thì dân mới thực hiện nghiêm “ở yên tại chỗ” để chống dịch.

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/ai-o-dau-o-yen-do-va-bua-com-cho-dan-944057.ldo

Theo LINH ANH (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Niềm vui nhân đôi

Niềm vui nhân đôi

Chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về việc các trường tiểu học, THCS triển khai dạy học 2 buổi mỗi ngày không thu phí từ năm học 2025 - 2026 thực sự là thông tin mang lại 'niềm vui nhân đôi' với phụ huynh cả nước.

Tháng 5 và hành động quyết liệt

Tháng 5 và hành động quyết liệt

Du lịch đã trở thành điểm sáng vượt trội trong bức tranh kinh tế TPHCM tháng 4 khi chỉ trong 15 ngày (từ ngày 2-4 đến 4-5) đã phục vụ gần 2,7 triệu lượt khách, doanh thu ước đạt 15.700 tỷ đồng, cao gấp đôi doanh thu dịp Tết Ất Tỵ.

Thể chế minh bạch

Thể chế minh bạch

Chính phủ sẽ phải nỗ lực nhiều hơn trong việc xây dựng thể chế, pháp luật nâng cao hiệu quả từ chi tiêu công đến hoạt động kiến tạo để doanh nghiệp phát triển.

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Việc triển khai tinh gọn bộ máy đang mang lại nhiều hiệu quả to lớn, cụ thể trong khuôn khổ bài viết này là hiệu quả từ đề xuất chuyển quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ đỏ) cho người dân về cấp xã của Sở TN-MT TP.HCM.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...