8 mạng người trong một vụ cháy nhà là lời cảnh báo khẩn thiết

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Vụ cháy căn nhà nằm trong hẻm 47/58/2 đường Lạc Long Quân, phường 1, quận 11, TPHCM ngày 7.5 làm 8 người chết đã làm cho nhiều người giật mình nghĩ về căn nhà của mình và nhận ra mình đang sống trong một căn nhà tương tự như căn nhà bị cháy.

 

Hiện trường vụ cháy. Ảnh Anh Tú
Hiện trường vụ cháy. Ảnh Anh Tú



Ở TPHCM có rất nhiều căn nhà không an toàn về phòng cháy như vậy, thậm chí còn nguy hiểm hơn. Đó là những căn nhà trong hẻm sâu, xe chữa cháy không thể vào được, thậm chí đưa ống nước chữa cháy vào còn khó khăn. Đối với những căn nhà đó, nếu bị cháy ở tầng dưới, coi như không có cửa thoát.

Rất nhiều người sống trong những căn nhà mất an toàn về phòng cháy, nhưng họ không có ý thức về điều đó. Không thấy mạng sống mình bị đe dọa khi có cháy nổ xảy ra.

Đáng sợ hơn, trong những căn nhà chật chội, trong khu dân cư mất an toàn về phòng cháy, có nhiều người làm cơ sở sản xuất, như làm cửa sắt, hàn gò, sử dụng hóa chất, chế biến hóa chất, những hoạt động rất dễ xảy ra cháy nổ.

Điển hình như vụ cháy vừa rồi tại quận 11, TPHCM, anh N.T.T - người may mắn thoát nạn cho biết, lúc khiêng thùng xi đánh bóng gạch vừa mới nấu xong, không may làm đổ xuống sàn nhà, chảy lan ra bếp lửa đang nấu sáp đèn cầy nên gây ra cháy.

Theo báo cáo nhanh của cơ quan chức năng, căn nhà có tổng diện tích 126m2, kết cấu 1 trệt, 1 lầu, 1 lửng, nhà có 1 cửa trước, 1 cửa bên hông nhưng cửa hông bị khóa chặt.

Nhà sản xuất kinh doanh xi đánh bóng gạch được chế biến từ sáp đèn cầy và dầu lửa, nhưng những người ở trong nhà xem thường về phòng cháy chữa cháy. Nếu có ý thức về đề phòng hỏa hoạn, không bao giờ khóa chặt cửa hông.

Có một điều đặt ra từ vụ cháy, đó là cơ sở này chưa có giấy phép. Chính quyền địa phương không kiểm soát được, không kiểm tra phòng cháy chữa cháy, nên mới có hậu quả 8 mạng người. Tại sao cơ sở này chưa có giấy phép, vẫn ngang nhiên hoạt động mà chính quyền không biết?

Thực tế này đặt ra cho chính quyền về trách nhiệm quản lý, cụ thể ở đây là an toàn cháy nổ trên địa bàn. Ít nhất, chính quyền phải nắm rõ các nhà dân nằm trong khu vực nguy hiểm, không có lối thoát hiểm khi xảy ra hỏa hoạn, để khuyến cáo dân, tổ chức các phương án phòng cháy.

Quan trọng hơn, đó là nắm rõ các cơ sở sản xuất trên địa bàn để kiểm tra an toàn phòng cháy chữa cháy, cơ sở nào không đạt tiêu chuẩn, không cấp phép hoạt động.

Không cấp phép là một việc, nhưng kiểm soát để không cho hoạt động chui là việc còn cần hơn.

 

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/8-mang-nguoi-trong-mot-vu-chay-nha-la-loi-canh-bao-khan-thiet-907385.ldo

Theo LÊ THANH PHONG (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Cái gì mới mà hay thì phải làm!

Cái gì mới mà hay thì phải làm!

Trong báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8, Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh: đổi mới mạnh mẽ tư duy, cách nghĩ, cách làm như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn Cái gì cũ mà xấu thì phải bỏ. Cái gì cũ mà không xấu, nhưng phiền phức thì phải sửa đổi cho hợp lý.

Dứt khoát khi làm luật

Dứt khoát khi làm luật

Trong chuyến đi mới đây, trước khi máy bay hạ cánh để quá cảnh Đài Loan, người viết được nghe phi hành đoàn chuyến bay nhắc nhở hành khách không được mang thuốc lá điện tử vào vùng lãnh thổ này, vì chính quyền sở tại cấm thuốc lá điện tử.

Lan tỏa Không gian văn hóa Hồ Chí Minh

Lan tỏa Không gian văn hóa Hồ Chí Minh

Buổi sinh hoạt ngoại khóa của khối lớp 4 Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng (TP Thủ Đức, TPHCM) mới đây trong Không gian văn hóa Hồ Chí Minh được xây dựng theo mô hình không gian mở tại khu phố 8 (phường Hiệp Phú, TP Thủ Đức) diễn ra sôi nổi.

Hiệu quả thực hành nghề nghiệp

Hiệu quả thực hành nghề nghiệp

Nếu có dịp nào đó chuyện trò với những sinh viên từng trải nghiệm thực tế ở doanh nghiệp trong một kỳ thực tập hoặc một trong những buổi học theo mô hình "học phần doanh nghiệp", chắc chắn sẽ có nhiều vấn đề đáng để suy nghĩ cả về phía nhà trường lẫn về phía doanh nghiệp.