8 dự án giao thông chưa được phê duyệt chủ trương đầu tư

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Theo Vụ Kế hoạch Đầu tư (Bộ Giao thông Vận tải), trong 66 dự án giao thông được xác định khởi công mới trong giai đoạn 2021 - 2025, có 8 dự án vẫn chưa được phê duyệt chủ trương đầu tư.

Dự án đường kết nối sau cảng Trần Đề là 1 trong 8 dự án giao thông chưa được phê duyệt chủ trương đầu tư. Ảnh: GT
Dự án đường kết nối sau cảng Trần Đề là 1 trong 8 dự án giao thông chưa được phê duyệt chủ trương đầu tư. Ảnh: GT


Đại diện Bộ Giao thông Vận tải cho biết, trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021 - 2025, Bộ GTVT dự kiến đầu tư xây dựng 66 dự án khởi công mới (gồm 2 dự án nối thông đường Hồ Chí Minh mới có chủ trương bổ sung danh mục trung hạn).

Tính đến nay, 58/66 dự án đã có quyết định chủ trương đầu tư, gồm: 4/4 dự án quan trọng quốc gia, 6/10 dự án nhóm A và 48/52 dự án nhóm B, C.

Trong 8 dự án chưa quyết định chủ trương đầu tư, có 4 dự án nhóm A gồm: Đường Hồ Chí Minh đoạn Rạch Sỏi - Bến Nhất, Gò Quao - Vĩnh Thuận; Tuyến nối Hà Giang với cao tốc Nội Bài - Lào Cai (ODA); Nâng cấp QL62, QL53, QL91B khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ODA) và mở rộng cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây.

4 dự án nhóm B, C gồm: Đường Hồ Chí Minh đoạn Chợ Chu - Ngã ba Trung Sơn; Đấu nối ray giữa ga Lào Cai với ga Hà Khẩu Bắc; Mở rộng một số cầu, hầm trên QL1 (ODA) và dự án đường kết nối sau cảng Trần Đề.

Thông tin cụ thể về tình hình hoàn thiện thủ tục các dự án nêu trên, đại diện Vụ Kế hoạch Đầu tư cho biết, dự án đường Hồ Chí Minh đoạn Rạch Sỏi - Bến Nhất, Gò Quao - Vĩnh Thuận và đoạn Chợ Chu - Ngã ba Trung Sơn đang được hoàn thiện hồ sơ để trình cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư trong năm 2022.

Đối với dự án ODA mở rộng một số cầu, hầm trên Quốc lộ 1A và tuyến nối Hà Giang với cao tốc Nội Bài - Lào Cai, Bộ GTVT đã gửi Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Tài chính đề xuất ODA cho 2 dự án.

Bộ Tài chính đã xem xét nội dung đề xuất và báo cáo Thủ tướng Chính phủ về thành tố ưu đãi, cơ chế tài chính của các dự án. Thủ tướng Chính phủ cũng đã giao Bộ Kế hoạch Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, xác định tính ưu tiên của dự án, mức độ cấp thiết và khả năng bố trí vốn cho dự án trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.

Về dự án nâng cấp, cải tạo 3 tuyến Quốc lộ (53, 62, 91B) tại đồng bằng sông Cửu Long, sử dụng vốn vay WB, Bộ GTVT đã lập đề xuất dự án và gửi Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Tài chính và đến thời điểm hiện tại, các Bộ chưa có ý kiến.

Dự án đấu nối ray giữa ga Lào Cai với ga Hà Khẩu Bắc cũng đã được xây dựng báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư nhưng chưa duyệt được chủ trương đầu tư do khó khăn trong việc xác định vị trí đấu nối phía Trung Quốc.

Với dự án đường kết nối sau các khu bến cảng Trần Đề, do chưa kêu gọi được nhà đầu tư xây dựng bến cảng nên chưa có cơ sở xây dựng phương án đầu tư đường kết nối sau cảng. Cùng đó, dự án mở rộng cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây hiện đang cân nhắc phương án giao VEC nghiên cứu phương án đầu tư thay cho đầu tư công ODA.

 

https://laodong.vn/xa-hoi/8-du-an-giao-thong-chua-duoc-phe-duyet-chu-truong-dau-tu-1099146.ldo
 

Theo Minh Hạnh (LĐO)

 

Có thể bạn quan tâm

Nhà đầu tư quay lại lướt sóng bất động sản

Nhà đầu tư quay lại lướt sóng bất động sản

Khảo sát của Viện nghiên cứu Kinh tế - Tài chính - Bất động sản Dat Xanh Services (DXS-FERI) cho thấy, tỷ lệ khách hàng mua để ở giảm từ 59,5% của năm 2023 xuống 44,9% trong năm 2024. Đáng chú ý, đã xuất hiện 10% khách hàng đầu tư lướt sóng trong năm 2024, so với chỉ 1,5% trong năm 2023.

Bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới

Bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới

Khép lại một năm với sự phục hồi tích cực nhờ các bước tiến lớn trong việc hoàn thiện hành lang pháp lý, nhiều nhận định cho rằng năm 2024 là một năm bản lề, là nền tảng tạo động lực cho thị trường bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.