7 trường hợp không được tự ý chuyển mục đích sử dụng đất

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Khi sử dụng đất nhiều trường hợp người dân không được tự ý chuyển mục đích sử dụng đất. Dưới đây là 7 trường hợp không được tự ý chuyển mục đích sử dụng đất.
Khi nào chuyển mục đích phải xin phép?
Căn cứ khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai 2013, nếu thuộc một trong những trường hợp dưới đây thì người dân chỉ được chuyển mục đích sử dụng đất khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền đồng ý:
Trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải xin phép
1. Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối.
2. Chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm.
3. Chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang sử dụng vào mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp.
4. Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp.
5. Chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất.
6. Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở.
7. Chuyển đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ; chuyển đất thương mại, dịch vụ, đất xây dựng công trình sự nghiệp sang đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Nơi nộp hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất
Khoản 1 và khoản 3 Điều 60 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định nơi nộp hồ sơ xin phép chuyển mục đích sử dụng đất như sau:
- Nộp tại Phòng Tài nguyên và Môi trường nếu là hộ gia đình, cá nhân.
- Nộp tại Sở Tài nguyên và Môi trường nếu là tổ chức.
Lưu ý: Địa phương đã tổ chức bộ phận một cửa thì nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa
Khi nào Nhà nước cho phép chuyển mục đích sử dụng đất?
Theo Điều 52 Luật Đất đai 2013, cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất dựa vào căn cứ sau:
- Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
- Nhu cầu sử dụng đất thể hiện đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất.
Như vậy, mặc dù cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhận được đơn của người dân nhưng nếu kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện không cho phép chuyển mục đích thì cũng không được chuyển.
Tự ý chuyển mục đích sử dụng đất có thể bị phạt tới 01 tỷ đồng
Từ ngày 05/1/2020, Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định xử lý vi phạm hành chính lĩnh vực đất đai có hiệu lực thi hành thì nhiều hành vi vi phạm bị xử phạt tới 01 tỷ đồng, trong đó có hành vi tự ý chuyển mục đích sử dụng đất.
5 trường hợp không phải xin phép khi chuyển mục đích
Theo Điều 11 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 12 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT, các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền gồm:
- Chuyển đất trồng cây hàng năm sang đất nông nghiệp khác.
- Chuyển đất trồng cây hàng năm khác, đất nuôi trồng thủy sản sang trồng cây lâu năm.
- Chuyển đất trồng cây lâu năm sang đất nuôi trồng thủy sản, đất trồng cây hàng năm.
- Chuyển đất ở sang đất phi nông nghiệp không phải là đất ở.
- Chuyển đất thương mại, dịch vụ sang đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ; chuyển đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ hoặc đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp sang đất xây dựng công trình sự nghiệp.
Lưu ý: Mặc dù không phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng phải đăng ký biến động (bắt buộc đăng ký).
Trên đây là những trường hợp không được tự ý chuyển mục đích sử dụng đất và những trường hợp không phải xin phép nhưng phải đăng ký biến động. 
A.Vũ (Tổng hợp theo Luật Việt Nam/Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Các đơn vị khẩn trương thi công hồ thị trấn Phú Hòa theo tiến độ. Ảnh: N.D

Dự án hồ thị trấn Phú Hòa: Kỳ vọng phát triển du lịch sinh thái

(GLO)- Dự án hồ thị trấn Phú Hòa (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) được khởi công vào cuối tháng 12-2023, dự kiến hoàn thành trong năm 2025. Công trình được kỳ vọng làm thay đổi cảnh quan môi trường, kết hợp du lịch sinh thái khu vực trung tâm huyện và mang lại nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Nhờ chương trình xây dựng nông thôn mới, nhiều tuyến đường giao thông ở buôn Bluk (xã Phú Cần) được bê tông hóa giúp người dân đi lại thuận tiện. Ảnh: L.N

Krông Pa ưu tiên nguồn lực phát triển mạng lưới giao thông

(GLO)-Huyện Krông Pa ưu tiên nguồn lực để đầu tư phát triển mạng lưới giao thông nông thôn, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Nhờ đó, đến nay, hệ thống giao thông trên địa bàn huyện đã cơ bản đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và tạo động lực cho khu vực vùng sâu, vùng xa phát triển.

Người dân Ia Hlốp mong mỏi con đường bê tông

Người dân Ia Hlốp mong mỏi con đường bê tông

(GLO)- Nhiều năm qua, người dân một số làng thuộc xã Ia Hlốp (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) phải đi trên con đường mưa lầy, nắng bụi. Mong mỏi lớn nhất của người dân là tuyến đường huyết mạch này sớm được quan tâm đầu tư để thuận lợi hơn trong đi lại cũng như vận chuyển hàng hóa.