7 loại trà tốt cho người huyết áp tăng đột ngột

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trong khi đối tượng tiêu thụ cà phê trên thế giới tăng không nhiều thì đối tượng thưởng thức trà trên thế giới lại tăng không ngừng. Đơn giản là vì từ nhiều năm nay, trà không chỉ được xem là nước uống thông thường mà còn có tác dụng ngừa bệnh: Áp huyết cao, tim mạch, thông huyết...

Trà lá sen (lotus)

Theo các nhà khoa học Trung Quốc thì nước sắc và nước ngâm từ lá sen có thể khai thông các mạch máu, giải độc và hạ huyết áp. Không những thế, lá sen còn là phương thuốc hữu hiệu có tác dụng hạ thấp lượng mỡ trong máu. Cách chế biến: Lấy lá sen rửa sạch, thái nhỏ và cho vào nồi nấu với nước lọc, đun sôi kĩ để nguội và uống thay trà.

 

 

Trà hoa cúc (chrysanthemum)

Hoa cúc không chỉ là loài hoa đẹp, được nhiều người yêu thích mà nó còn là loài hoa có lợi cho sức khoẻ. Loài hoa cúc thường được sử dụng làm dược phẩm là cam cúc (camomile), vị hoa không đắng, đặc biệt là những loài cúc màu trắng. Cách dùng: Lấy những cánh hoa cúc, đun với nước đến khi sôi, để nguội uống thay trà. Bạn cũng có thể lấy hoa cúc cộng với hoa kim ngân (honeysuckle) và cam thảo (liquorice) sắc lấy nước uống, chúng có tác dụng làm mát gan, sáng mắt, giải độc, đặc biệt là có tác dụng với người cao huyết áp và xơ vữa động mạch vành.

Trà hoa hòe (flowery)

Nụ hoa hòe phơi khô đun sôi kỹ với nước lọc để nguội, uống nhiều lần trong ngày, sẽ có tác dụng điều chế bệnh huyết áp cao. Ngoài ra, hoa hòe còn có tác dụng làm suy yếu cơn đau và làm co giãn mạch máu.

Trà táo mèo

Táo mèo từ lâu được coi là loài quả tốt cho y học. Các hợp chất trong táo mèo có khả năng hạ thấp huyết áp cao, giúp tiêu hoá tốt, làm mạch máu được mở rộng, giảm lượng đường trong máu. Cách dùng: Thái táo mèo ra từng miếng và ngâm với nước uống thay trà trong ngày.

Trà râu ngô (corn silk)

Trà râu ngô không chỉ có tác dụng điều trị cao huyết áp mà còn có tác dụng chữa tiêu chảy, cầm máu, lợi tiểu và tốt cho dạ dày. Đun sôi nước râu ngô uống thay trà, mỗi lần dùng từ 20-30g.

Trà hà thủ ô (multiflorous knootweed)

Là loại nước uống có tác dụng làm giảm lượng mỡ trong máu, giảm huyết áp cao rất hữu hiệu. Cách dùng: Lấy lá và hoa cây hà thủ ô đun với nước lọc, đun sôi khoảng 30 phút, để khi nước ấm thì uống. Ngày uống một lần sẽ giúp bạn điều trị bệnh rất tốt.

Trà cát căn (kudzu)

Cây cát căn có tác dụng cải thiện được sự hoạt động của mạch máu não, giảm đau đầu, đau mỏi chân tay, đầu gối do bệnh cao huyết áp gây lên. Cách chế biến: Dùng cây cát căn thái ra, mỗi lần lấy khoảng 30g đun với nước lọc, uống nhiều lần trong ngày.

Mai Thương (theo Infornet)

Có thể bạn quan tâm

Giảm cân nhờ ăn bơ

Giảm cân nhờ ăn bơ

Bạn muốn giảm cân? Hãy thử ăn bơ vì bơ có thể giúp giảm trọng lượng cơ thể, cũng như giúp vòng eo nhỏ hơn, theo nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Internal Medicine Review.
Phụ nữ cũng cần tráng dương, ích thận

Phụ nữ cũng cần tráng dương, ích thận

Phụ nữ ở độ tuổi trung niên trở lên, tùy theo từng tình trạng khác nhau, mà có thể uống thêm một ít thuốc tráng dương, ích thận hoặc các loại thuốc pha chế sẵn như các loại cao bổ sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, kéo dài tuổi thanh xuân.
Đạm đậu nành giúp trị viêm ruột

Đạm đậu nành giúp trị viêm ruột

Thí nghiệm của các nhà khoa học Mỹ thuộc Học viện Khoa học Nông nghiệp bang Pennsylvania mới được công bố trên tờ The Journal of Nutritional Biochemistry cho thấy việc bổ sung chất đạm có nguồn gốc từ đậu nành có thể hỗ trợ trị liệu viêm ruột.
Bí quyết giữ sức khỏe khi du lịch

Bí quyết giữ sức khỏe khi du lịch

Những ngày lễ, mùa hè mọi người thường về thăm quê, du lịch trong hoặc ngoài nước. Nên chuẩn bị hành trang đầy đủ tuân theo một số quy định, nguyên tắc về an toàn để chuyến du lịch vui vẻ, sức khỏe và thoải mái.
Mau đói do... ăn mặn

Mau đói do... ăn mặn

Trong lúc thực hiện sứ mệnh giả định đến sao Hỏa, một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế phát hiện ăn mặn gây đói cồn cào hơn là khiến đối tượng khát nước.