50 năm thống nhất đất nước: Ngày 12/4/1975 - Mở thông hành lang nối Đông Nam Bộ với Đồng Tháp Mười

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Lực lượng vũ trang khu 8, khu 9 đã mở thông hành lang nối liền từ miền Đông Nam Bộ đến Đồng Tháp Mười, làm chủ các đoạn đường chiến lược quan trọng ở vùng giáp ranh.

Vượt ngầm đưa hàng hóa ra chiến trường. (Ảnh: Thành Vinh/TTXVN)
Vượt ngầm đưa hàng hóa ra chiến trường. (Ảnh: Thành Vinh/TTXVN)

Ngày 12/4/1975, lực lượng vũ trang khu 8, khu 9 đã mở thông hành lang nối liền từ miền Đông Nam Bộ đến Đồng Tháp Mười, làm chủ các đoạn đường chiến lược quan trọng ở vùng giáp ranh để tạo điều kiện đưa thêm lực lượng, binh khí kỹ thuật vào áp sát Sài Gòn.

Lực lượng vũ trang Quân khu 9 nổ súng tiến công, đánh thiệt hại nặng chi khu Ba Càng, chi khu Bình Minh, phân chi khu Đông Thành, diệt và bức rút 13 đồn, giải phóng một đoạn bờ Nam sông Hậu.

Bộ đội địa phương Vĩnh Long tiêu diệt hậu cứ tiểu đoàn bảo an và phân chi khu Mỹ Thuận, bức rút 12 đồn bót.

Quân giải phóng sử dụng pháo 105mm thu được của địch bắn vào chi khu Bình Minh, trường huấn luyện Cái Vồn, sân bay Trà Nóc, tiểu khu Phong Dinh, Tổng Lãnh sự quán Mỹ tại Cần Thơ, Sở chỉ huy Quân khu 4 - Quân đoàn 4, nhà riêng Tư lệnh Vùng 4 chiến thuật Nguyễn Khoa Nam.

Cùng với hoạt động của Binh đoàn cánh Tây Nam và lực lượng vũ trang Quân khu 8 trên đường số 4, các cuộc tiến công của Quân khu 9 trên mặt trận Cần Thơ và Vĩnh Trà đã góp phần giữ chân quân địch tại chỗ, từng bước cô lập Đồng bằng sông Cửu Long với thành phố Sài Gòn.

Cùng ngày, Thường vụ Thành ủy Sài Gòn-Gia Định ra Nghị quyết chuẩn bị ráo riết cho Chiến dịch giải phóng Sài Gòn-Gia Định.

Chiều 12/4/1975, trong buổi họp giữa Bộ Tư lệnh Chiến dịch cùng một số cán bộ cao cấp ở Sở Chỉ huy, có ý kiến đề nghị lấy tên Bác đặt tên cho chiến dịch giải phóng thành phố Sài Gòn. Đó là sự thể hiện lòng kính yêu vô hạn của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân đối với Bác, niềm tin và ý chí quyết thắng của quân dân cả nước và cũng là cách biểu thị tấm lòng của Bác đối với đồng bào miền Nam ruột thịt, những người lúc nào cũng “ở trong tim” của Người.

Bộ Tư lệnh Chiến dịch nhất trí gửi một bức điện lên Bộ Chính trị xin được đặt tên chiến dịch tổng công kích và nổi dậy giải phóng Sài Gòn, chiến dịch quy mô lớn nhất, có ý nghĩa lịch sử sâu xa nhất trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc là Chiến dịch Hồ Chí Minh...

Đến 19 giờ ngày 14/4/1975, Bức điện số 37/TK của Bộ Chính trị gửi đến mặt trận, toàn văn như sau: "Đồng ý Chiến dịch Sài Gòn lấy tên là Chiến dịch Hồ Chí Minh."

Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng các đồng chí trong Quân ủy Trung ương duyệt phương án tác chiến Chiến dịch Hồ Chí Minh (Hà Nội, 4/1975). (Ảnh: TTXVN)
Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng các đồng chí trong Quân ủy Trung ương duyệt phương án tác chiến Chiến dịch Hồ Chí Minh (Hà Nội, 4/1975). (Ảnh: TTXVN)

Trong một diễn biến khác, để quyết tâm giữ Xuân Lộc, ngày 12/4/1975, địch vội vã đổ Lữ đoàn 1 dù từ Sài Gòn xuống ngã ba Tân Phong, các ngày sau đó bố trí lại đội hình trong thị xã và điều là đoàn 3 thủy quân lục chiến, Chiến đoàn 318 biệt động đến Trảng Bom, Chiến đoàn 322 biệt động ở Bầu Cá, Chiến đoàn 315 ở Bầu Hàn, điểm cao 122, Trung đoàn 8 thuộc đoàn 5 từ Lai Khê sang Bầu Cá.

Như vậy địch đã tập trung ở khu vực này 50% lực lượng bộ binh, 60% pháo binh và hầu hết xe tăng, xe thiết giáp của Quân đoàn 1 cùng lực lượng tổng dự bị tương đương 1 sư đoàn.

Không quân ở các sân bay Biên Hòa, Tân Sơn Nhất được huy động trung bình 80 lần chiếc/ngày để chi viện trực tiếp cho các mũi phản kích. Địch còn sử dụng cả bom CBU, loại bom có sức hủy diệt lớn, thế giới cấm sử dụng để ngăn chặn ta tiến công.

Cuộc chiến đấu ở Xuân Lộc diễn ra hết sức quyết liệt. Qua 3 ngày chiến đấu, tuy ta đã chiếm được một số mục tiêu, diệt một bộ phận sinh lực địch và giữ được một số bàn đạp quan trọng, nhưng ta chưa diệt gọn được 1 tiểu đoàn nào của chúng.

Xuất phát từ nhận định cơ bản: Xuân Lộc chỉ có giá trị khi được nối với Biên Hòa, Bộ Tư lệnh chiến dịch chủ trương lập thế trận mới, cô lập và cắt rời Xuân Lộc ra khỏi Biên Hòa bằng cách đánh chiếm ngã ba Dầu Giây, cắt đường số 1 chặn đánh địch từ Trảng Bom lên, đánh chiếm Tân Phong, cắt đường số 2 đi Bà Rịa.

Thực hiện chủ trương trên, Bộ tư lệnh chiến dịch quyết định tạm dừng tiến công vào thị xã, chỉ để lại một bộ phận nhỏ lực lượng giữ những khu vực đã chiếm và kiềm chế nghi binh địch, còn đại bộ phận lực lượng chuyển ra ngoài, tổ chức rút kinh nghiệm, thay đổi cách đánh để giải phóng Xuân Lộc.

Theo TTXVN/Vietnam+

Có thể bạn quan tâm

Thung lũng Ia Drăng: Ngày ấy, bây giờ

Thung lũng Ia Drăng: Ngày ấy, bây giờ

(GLO)- Nói đến thung lũng Ia Drăng, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến nơi ghi dấu trận thắng Mỹ đầu tiên của quân và dân ta ở Tây Nguyên. Nửa thế kỷ sau ngày đất nước thống nhất, vùng chiến địa năm xưa đang từng ngày “thay da, đổi thịt”.

Vững niềm tin chiến thắng

Vững niềm tin chiến thắng

(GLO)- Với niềm tin chiến thắng, những thầy thuốc kiên trung đã vượt mọi gian khổ, hy sinh cho đến ngày thống nhất đất nước. Trong tháng Tư lịch sử này, nhớ lại những năm tháng cống hiến sức trẻ vì độc lập, tự do của Tổ quốc, ai cũng xúc động xen lẫn tự hào.

Báo chí quốc tế viết về đại lễ 50 năm giải phóng miền Nam

Báo chí quốc tế viết về đại lễ 50 năm giải phóng miền Nam

Sự kiện Việt Nam kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước được rất nhiều báo chí quốc tế đưa tin đậm nét trong những ngày vừa qua, với điểm nhấn là không khí lễ hội hân hoan cũng như những thành tựu nổi bật mà Việt Nam đạt được trong những năm qua.

Cảm xúc trào dâng trong ngày đại thắng

Cảm xúc trào dâng trong ngày đại thắng

(GLO)- 50 năm đã đi qua, song đại thắng mùa xuân năm 1975, thời khắc Sài Gòn giải phóng lúc 11 giờ 30 phút ngày 30-4-1975 mãi mãi là cột mốc chói lọi trong lịch sử chống xâm lược, mở ra kỷ nguyên mới của dân tộc Việt Nam: độc lập, thống nhất, hòa bình, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Để giang sơn gấm vóc mãi mãi yên bình, cường thịnh

Để giang sơn gấm vóc mãi mãi yên bình, cường thịnh

(GLO)- Nửa thế kỷ hòa bình thống nhất là nửa thế kỷ xây dựng lại non sông từ vỡ vụn chiến tranh. Vượt qua những trở lực từ bên ngoài, dám nhìn nhận những sai lầm nội tại, chúng ta tiến hành công cuộc đổi mới và đạt được những thành tựu mà 40 năm trước, nhiều người không thể hình dung.

Tự hào là người Việt Nam

Tự hào là người Việt Nam

(GLO)- Càng đến gần lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), không khí trên khắp mọi miền Tổ quốc lại càng thêm rộn ràng, náo nhiệt. Cờ đỏ sao vàng phấp phới tung bay. Gương mặt mỗi người con đất Việt cũng ánh lên niềm tự hào.