50 năm thống nhất đất nước - Ngày 8/4/1975: Máy bay ta ném bom Dinh Độc Lập

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ngày 8/4/1975, Bộ Chỉ huy Chiến dịch giải phóng Sài Gòn-Gia Định được thành lập, các đơn vị tham gia chiến dịch tiến công Sài Gòn-Gia Định bắt đầu hình thành thế bao vây chia cắt, áp sát Sài Gòn.

Ngày 8/4/1975, Bộ Chỉ huy Chiến dịch giải phóng Sài Gòn-Gia Định được thành lập, gồm Đại tướng Văn Tiến Dũng, Tư lệnh; đồng chí Phạm Hùng, Chính ủy; các phó Tư lệnh là các đồng chí Trần Văn Trà, Lê Đức Anh, Lê Trọng Tấn, Đinh Đức Thiện, Lê Quang Hòa (Phó Chính ủy kiêm Chủ nhiệm Chính trị); Lê Ngọc Hiền, Quyền Tham mưu trưởng.

dinh-doc-lap-dd.jpg
Lễ chuyển giao cờ chiến thắng, tiễn trung đoàn 3 (Đoàn Khe Sanh) trước khi vào chiến dịch giải phóng Sài Gòn tại rừng cao su Biên Hòa (Đồng Nai). (Ảnh: Quang Thành/TTXVN)

Đồng chí Nguyễn Văn Linh phụ trách công tác nổi dậy của quần chúng. Đồng chí Võ Văn Kiệt phụ trách công tác tiếp quản sau giải phóng. Sau đó, Bộ Chỉ huy Chiến dịch đề nghị Bộ Chính trị cho Chiến dịch giải phóng Sài Gòn-Gia Định được mang tên Chiến dịch Hồ Chí Minh và đã được chấp thuận.

Cùng ngày, các đơn vị tham gia chiến dịch tiến công Sài Gòn-Gia Định bắt đầu hình thành thế bao vây chia cắt, áp sát Sài Gòn. Đoàn 232 tiến công Tân An. Sư đoàn 3, Sư đoàn 5 tiêu diệt các vị trí Bến Cầu, Mộc Bài, An Thạnh, Trà Cao, Ba Quéo, mở đường đưa lực lượng xuống Khu 8. Binh đoàn Cửu Long phối hợp với lực lượng vũ trang quân khu 7 bắt đầu tiến công thị xã Xuân Lộc.

Tại Xuân Lộc, địch tổ chức một hệ thống phòng ngự kiên cố để bảo vệ Sài Gòn từ phía đông, ngăn chặn đường tiến quân của ta về Sài Gòn. Chúng dùng toàn bộ Sư đoàn 18, tăng cường lữ đoàn kỵ binh 3, một lữ đoàn dù, các tiểu đoàn pháo binh trực thuộc và khả năng cao nhất của không quân ở sân bay Biên Hòa, Tân Sơn Nhất, Cần Thơ, quyết "tử thủ" Xuân Lộc đến cùng.

Chấp hành mệnh lệnh của Bộ Chỉ huy miền, để phối hợp hoạt động với Xuân Lộc, dù không đủ thời gian chuẩn bị, ngày 8/4, Quân khu 9 vẫn ra lệnh tiến công sân bay Trà Nóc (Cần Thơ). Sư đoàn 4 chiến đấu quyết liệt với địch ở lộ Vòng Cung. Trung đoàn 10 (thuộc Sư đoàn 4) và Tiểu đoàn 2 Tây Đô vượt qua lộ Vòng Cung đánh sân bay Trà Nóc.

Bộ đội lên máy bay vận tải vào miền Nam tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh, giải phóng Sài Gòn (tháng 4/1975). (Ảnh: TTXVN)
Bộ đội lên máy bay vận tải vào miền Nam tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh, giải phóng Sài Gòn (tháng 4/1975). (Ảnh: TTXVN)

Cùng lúc, lực lượng biệt động thành đội Cần Thơ và bộ phận pháo Quân khu đánh vào hai sân bay Trà Nóc và Lộ Tẻ để Sư đoàn 4 phát triển đánh sân bay và tiến công vào thành phố Cần Thơ.

Tại Long Châu Hà, ngày 8/4, Trung đoàn 101 được lệnh chuyển về Cần Thơ, nằm trong đội hình của Sư đoàn 4 làm đội dự bị. Hai tiểu đoàn độc lập ở lại tiếp tục tiêu diệt phân chi khu xã Phú Nhuận và giải phóng kinh Xáng Mốp Văn dài 10km.

8 giờ 30 phút 8/4, phi công Nguyễn Thành Trung nhận lệnh lái máy bay F5E ném bom dinh Độc Lập, sau đó hạ cánh an toàn xuống sân bay Phước Long.

Cùng ngày, Bộ Chỉ huy miền tổ chức lực lượng đặc công tham gia Chiến dịch giải phóng Sài Gòn-Gia Định. Đoàn đặc công 27 và Lữ đoàn 316 đặc công - biệt động Sài Gòn được thống nhất lại, tổ chức thành các cánh trên các hướng bao quanh Sài Gòn, mỗi cánh có ban chỉ huy chung gồm cán bộ đặc công chủ lực cơ động, đặc công biệt động, cán bộ của Bộ tư lệnh khu Sài Gòn-Gia Định.

Lực lượng đặc công phối hợp các binh đoàn chủ lực bắt đầu các cuộc tiến công phá vỡ tuyến phòng thủ vòng ngoài. Các đơn vị đặc công tiến công các căn cứ, đồn bốt, chi khu quân sự của địch, góp phần tạo thế chuẩn bị cho Chiến dịch giải phóng Sài Gòn-Gia Định.

Ngày 8/4, Trung đoàn 116 đặc công đánh chiếm Trường sĩ quan Thiết giáp Nước Trong, dùng hỏa lực bắn phá trại biệt kích Lôi Hổ, Yên Thế và căn cứ Long Bình. Cùng lúc đó, Trung đoàn 113 đánh và phá hủy kho bom Bình Ý, dùng ĐKB và cối bắn phá sân bay Biên Hòa.

Chấp hành nhiệm vụ vận chuyển quân và vũ khí đạn dược vào miền Nam, ngày 8/4, đội hình thứ ba gồm 100 xe của Trung đoàn ôtô 11 và 13 thuộc Bộ Tư lệnh Trường Sơn - Đường 559 cơ động cùng Sư đoàn phòng không 367 với cơ số xăng, dầu, đạn dược cùng toàn bộ binh khí kỹ thuật của Quân đoàn 1 tiến thẳng từ Vĩnh Chấp hướng đến Đồng Xoài.

Theo Thu Hạnh (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Thung lũng Ia Drăng: Ngày ấy, bây giờ

Thung lũng Ia Drăng: Ngày ấy, bây giờ

(GLO)- Nói đến thung lũng Ia Drăng, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến nơi ghi dấu trận thắng Mỹ đầu tiên của quân và dân ta ở Tây Nguyên. Nửa thế kỷ sau ngày đất nước thống nhất, vùng chiến địa năm xưa đang từng ngày “thay da, đổi thịt”.

Vững niềm tin chiến thắng

Vững niềm tin chiến thắng

(GLO)- Với niềm tin chiến thắng, những thầy thuốc kiên trung đã vượt mọi gian khổ, hy sinh cho đến ngày thống nhất đất nước. Trong tháng Tư lịch sử này, nhớ lại những năm tháng cống hiến sức trẻ vì độc lập, tự do của Tổ quốc, ai cũng xúc động xen lẫn tự hào.

Báo chí quốc tế viết về đại lễ 50 năm giải phóng miền Nam

Báo chí quốc tế viết về đại lễ 50 năm giải phóng miền Nam

Sự kiện Việt Nam kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước được rất nhiều báo chí quốc tế đưa tin đậm nét trong những ngày vừa qua, với điểm nhấn là không khí lễ hội hân hoan cũng như những thành tựu nổi bật mà Việt Nam đạt được trong những năm qua.

Cảm xúc trào dâng trong ngày đại thắng

Cảm xúc trào dâng trong ngày đại thắng

(GLO)- 50 năm đã đi qua, song đại thắng mùa xuân năm 1975, thời khắc Sài Gòn giải phóng lúc 11 giờ 30 phút ngày 30-4-1975 mãi mãi là cột mốc chói lọi trong lịch sử chống xâm lược, mở ra kỷ nguyên mới của dân tộc Việt Nam: độc lập, thống nhất, hòa bình, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Để giang sơn gấm vóc mãi mãi yên bình, cường thịnh

Để giang sơn gấm vóc mãi mãi yên bình, cường thịnh

(GLO)- Nửa thế kỷ hòa bình thống nhất là nửa thế kỷ xây dựng lại non sông từ vỡ vụn chiến tranh. Vượt qua những trở lực từ bên ngoài, dám nhìn nhận những sai lầm nội tại, chúng ta tiến hành công cuộc đổi mới và đạt được những thành tựu mà 40 năm trước, nhiều người không thể hình dung.

Tự hào là người Việt Nam

Tự hào là người Việt Nam

(GLO)- Càng đến gần lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), không khí trên khắp mọi miền Tổ quốc lại càng thêm rộn ràng, náo nhiệt. Cờ đỏ sao vàng phấp phới tung bay. Gương mặt mỗi người con đất Việt cũng ánh lên niềm tự hào.