3 điều doanh nghiệp bất động sản cần lưu ý khi Covid

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Chuyên gia cho rằng trong đại dịch Covid-19, doanh nghiệp cần chú ý yếu tố pháp lý, tính đến chiến lược phát triển và hoàn thiện hệ sinh thái của các dự án.
Báo cáo thị trường bất động sản nửa đầu năm 2020 của Savills cho thấy tại một số phân khúc, Covid-19 có ảnh hưởng rõ rệt khi định hình lại thị trường, tạo ra các xu hướng mới hoặc tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt giữa các bên. Theo đó, nhiều doanh nghiệp đang phải rà soát lại các dự án và triển khai kế hoạch dài hơi hơn; nhà đầu tư cũng thận trọng hơn khi lựa chọn kênh đầu tư.
Bà Đỗ Thị Thu Hằng, Giám đốc bộ phận Nghiên cứu và Tư vấn của Savills Hà Nội, nhìn nhận doanh nghiệp cần quan tâm hàng đầu đến yếu tố pháp lý để có thể vượt qua khó khăn, thách thức trong và sau Covid-19.
“Pháp lý tốt sẽ giúp doanh nghiệp vượt qua giai đoạn bất khả kháng như đại dịch và phát triển bền vững. Pháp lý rõ ràng sẽ hỗ trợ cho tính thanh khoản của sản phẩm; trong trường hợp không thanh khoản ngay được tại thị trường thì doanh nghiệp vẫn tìm được các phương án phù hợp để tạo ra tính thanh khoản, hỗ trợ quá trình đầu tư”, bà Hằng nói.

Ngã 6 Phù Đổng (phường Bến Thành, quận 1, TP.HCM) nhìn từ trên cao. Ảnh: Chí Hùng.
Ngã 6 Phù Đổng (phường Bến Thành, quận 1, TP.HCM) nhìn từ trên cao. Ảnh: Chí Hùng.
Thứ hai, doanh nghiệp cần phải tính đến yếu tố chiến lược dành cho ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bởi có những dòng sản phẩm không phù hợp kinh doanh vào thời điểm hiện tại. Doanh nghiệp cũng cần rà soát lại các đối tượng khách hàng, các phân khúc ở từng địa bàn có thể khai thác.
Đơn cử, các chủ đầu tư hiện nay hướng đến việc đầu tư vào bất động sản đô thị có khung pháp lý tốt ở nhiều tỉnh thành. Những dòng sản phẩm này sẽ hướng nhiều đến thu hút khách hàng tại địa phương, sau đó là khách từ các địa phương lân cận.
Thứ ba, yếu tố hoàn thiện hệ sinh thái của dự án rất cần được coi trọng như phát triển thêm các dòng sản phẩm, tiện ích mới; những sản phẩm tích hợp các yếu tố chăm sóc sức khỏe, đảm bảo tính an toàn hoặc có nguồn cầu lớn mà chưa được thử nghiệm khai thác. Covid-19 làm cho tiến trình triển khai các dự án chậm lại nhưng cũng là dịp để các chủ đầu tư xem xét việc phát triển áp dụng công nghệ 4.0 vào việc hỗ trợ bán sản phẩm, quản lý vận hành bất động sản…
Các chủ đầu tư lớn có điều kiện, chi phí đầu tư nhiều, làm ra các sản phẩm bài bản, sẽ tạo được sự khác biệt trong tương lai. Tuy nhiên, các chủ đầu tư ở quy mô và năng lực vừa phải hơn, nên tính đến việc tích hợp công nghệ 4.0 ở mức có thể.
Đại diện Savills Hà Nội cũng cho rằng trong xu hướng thị hiếu của người tiêu dùng và các yêu cầu của nhà đầu tư thay đổi, chủ đầu tư cần tính toán tạo ra các sản phẩm gần với giá trị mở bán, thay vì chỉ dựa vào các yếu tố bên ngoài như các công trình hạ tầng giao thông, hạ tầng xã hội lớn để bán với giá cao.
“Nếu đầu tư thực chất vào các yếu tố đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt, tiện ích đa dạng… sẽ dẫn đến hiện tượng mặt bằng giá tăng lên”, bà Hằng khẳng định.
Văn Hưng/Zing/Dân Việt

Có thể bạn quan tâm

Ayun Pa ưu tiên đầu tư hạ tầng đô thị

Ayun Pa ưu tiên đầu tư hạ tầng đô thị

(GLO)- Với mục tiêu trở thành vùng kinh tế động lực khu vực phía Đông tỉnh và hoàn thành các tiêu chí đô thị loại III vào năm 2025, thị xã Ayun Pa đã huy động các nguồn lực tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng để bộ mặt đô thị ngày càng khang trang, xanh-sạch-đẹp.

Lãng phí khổng lồ từ quy hoạch treo

Lãng phí khổng lồ từ quy hoạch treo

Một bán đảo nằm ngay trung tâm thành phố lớn nhất cả nước, được ví như 'ngọc trong ngọc' nhưng treo 30 năm, lãng phí nếu quy ra tiền là bao nhiêu? Không ai có thể tính đúng tính đủ, nhưng chắc chắn đó là một con số khổng lồ.

Lấp đầy khoảng trống định giá đất

Lấp đầy khoảng trống định giá đất

Doanh nghiệp từ chối thẩm định giá khiến hàng ngàn dự án trị giá hàng triệu tỉ đồng bị tắc nghẽn là vấn đề nổi cộm lâu nay. Vấn đề này đã được đưa ra thảo luận tại nghị trường Quốc hội thế nhưng "khoảng trống thẩm định giá" đến nay vẫn chưa thể lấp đầy.