22 dự án BOT vừa bị Kiểm toán Nhà nước phát hiện thu "thừa" hơn 22.000 tỷ đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Đến cuối tháng 9, chỉ với 22 dự án BOT giao thông được kiểm tra, Kiểm toán Nhà nước đã phát hiện các dự án đề xuất thu phí "quá" so với tính toán thực của kiểm toán 22.237 tỷ đồng.
 

Kiểm toán Nhà nước phát hiện các dự án BOT giao thông thu
Kiểm toán Nhà nước phát hiện các dự án BOT giao thông thu "thừa" 22.000 tỷ đồng.

Theo Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc, tại Báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về tăng cường các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm năm 2017 của Kiểm toán Nhà nước, tính đến hết tháng 9/2017, Kiểm toán Nhà nước (KTNN) đã thực hiện kiểm toán 22 dự án về quản lý đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức đối tác công tư của Bộ Giao thông vận tải (dự án BOT giao thông).

Theo đó, kiến nghị giảm thời gian thu phí 62 năm 8 tháng tại 22 dự án BOT giao thông này, tương ứng giảm doanh thu 22.237,6 tỷ đồng.

Cũng theo kết quả báo cáo, KTNN phát hiện có 6 trong số 52 trạm thực hiện thu phí trước 14 năm 6 tháng, trong khi chưa đủ điều kiện thu phí, thu phí trước thời điểm dự án hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng.

Cùng với đó, toàn quốc có 31 trong tổng số 87 trạm thu phí trên cùng tuyến không đảm bảo khoảng cách tối thiểu giữa 2 trạm 70 km.

Tổng Kiểm toán Hồ Đức Phớc cho biết, tính đến ngày 30-9-2017, Kiểm toán Nhà nước đã triển khai 185/252 cuộc kiểm toán theo kế hoạch, kết thúc 164 cuộc kiểm toán, xét duyệt 144 dự thảo báo cáo kiểm toán, phát hành 90 báo cáo kiểm toán.

Trong khi đó, theo yêu cầu, trong năm 2017, Kiểm toán Nhà nước sẽ thực hiện 252 cuộc kiểm toán.

Vũ Đậu/DSPL

Có thể bạn quan tâm

Xe chở đá vương vãi gây mất an toàn giao thông trên quốc lộ 19B

Xe chở đá vương vãi gây mất an toàn giao thông trên quốc lộ 19B

(GLO)- Thời gian qua, người dân xã Ia Nan (huyện Đức Cơ) sinh sống gần khu vực mỏ khai thác của Công ty TNHH Thương mại Tân Vĩnh Phát (xã Ia Nan) liên tục phản ánh về việc các xe ben chở đá từ khu vực mỏ ra quốc lộ 19B không được che đậy kỹ càng khiến đá vương vãi xuống lòng đường. 

Hiện nay, việc thu hút các hộ kinh doanh vào mua bán tại chợ đang gặp nhiều khó khăn. Ảnh: V.T

Hướng đi nào cho chợ dân sinh trong thời đại số

(GLO)- Chợ dân sinh (hay còn gọi là chợ truyền thống) từ lâu là phần không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt, gắn kết cộng đồng, lưu giữ nét văn hóa. Thế nhưng, trước làn sóng mạng lưới bán lẻ hiện đại mở rộng, thương mại điện tử bùng nổ, chợ dân sinh đang đối mặt với thách thức lớn.