Vào ngày này 18 năm trước, nỗi kinh hoàng bao trùm nước Mỹ khi những máy bay bị khủng bố khống chế tấn công tòa nhà Tháp đôi, cướp đi hàng nghìn sinh mạng.
Ngày 11/9/2001, bốn chuyến bay thương mại bị khủng bố tấn công, kiểm soát và điều hướng đâm vào các địa điểm trong đó có Tháp đôi New York City, Mỹ. Thảm họa xảy ra khi người dân New York đang trong giờ cao điểm vội vã đến công sở hoặc trường học.
8 giờ 46 phút, chuyến bay 11 của American Airlines, đến Los Angeles, bị các thành viên của Al-Qaeda chiếm quyền điều khiển tại sân bay Boston và bay vào Tháp Bắc của Trung tâm Thương mại Thế giới.
Người dân sững sờ và hoài nghi khi khói từ tòa nhà bốc lên nghi ngút, tự hỏi liệu có lẽ đó là một tai nạn, cho đến 17 phút sau, máy bay thứ hai, chuyến bay 175 của United Airlines, đâm vào Tháp Nam lúc 9h03.
Đến 10h30, Tòa tháp đôi sụp đổ, khiến mọi người phải chạy trốn vì khắp nơi phủ đầy bụi và mảnh vụn. Cách đó 370 km, chuyến bay 77 của American Airlines bay vào tòa nhà Lầu năm góc ở Virginia lúc 9h37 và chuyến bay 93 của United Airlines rơi xuống một cánh đồng gần Shanksville, Pennsylvania, lúc 10h03.
Trong vòng chưa đầy hai giờ, 2.996 người thiệt mạng và hơn 6000 người bị thương.
Nước Mỹ chấn động. Thế giới bàng hoàng.
Hình ảnh máy bay 175 của United Airlines bị cướp quyền kiểm soát sắp đâm vào tòa tháp thứ hai của Trung tâm Thương mại Thế giới. (Ảnh: AP).
Một vụ nổ dữ dội làm rung chuyển tòa tháp phía nam của Trung tâm Thương mại Thế giới khi chuyến bay 175 của United Airlines bị cướp đâm vào tòa nhà. Ảnh: Spencer Platt / Getty Images
Người dân nhìn lên khi Trung tâm Thương mại Thế giới bốc cháy vào ngày 11/9/2001. (Ảnh: Spencer Platt / Getty Images)
Một số người mắc kẹt bên ngoài cửa sổ Tháp Bắc của Trung tâm Thương mại Thế giới sau khi máy bay tấn công vào tòa nhà. (Ảnh: Jose Jimenez / Primera Hora / Getty Images)
Một người đàn ông phủ đầy bụi bên ngoài Trung tâm Thương mại Thế giới. (Ảnh: Spencer Platt / Getty Images)
Người dân khóc trên đường phố khi họ chứng kiến các cuộc tấn công khủng bố. (Ảnh: Ernesto Mora / AP).
Người đàn ông không rõ danh tính bị rơi từ Tháp Bắc. (Ảnh: AP)
Nhân viên mật vụ Thomas Armas đưa một phụ nữ bị thương lên xe cứu thương. (Ảnh: Thomas Monaster / NY).
Cựu chánh văn phòng Nhà Trắng Andy Card thì thầm vào tai tổng thống khi đó, ông George W. Bush để cho ông biết về vụ máy bay đâm vào Trung tâm Thương mại Thế giới trong chuyến thăm Trường tiểu học Emma E. Booker ở Sarasota, Florida. (Ảnh: Doug Mills / AP)
Người dân chạy khi một trong những tòa tháp của Trung tâm Thương mại Thế giới sụp đổ. (Ảnh: AP)
Các nhân viên FBI, lính cứu hỏa, nhân viên cứu hộ và kỹ sư làm việc tại nơi xảy ra vụ việc ở Lầu Năm Góc. (Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ)
Một bức ảnh trong đống đổ nát. (Ảnh: Nathan Edwards)
Tổng thống George W. Bush theo dõi tin tức về các cuộc tấn công.
Một nhà khoa học có hơn 40 năm nghiên cứu sâm Ngọc Linh và người sở hữu bộ sưu tập sâm được coi là lớn nhất Việt Nam gặp nhau. Rồi họ dành tất cả tấm lòng cho sâm quốc bảo. Đó là GS-TS Nguyễn Minh Đức và ông Nguyễn Tấn Việt.
(GLO)- Với lợi thế là vùng lõi của Khu dự trữ sinh quyển thế giới cao nguyên Kon Hà Nừng, Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh tích cực quảng bá, giới thiệu với bạn bè thế giới những giá trị về đa dạng sinh học cũng như nỗ lực bảo tồn thiên nhiên.
Nhân dịp tham dự Đại hội đồng liên nghị viện Đông Nam Á - AIPA lần thứ 43 vào tháng 11/2022, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ đã có cuộc hội kiến với Thủ tướng Campuchia Hun Sen tại Cung Hòa Bình.
(GLO)- Gọi anh là "người rừng" cũng không ngoa, bởi hơn 15 năm qua, Thạc sĩ Nguyễn Ái Tâm-điều phối viên Hội Động vật học Frankfurt (Đức) tại Việt Nam ở rừng nhiều hơn ở nhà. Suốt từng ấy năm, anh gắn bó với Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh để nghiên cứu voọc chà vá chân xám-loài linh trưởng đặc hữu của Việt Nam, đồng thời chung tay bảo tồn đa dạng sinh học nơi này.
(GLO)- Năm 1971, cuộc kháng chiến chống Mỹ bước vào thời điểm ác liệt. Trong khí thế thi đua đánh giặc lập công của quân và dân Kdang (huyện Đak Đoa), có một thiếu niên mới 13 tuổi đã chế mìn tự tạo phá hủy 1 xe tăng địch, góp thêm chuỗi dài thành tích cho xã anh hùng.
Nơi rừng thiêng nước độc, vẫn có những người treo mình trên tầng cây cao bên vách núi chênh vênh vài chục mét để lấy được những nhánh lan rừng, hay những tổ ong rừng, săn những loài cá suối độc đáo.... cuộc sống trong rừng tách biệt với thế giới bên ngoài khiến những người thợ rừng có những câu chuyện kể để nhiều người thích thú.
Ngày thường, nải chuối có giá vài chục ngàn đồng, nhưng ngày tết có nải giá tăng đến vài trăm ngàn đồng, thậm chí cả triệu đồng, nên sinh ra nghề buôn chuối cúng. Nghề chỉ có “tuổi thọ” nửa tháng trong mỗi năm, vào những ngày cận tết.
Loại cát trắng ven biển rất được ưa chuộng để đổ vào lư hương, làm mới bàn thờ ngày tết. Nhiều người dân Quảng Bình đã lặn lội vào các đồi cát để tìm kiếm và đào bới hàng giờ...
Vượt qua những cơn sóng quăng quật, những món quà tết gói bằng yêu thương từ đất liền được đưa đến những hòn đảo tiền tiêu. Bao khắc khoải ngóng vọng của mùa biển động trong mắt chiến sĩ và những cư dân đảo hẳn đã nguôi đi nhiều sau tiếng còi tàu báo tin xuân sớm đang về.
Làng mai xã Tân Tây (huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An) đang khoác lên mình “tấm áo mới“ với những ngôi nhà tiền tỷ kiểu dáng hiện đại, khang trang. Hết thảy là nhờ mai, một loại cây không chỉ rực sắc vàng, mà còn cho “vị ngọt“ ở chốn bưng biền này.
Hầu như chuyến xe nào Lê Hoài Nhân cũng được đề nghị trả tiền nhưng anh đều từ chối. Với những người nghèo khó, Nhân còn tặng gạo, thực phẩm và một ít tiền để họ bớt vất vả.
Trên khắp các ngả đường thành phố, không khí chuẩn bị Tết nguyên đán Quý Mão 2023 đang bước vào giai đoạn nước rút. Người người hối hả làm nốt công việc cuối cùng để trở về nhà, nhưng cũng có người lặng lẽ nép mình giữa phố xá, ngóng tết quê qua chiều dài nỗi nhớ…
Hồ hởi gửi thông tin, hình ảnh của con mình cho 'nhà tuyển dụng mẫu nhí', nhiều phụ huynh phải 'làm nhiệm vụ' theo yêu cầu để rồi ngỡ ngàng khi mình trở thành nạn nhân. Chưa hết, hình ảnh của bé còn bị các nghi can sử dụng để lừa đảo.