Nguy cơ cháy rừng còn cao

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Mặc dù đã có một số nơi xuất hiện mưa dông, song theo cảnh báo của Cục Kiểm lâm, Gia Lai vẫn đang là một trong những tỉnh có nguy cơ cháy rừng cấp V. Đây là cấp cực kỳ nguy hiểm, nếu cháy rừng xảy ra thì hầu hết các kiểu rừng đều dễ bắt lửa với tốc độ lan tràn rất nhanh.

  Cháy rừng le ở đèo Yang Mang (huyện Đak Pơ). Ảnh: Lê Nam
Cháy rừng le ở đèo Yang Mang (huyện Đak Pơ). Ảnh: Lê Nam

Thời gian qua, trên địa bàn huyện Đak Pơ liên tục xảy ra cháy thực bì dưới tán rừng thông và cháy le, lồ ô dưới tán rừng tự nhiên. Mới đây nhất, vào các ngày 13, 14, 15-4 đã xuất hiện nhiều điểm cháy thực bì, le, lau lách tại tiểu khu 604 thuộc địa phận xã Hà Tam. Ngay khi phát hiện, lực lượng chức năng đã tiếp cận để dập tắt đám cháy, nhưng thời tiết nắng nóng làm cho công tác chữa cháy gặp rất nhiều khó khăn. Trước đó, vào khoảng 13 giờ ngày 1-4, khu vực đèo Mang Yang có đám cháy thực bì dưới tán rừng thông trồng và phải mất 5 giờ đồng hồ sau lực lượng chức năng mới khống chế được đám cháy, thiệt hại khoảng 2,5 ha. Tiếp đó ngày 2-4, trong khi cán bộ hạt kiểm lâm huyện Đak Pơ đang phối hợp với Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc An Khê kiểm tra xác minh mức độ thiệt hại thì phát hiện có lửa, cháy thực bì dưới tán rừng và cháy lên khu vực rừng thông (trồng năm 1999) sau đó lan rộng ra các khu vực khác tại các lô 16, khoảnh 1, lô 5d, khoảnh 1 (rừng tự nhiên) và lô 5b (đất trống có cây rừng tái sinh rải rác) thuộc tiểu khu 605a. Đám cháy bắt đầu khoảng 9 giờ 30 phút nhưng phải đến 19 giờ 30 phút cùng ngày, lực lượng chức năng mới khống chế được, thiệt hại khoảng 0,6 ha rừng thông trồng. Trước đó, ngày 21-3 tại khu vực dưới chân đèo Mang Yang tại tiểu khu 603 (địa phận xã Hà Tam) 3 ha rừng cùng bị cháy lướt.

Ông Nguyễn Trường-Chủ tịch UBND huyện Đak Pơ cho biết: Trên địa bàn huyện hiện còn 2 xã có diện tích rừng nhiều là Hà Tam và Ya Hội. Ngay từ đầu mùa khô, chúng tôi đã chỉ đạo các ngành xây dựng phương án phòng-chống cháy rừng, vệ sinh rừng và đốt có điều khiển thực bì dưới tán rừng nhằm hạn chế nguy cơ cháy rừng. Tuy nhiên, tại khu vực xã Hà Tam và đặc biệt là khu vực dưới chân đèo Mang Yang chủ yếu là rừng le, lau lách xen lẫn với rừng trồng và rừng tự nhiên nên rất dễ cháy. Trong thời gian qua, trên địa bàn đã xảy ra một số vụ cháy nhưng chỉ là cháy lướt thực bì dưới tán rừng nên không bị thiệt hại về rừng. Trong thời gian tới, chúng tôi chỉ đạo các lực lượng chức năng bố trí lịch trực 24/24 giờ và tăng cường công tác tuần tra, hạn chế người dân đi vào rừng mùa khô.    

Theo cảnh báo của Cục Kiểm lâm, Gia Lai đang là một trong những tỉnh có nguy cơ cháy rừng cấp V. Do đó, các địa phương, chủ rừng và người dân cần tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR). Thời gian qua trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 5 vụ cháy lướt thực bì dưới tán rừng ở các huyện: Chư Pưh, Đak Pơ, Krông Pa, Mang Yang và TP. Pleiku. Ủy ban nhân dân tỉnh đã có chỉ thị số 08/CT-UBND chỉ đạo các địa phương việc tiếp tục tăng cường các biện pháp cấp bách PCCCR năm 2016. Các địa phương đã chỉ đạo các ban ngành, đoàn thể tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng (QLBVR), PCCCR mùa khô và đặc biệt tăng cường biện pháp PCCCR vào cuối mùa khô, hạn chế không để xảy ra cháy rừng. Thực hiện chế độ trực 24/24 giờ tại các khu vực trọng điểm cháy. Chuẩn bị tốt các trang-thiết bị phục vụ công tác chữa cháy rừng như cuốc, xẻng, bàn dập lửa và phương tiện chữa cháy…

Ông Võ Đình Chinh-Hạt trưởng Hạt kiểm lâm huyện Kông Chro cho biết: địa phương đã tổ chức kiện toàn ban chỉ huy PCCCR từ cấp huyện đến cấp xã ngay từ đầu mùa khô. Huyện đã tuyên truyền nâng cao nhận thức cho nhân dân và ký cam kết sử dụng an toàn lửa rừng đến từng hộ dân sống gần rừng. Xây dựng phương án PCCCR và phối hợp với các công ty lâm nghiệp, các xã cử người trực tại các trọng điểm. Xây dựng quy chế phối hợp với các đơn vị liên quan, huy động lực lượng tại chỗ ứng cứu kịp thời nếu xảy ra cháy…

Còn tại huyện Mang Yang, ông Nguyễn Long Sơn-Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện cho biết: “Thời tiết khô hanh và nắng nóng kéo dài như năm nay thì không thể chủ quan được. Chúng tôi tiếp tục triển khai các biện pháp PCCCR như phát đốt có điều khiển tại các khu vực trọng điểm cháy, tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho người dân nhằm nâng cao nhận thức về công tác quản lý bảo vệ rừng; tổ chức lịch trực 24/24 giờ nhằm phát hiện và dập tắt kịp thời các đám cháy… 

 Lê Nam

Có thể bạn quan tâm

Thầy Tô Ngọc Thanh với văn hóa dân gian Gia Lai-Kon Tum

Thầy Tô Ngọc Thanh với văn hóa dân gian Gia Lai-Kon Tum

(GLO)- Tôi gọi ông là thầy. Thật ra tôi chưa thật sự xứng đáng. Cả nước, những tiến sĩ đã từng học và được ông hướng dẫn làm các đề tài luận án mới được vinh dự gọi ông bằng thầy-một người thầy lớn trong lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực văn hóa dân gian đồng bào các dân tộc Việt Nam.
Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

(GLO)- Tại khu vực xung quanh các trường tiểu học, THCS trên địa bàn tỉnh Gia Lai, nhất là ở TP. Pleiku có nhiều hàng rong, hàng quán vỉa hè bán đồ ăn uống không có nhãn mác, nguồn gốc. Thực tế này luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm.

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

(GLO)- Những ngày nắng nóng tháng 4, dọc ven hồ Ayun Hạ thuộc địa phận xã Ayun, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai), đông đảo người dân lại kéo nhau ra cào hến, bắt cá, tép, vừa cải thiện bữa ăn, vừa bán để kiếm thêm thu nhập.
Ông ba Bông “vác tù và hàng tổng”

Ông ba Bông “vác tù và hàng tổng”

(GLO)- “Cứ việc gì đem lại lợi ích cho bà con thì làm thôi”-một câu nói nhẹ tênh nhưng thể hiện tinh thần trách nhiệm đối với cộng đồng của ông Trần Đình Bông (thôn 3, xã Nam Yang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai).
Vượt lên khiếm khuyết để tỏa sáng

Vượt lên khiếm khuyết để tỏa sáng

(GLO)- Trong cuộc sống có rất nhiều người sinh ra và lớn lên khi không may bị khiếm khuyết một phần của cơ thể, dù vậy, họ không chấp nhận phó mặc cho số phận mà nỗ lực vươn lên và tỏa sáng giữa đời thường.