Vào vườn mắc ca: Dân Tây Nguyên mòn mỏi trông chờ "nữ hoàng" ra trái

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Dù có những thành công bước đầu, mang lại niềm vui cho nhiều người nhưng mắc ca cũng khiến không ít hộ dân ở một số nơi đứng ngồi không yên vì sau nhiều năm trồng nhưng không có trái hoặc ít trái.
 
Theo các chuyên gia nguyên nhân chủ yếu khiến mắc ca ít trái là do chất lương giống.
Mỏi mòn chờ mắc ca ra trái
Tây Nguyên vốn nổi tiếng xưa nay với các loại cây có giá trị kinh tế cao như cà phê, hồ tiêu, sầu riêng…Tuy nhiên, khoảng 10 năm trở lại đây, tại các tỉnh như Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng đã xuất hiện thêm một loài cây mới cũng có vị thế không kém với tên gọi mĩ miều “nữ hoàng quả khô”, tức cây mắc ca.
 
Nếu giống cây tốt thường cho quả sai như thế này
Trên thị trường các tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên hiện nay, giá hạt mắc ca thô giao động tự 80-100 ngàn/kg.
Như vậy, cây mắc ca mang lại nhiều triển vọng trong tương lai, có thể sánh ngang với các loại cây như cà phê, cao su, hồ tiêu…giúp bà con cải thiện đời sống kinh tế.
Tuy nhiên, trên thực tế không phải ai trồng mắc ca cũng hái được trái ngọt. Có không ít nông hộ lâm vào tình cảnh “tiến thoái lưỡng nan” vì vườn mắc ca không đạt năng suất, không có trái hoặc rất ít trái.
Đơn cử như trường hợp của anh Phạm Văn Thường (thôn 6, xã Đắk Búk So, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông), từ năm 2013-2014, gia đình anh đã đầu tư vốn để mua giống trồng gần 1.600 cây mắc ca trên diện tích khoảng 6 ha. Thế nhưng, hiện nay gia đình anh vẫn thấp thỏm lo âu vì vườn cây chưa mang lại kết quả như mong đợi.
Theo anh Thường, năm ngoái gia đình anh thu bói được 3 tạ hạt mắc ca, bán khoảng 75.000 đồng/kg thu về 20 triệu đồng. Tuy nhiên, năm nay có khoảng 40% số cây trong vườn của anh không đậu trái.
Ngoài những trường hợp như gia đình anh Thường, còn có một số hộ tại Đắk Lắk và Đắk Nông trồng mắc ca nhưng cho năng suất thấp, vườn cây còi cọc, phát triển kém.
Theo các đánh giá chuyên môn, sở dĩ, vườn mắc ca của một số hộ dân không có trái hoặc kém chất lượng vì nhiều lý do khách quan khác nhau.
Trong đó, việc bà con mua phải cây giống trôi nổi trên thị trường, không đảm bảo chất lượng, không tìm hiểu kĩ đặc tính của cây, thổ nhưỡng, khí hậu, không chăm sóc vườn cây đúng quy trình kỹ thuật là những nguyên nhân chủ yếu.
Khốn khổ vì “ma trận” cây giống
 
Chính vì chưa có đánh giá cụ thể về hiệu quả của cây mắc ca nên các chuyên gia khuyến cáo người dân nên trồng xen canh các loại cây khác vào trong diện tích mắc ca.
Theo tìm hiểu của PV Infonet, hiện tại Đắk Lắk và Đắk Nông có rất nhiều điểm bán giống mắc ca. Điểm bán giống mắc ca nhiều nhất vẫn là đường Nguyễn Lương Bằng (TP. Buôn Ma Thuột).
Tại đây, có hàng chục vườn ươm bán mắc ca với khoảng 20 giống mắc ca như OC, 246, 816, 900 H2, A38, A16… khiến bà con dễ rơi vào “ma trận” cây giống.
Khi nhu cầu tìm giống mắc ca tăng lên, nhiều vườn ươm cây giống đã nắm bắt được tình hình và nhanh chóng cấy ghép, nhân giống mắc ca để bán kiếm lời. Tuy nhiên, phần lớn các nhà vườn tự ươm hạt hoặc chiết từ những cành không đảm bảo chất lượng khiến không ít nông hộ phải khốn khó.
Để tránh rủi ro, cơ quan chức năng các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông đã khuyến cáo bà con không nên tự ý đi mua giống, không nên phát triển ồ ạt mà phải cận trọng khi phát triển cây mắc ca.
Đặc biệt, bà con phải hạn chế trồng thuần (tức chỉ trồng mỗi mắc ca) mà nên trồng xen canh với các loại cây công nghiệp, cây ăn quả dài ngày như cà phê, bơ, sầu riêng...
Theo anh Trần Văn Tâm-Chuyên viên Phòng Nông nghiệp huyện Tuy Đức (tỉnh Đắk Nông), mỗi giống mắc ca lại phù hợp với mỗi vùng, miền, thổ nhưỡng, khí hậu khác nhau. Do đó, trước khi chọn giống, bà con nên tham khảo ý kiến của cơ quan chuyên môn tại địa phương, đồng thời phải tìm hiểu thực tế ở những trang trại, nương rẫy gần khu vực mình canh tác để có những lựa chọn chính xác nhất.
Cũng theo anh Tâm, hiện các giống mắc ca được đánh giá có chất lượng cao, phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu tại huyện Tuy Đức và cho trái nhiều là dòng OC và 695.
“Hiện giờ chưa có đánh giá, phân tích cụ thể nào về việc giống nào hợp với đất nào. Bởi lẽ, diện tích mắc ca được trồng ở Tuy Đức chủ yếu từ 2012-2014 nên chưa cho thu nhập chính thức. Thông thường, cây mắc ca phải mất từ 7-8 năm mới bắt đầu cho thu nhập chính thức”, vị chuyên viên chia sẻ.
Mắc ca là loài cây lâm nghiệp đa mục đích, ngoài việc chống xói mòn, tăng độ che phủ, cân bằng hệ sinh thái… loài cây này còn mang lại hiệu quả kinh tế khá triển vọng.
Tại Tây Nguyên hiện nay, Lâm Đồng là tỉnh có diện tích trồng mắc ca nhiều nhất, kế đó là Đắk Nông (khoảng 800 ha) và Đắk Lắk (khoảng 760 ha).
(còn tiếp)
Trần Nhân-Hải Dương (infonet)

Có thể bạn quan tâm

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 8: Đồi A1 - bùn, máu và hoa

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 8: Đồi A1 - bùn, máu và hoa

Ngọn đồi A1 giờ đã ngủ yên dưới tán lá xanh ngát của những cây nhãn, vải, tếch, phượng đỏ, tùng, thông, đa, tre… và điểm xuyết thêm màu trắng tinh khôi của hoa ban. Du khách đến đây, ai cũng dừng lại hồi lâu trước dòng chữ “A1: bùn - máu và hoa” được đặt trang trọng trên đỉnh đồi.
Một lần 'chạm' Angkor Bài 3: Choáng ngợp Angkor (*)

Một lần 'chạm' Angkor Bài 3: Choáng ngợp Angkor (*)

Quần thể kiến trúc Angkor có đến 108 đền tháp nằm rải rác trong Công viên khảo cổ Angkor rộng lớn ở Siem Reap. Trong chuyến đi ngắn ngủi này, chúng tôi chỉ có thể “cưỡi ngựa xem hoa” Angkor Wat, Angkor Thom và đền Ta Prohm. Nhưng cái nhìn thoáng qua ấy cũng đủ làm chúng tôi choáng ngợp và sững sờ…
Một lần 'chạm' Angkor (bài 1)

Một lần 'chạm' Angkor (bài 1)

Chuyến đi 4 ngày đến đất nước chùa tháp Campuchia tuy ngắn ngủi nhưng đã để lại trong chúng tôi những ấn tượng khó quên, nhất là trải nghiệm chạy bộ giữa kỳ quan thế giới – Công viên khảo cổ Angkor tại tỉnh Siem Reap.
Nhớ một “công việc quan trọng” thời kháng chiến

Nhớ một “công việc quan trọng” thời kháng chiến

(GLO)- Thượng tuần tháng 3 vừa qua, trong lần về thị xã An Khê gặp chị Văn Thị Ngọc-người đảng viên hoạt động trong lòng địch, nghe chị kể chuyện những lần chị bí mật rải truyền đơn, dán áp phích có nội dung chống chế độ Mỹ-ngụy trong thị trấn An Khê ngày trước, bao ký ức lại ùa về trong tôi.