Phát hiện, sưu tầm nhiều hiện vật cổ quý hiếm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ngày 1-6, thông tin từ Bảo tàng tỉnh Hà Tĩnh cho biết, trong đợt sưu tầm hiện vật văn hóa lịch sử trên địa bàn tỉnh, đơn vị này vừa phát hiện, sưu tầm được 83 hiện vật cổ quý hiếm.
 

Chiếc thạp bằng gốm cổ vẫn còn nguyên vẹn.
Chiếc thạp bằng gốm cổ vẫn còn nguyên vẹn.

Trong số 83 hiện vật này, có khoảng 30 hiện vật là cổ vật thời Trần - Lê, chủ yếu được phát hiện, sưu tầm ở địa bàn huyện Can Lộc và huyện Thạch Hà. Ngoài ra, còn có một số văn bản Hán Nôm liên quan đến khế ước ruộng đất thời Nguyễn; một số hiện vật liên quan thời kỳ tiền khởi nghĩa, một số đồ dùng sinh hoạt thời Nguyễn… Đặc biệt, trong số những hiện vật này có 1 chiếc thạp bằng gốm cổ màu trắng ngà men rạn rất đẹp và vẫn còn nguyên vẹn, chiều cao thạp khoảng 20-25 cm, rộng khoảng 20cm, nắp đậy của thạp rộng khoảng 20 cm; 1 chiếc bát gốm cổ thời Lê vẫn còn nguyên vẹn có màu trắng ngà, men rạn, chiều rộng miệng bát khoảng 15-20 cm, cao trên 10 cm; nhiều chiếc đĩa phủ lớp men màu da lươn, ở giữa lòng đĩa được tạo dáng hoa văn 5 dấu chấm; đĩa gốm men ngọc vẫn còn nguyên vẹn, chiều rộng 15-17 cm... Và nhiều mảnh gốm men nâu niên đại thời Trần…
 

Nhiều chiếc đĩa bằng gốm đẹp mắt.
Nhiều chiếc đĩa bằng gốm đẹp mắt.

Hiện tại Bảo tàng tỉnh Hà Tĩnh đã tiến hành thẩm định giá trị lịch sử văn hóa khoa học của những hiện vật nói trên để làm cơ sở nghiên cứu, lưu trữ, bảo tồn phát huy giá trị và tổ chức trưng bày. Dự kiến, thời gian sắp tới Bảo tàng tỉnh Hà Tĩnh sẽ tiếp tục tiến hành sưu tầm những hiện vật lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh, trong đó tập trung chủ yếu ở địa bàn huyện Thạch Hà, Can Lộc...

Trước đó, tại địa bàn xã Thuần Thiện, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, một số người dân địa phương trong quá trình đào đất trồng cây cũng bất ngờ phát hiện được nhiều nhóm hiện vật bằng gốm sứ cổ quý hiếm thời Trần - Lê.

Theo sggp

Có thể bạn quan tâm

Kông Chro nâng cao hiệu quả kiểm kê di sản văn hóa

Kông Chro nâng cao hiệu quả kiểm kê di sản văn hóa

(GLO)- Những năm qua, huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) đã chú trọng triển khai công tác kiểm kê di sản văn hóa (DSVH) phi vật thể trên địa bàn. Đây chính là tiền đề để huyện tiếp tục làm tốt công tác quản lý cũng như phát huy giá trị di sản nhằm thúc đẩy kinh tế-xã hội địa phương phát triển.
Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

(GLO)- Với người Jrai, hát dân ca là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt. Vì vậy, những người biết hát dân ca luôn quan tâm tới việc bảo tồn, lưu giữ và khơi gợi niềm đam mê cho thế hệ trẻ để góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình.
Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.
Nồng nàn hương vị rượu cần

Nồng nàn hương vị rượu cần

(GLO)- Trong đời sống văn hóa, tinh thần của bà con các dân tộc thiểu số Tây Nguyên nói chung, người Jrai vùng Ia Pa nói riêng, rượu cần (rượu ghè) là một loại thức uống quý, không thể thiếu trong các buổi sinh hoạt cộng đồng hoặc của từng gia đình, dòng họ.