Homestay của thầy giáo vùng cao - điểm 'check in' miền Tây Bắc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Từ hai bàn tay trắng, thầy giáo trẻ Vũ Mạnh Cường đã biến vùng núi hoang vắng ở bản Hát Lừu (huyện Trạm Tấu, Yên Bái) thành khu nghỉ dưỡng homestay nổi tiếng vùng Tây Bắc.

 Thầy giáo Vũ Mạnh Cường bên khu nghỉ dưỡng homestay tự thiết kế, xây dựng
Thầy giáo Vũ Mạnh Cường bên khu nghỉ dưỡng homestay tự thiết kế, xây dựng



Thất bại vẫn không nhụt c

Lớn lên từ vùng đất nghèo Trạm Tấu, chàng trai trẻ Vũ Mạnh Cường luôn khát khao làm giàu trên chính quê hương mình. Khi còn là sinh viên Trường cao đẳng Sư phạm Yên Bái, Cường đã nghiên cứu sẽ phát triển mô hình trang trại trồng rau sạch, nuôi lợn rừng, nhưng khi học tiếp lên Đại học Tây Bắc (Sơn La), thấy cây bơ phát triển tốt, năng suất cao, anh Cường quyết định đưa cây bơ về trồng ở Trạm Tấu.

“Khí hậu ở Sơn La cũng giống Trạm Tấu, mình bàn với bạn góp vốn, vào Nam mua giống đầu tư trồng bơ. Đây là mô hình trồng bơ đầu tiên của Trạm Tấu nên rất được mọi người quan tâm, nếu thành công sẽ nhân rộng. Tuy nhiên, trồng 3 năm, 2 ha cây bơ vẫn chưa ra trái. Thiếu vốn, không có ai chăm sóc, dự án trồng bơ coi như bỏ dở”, anh Cường nhớ lại.

Sau thất bại trên, anh Cường chuyên tâm vào việc dạy ngữ văn tại Trường tiểu học và THCS Hát Lừu, huyện Trạm Tấu. Khi lập gia đình và có con nhỏ, với đồng lương giáo viên eo hẹp, ngoài giờ dạy, thầy giáo trẻ này còn tất bật tăng gia sản xuất, nuôi thêm gà vịt, nhưng cũng chỉ đủ ăn.

Không an phận, thầy giáo 8x lại nung nấu ý định phát triển kinh tế. Nhận thấy vùng đất Hát Lìu tuy nghèo nhưng lại được thiên nhiên ưu đãi cho nguồn nước khoáng nóng tự nhiên chảy ra từ núi, cảnh quan thiên nhiên lại hữu tình, anh Cường lại nảy ý tưởng đầu tư kinh doanh bể tắm nước nóng.

Đã 1 lần thấy anh Cường thất bại, nên khi anh bắt tay xây dựng mô hình, gia đình phản đối kịch liệt. “Mình vẫn quyết tâm làm, vì cả huyện Trạm Tấu chưa có một điểm du lịch, vui chơi nào dành cho người dân, nhất là trẻ em”, anh Cường chia sẻ.

Với mức giá vé chỉ từ 5.000 - 10.000 đồng/lượt, ban đầu, các gia đình trong thị trấn háo hức đưa con em đến đây tắm bể suối khoáng, song chỉ duy trì được 3 tháng thì bể nước nóng đứng trước nguy cơ phải đóng cửa, bởi khách đến thưa vắng dần.

Anh Cường kể: “Mình chưa kinh doanh du lịch bao giờ nên cũng hoang mang lắm. Nếu tiếp tục khai thác thị trường trong huyện thì không thể thành công. Và mình bắt đầu lên mạng học hỏi mô hình kinh doanh du lịch homestay thu hút khách từ dưới xuôi lên”.

Không có tiền thuê thiết kế, cũng không có điều kiện đi đây đó tham quan học hỏi, anh Cường nghiên cứu trên mạng rồi tự mày mò làm homestay từ con số không. Với ý tưởng khu nghỉ dưỡng của mình khác biệt với các điểm du lịch khác, tất cả đều là những nguyên liệu tại chỗ thân thiện với môi trường, gần gũi với thiên nhiên, sau mỗi buổi dạy, anh Cường lại xoay sang gây dựng homestay, từ vét bùn, vác đá, dựng nhà, lợp mái phòng nghỉ…, đến việc đục gỗ làm lan can, xây dựng, anh đều tự tay làm.

Điểm "check in" không thể bỏ qua

Năm 2017, sau một thời gian xây dựng, từ bể tắm nước nóng, anh Cường mở rộng thành 2 khu hồ bơi nước nóng và xây dựng thêm khu lưu trú. Những vị khách đầu tiên ghé qua homestay của anh là dân “phượt” khám phá Tây Bắc. Điểm ấn tượng với du khách khi đến đây chính là được ngâm mình trong hồ khoáng nóng 40 độ C trong vắt vừa ngắm khung cảnh bình minh ruộng bậc thang.

Dần dần, tiếng lành đồn xa, nhờ mạng xã hội chia sẻ, đông đảo khách du lịch từ Yên Bái, Sơn La, Hà Nội đổ về khu nghỉ dưỡng nước nóng Trạm Tấu. Suối nước nóng Trạm Tấu của thầy giáo Cường trở thành điểm “check in” không thể bỏ qua của khách du lịch trong hành trình đến Yên Bái.

Từ một mảnh đất xung quanh là ruộng đồng, anh Cường vay vốn ngân hàng mở rộng quy mô homestay. Đến nay, tổng diện tích đất homestay này hơn 2 ha, bao gồm cả bể bơi khoáng nóng, nhà sàn và đồi thông. Hiện tại, homestay của anh Cường có 19 phòng nghỉ, trong đó có 17 phòng nhỏ và 2 phòng tập thể. Những ngày cuối tuần, lượng khách dưới xuôi lên nghỉ dưỡng kín phòng, còn những dịp lễ tết, mỗi ngày khu nghỉ dưỡng thu hút 1.000 lượt người đến tham quan, vui chơi. Homestay của anh Cường đang tạo công ăn việc làm cho 10 lao động dân tộc thiểu số, với mức lương 6 triệu đồng/tháng.

Thấy làm ăn hiệu quả, đã có doanh nghiệp ngỏ ý mua lại cơ ngơi nghỉ dưỡng của anh Cường với giá tiền tỉ, nhưng thầy giáo trẻ này không bán. “Mô hình này không đơn thuần mang lại kinh tế cho bản thân, mà mình muốn tạo thêm công ăn việc làm cho các em học sinh sau này. Mình mong muốn không chỉ giúp các em học hỏi kiến thức trong nhà trường, sách vở, mà có thể chỉ đường cho các em làm ăn kinh tế, xây dựng nông thôn mới”, anh Cường bộc bạch.

Nói về dự định trong tương lai, anh Cường cho biết sẽ khởi động lại dự án trồng bơ và trồng thêm một số loại cây ăn quả, kết hợp du lịch nghỉ dưỡng với du lịch cộng đồng, làm trang trại. “Khách du lịch đến đây ngoài nghỉ dưỡng sẽ được trải nghiệm trồng rau, hái quả, mang đặc sản của địa phương về làm quà cho người thân. Rồi đây, mọi người sẽ biết đến Trạm Tấu không phải là một trong những huyện nghèo nhất cả nước, mà còn có điểm du lịch đầy tiềm năng”, anh Cường nói.

Phan Hậu (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Dịch vụ chụp ảnh kỷ yếu “vào mùa”

Dịch vụ chụp ảnh kỷ yếu “vào mùa”

(GLO)- Những năm gần đây, nhiều học sinh cuối cấp đã lựa chọn hình thức chụp kỷ yếu với đa dạng concept (chủ đề) để lưu giữ kỷ niệm đẹp cùng thầy cô, bè bạn. Tháng 4 là thời điểm dịch vụ này bắt đầu “vào mùa”, các studio cũng bận rộn với lịch trình dày đặc.
Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

(GLO)- “Nếu Tin học là chỗ dựa cho phím đàn được thăng hoa thì âm nhạc lại giúp em xua tan đi những căng thẳng sau hàng giờ đắm chìm cùng ngôn ngữ lập trình”-em Nguyễn Đăng Khang (lớp 11C3A, Trường THPT chuyên Hùng Vương) chia sẻ.

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

(GLO)-

Dù ít tham gia các hội thi, nhưng nhiều công nhân ở Đội sản xuất số 6, Công ty 74, Binh đoàn 15 vẫn thường gọi anh Ksor Mác là "bàn tay vàng" trong đơn vị. Bởi anh không chỉ có kỹ thuật cao trong cạo mủ cao su mà hằng năm anh đều vượt kế hoạch được giao.

Chàng trai dân tộc Cao Lan với 'giấc mơ trà hoa vàng'

Chàng trai dân tộc Cao Lan với 'giấc mơ trà hoa vàng'

Chưa ai ở vùng núi Tuyên Quang từng nghĩ 'rước' chè hoa vàng tự nhiên từ rừng về nhân giống trong vườn nhà. Thế mà chàng trai dân tộc Cao Lan Lương Tiến Trung (thôn Hàm Ếch, xã Thượng Ấm, H.Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) lại thành công hơn mong đợi từ ý nghĩ táo bạo này.
Cặp đôi gen Z làm kênh hoạt hình Việt

Cặp đôi gen Z làm kênh hoạt hình Việt

Hàng chục tập phim hoạt hình, mỗi tập thu hút hàng triệu lượt xem (views) chỉ sau hơn 1 năm thành lập kênh YouTube là thành quả đáng khích lệ với Phạm Thị Hoàng Hảo (sinh năm 1999) và Đặng Trọng Nhân (sinh năm 2000). 
Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

(GLO)- Là thợ lái máy nhưng Thượng úy quân nhân chuyên nghiệp Phạm Văn Hùng (Đại đội 4, Tiểu đoàn 2, Lữ đoàn Công binh 7, Quân đoàn 3) đã có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật, áp dụng hiệu quả vào công việc của đơn vị và đạt thành tích cao tại các hội thi.
Khấm khá nhờ... rắn độc

Khấm khá nhờ... rắn độc

Nghe tin anh Phan Thanh Bình - ngụ huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng - quyết định nuôi và kinh doanh rắn hổ mang, nhiều người quen biết đã can ngăn vì lo ngại loài này có nọc độc nguy hiểm nhưng anh vẫn thản nhiên.
Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

(GLO)- Lớn lên bên căn bếp của bà ngoại, chị Nay H’Juh (làng Ốp, phường Hoa Lư, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) yêu vô cùng những món ăn của người Jrai. Năm 30 tuổi, chị mạnh dạn khởi nghiệp từ ẩm thực truyền thống của dân tộc.