Yêu cầu cao nhất là phục vụ nhân dân

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Thảo luận tại tổ về dự luật Công chứng (sửa đổi) ngày 17.6, Chủ tịch nước Tô Lâm đề nghị xem xét tổng thể hoạt động công chứng, phục vụ cái gì, làm gì trong quản lý hành chính và hệ thống tư pháp. Theo Chủ tịch nước, yêu cầu cao nhất của hoạt động này là phải phục vụ nhân dân.
Ảnh: Internet

Ảnh: Internet

Nền hành chính phục vụ nhân dân, theo Chủ tịch nước, là cần có những cách làm đơn giản nhất, thuận lợi nhất cho người dân, doanh nghiệp. Người đứng đầu nhà nước nêu ví dụ rất cụ thể: với 1 tấm thẻ căn cước được tích hợp dữ liệu nhân thân, bảo hiểm y tế, mã số thuế… cùng những dữ liệu cá nhân khác, người dân không cần phải công chứng, xác nhận hay photocopy giấy tờ nữa; chỉ cần thông qua mã số định danh là có thể giao dịch được. "Cái đó mới là cái quan trọng, mới là cái cần phải cải cách", Chủ tịch nước nói.

Một thống kê được Báo Thanh Niên dẫn lại cho thấy trong năm 2023, chỉ tính tại các phòng tư pháp và UBND phường xã tại TP.HCM đã có hơn 12,2 triệu trường hợp người dân yêu cầu sao y, chứng thực. Riêng Phòng Công chứng số 1 đã tiếp nhận gần 80.200 trường hợp sao y, chứng thực, thu về hơn 1,17 tỉ đồng.

Con số "biết nói" kể trên cho thấy UBND cấp xã, phòng tư pháp quận huyện và các văn phòng công chứng đang phải "gánh" một khối lượng công việc nặng nề và người dân, doanh nghiệp đang phải thực hiện quá nhiều thủ tục sao y, chứng thực. Nhưng điều đáng nói là trong hoạt động hằng ngày, rất nhiều trường hợp, người dân phải đi sao y, chứng thực những loại giấy tờ mà không hiểu lý do. Ví như việc sao y bằng cấp, vốn là loại giấy tờ nội dung không thay đổi nhưng giá trị sao y chứng thực chỉ được 6 tháng, quá hạn này phải làm lại. Hay trường hợp hộ nghèo lại phải sao y giấy tờ chứng minh mình… nghèo. Rồi còn rất nhiều giấy tờ khác, vốn đã được "chứng thực" bằng các giấy tờ có tính pháp lý cao hơn, như căn cước công dân chẳng hạn.

Đi tìm nguồn cơn của "cái cần cải cách" ấy có thể thấy, gốc rễ của câu chuyện sao y chứng thực bị lạm dụng là do các cơ quan, tổ chức khi thực hiện các thủ tục theo trách nhiệm của mình đã yêu cầu phải cung cấp bản sao có chứng thực từ bản chính để bảo đảm độ tin cậy của hồ sơ. Nghĩa là, để đem lại sự "an toàn" cho mình, họ đã gây nên sự lãng phí cho người dân và doanh nghiệp. Trong không ít trường hợp, các yêu cầu này tạo ra những bức xúc trong dư luận xã hội.

Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16.2.2015 của Chính phủ đã quy định rõ: "Trường hợp pháp luật quy định nộp bản sao thì cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận bản sao, không được yêu cầu bản sao có chứng thực, nhưng có quyền yêu cầu xuất trình bản chính để đối chiếu. Người đối chiếu có trách nhiệm xác nhận tính chính xác của bản sao so với bản chính".

Thế nhưng, cho đến nay, không ít cơ quan, tổ chức vẫn yêu cầu bản sao phải có chứng thực; không ít người dân, doanh nghiệp không biết được quy định hoặc muốn "chắc ăn", tránh rắc rối có thể xảy ra vẫn đi chứng thực bản sao giấy tờ để nộp. Như thế, mong muốn sao y chứng thực, trong nhiều tình huống, lại thuộc về ý chí cá nhân hơn là làm đúng theo quy định. Và để thay đổi tình trạng lạm dụng sao y chứng thực hiện nay, điều trước hết là phải thay đổi trong tư duy, thói quen của các cơ quan, tổ chức.

Có thể bạn quan tâm

Khôn lỏi !

Khôn lỏi !

Hành vi trồng cây, xây dựng tạm trong phạm vi dự án để chờ đền bù thể hiện sự khôn lỏi, cố tình trục lợi bất chính từ chính sách của nhà nước.

Kiểm soát hàng hóa qua sàn điện tử

Kiểm soát hàng hóa qua sàn điện tử

Một trong những nguyên nhân khiến lộ lọt thông tin từ camera an ninh của nhiều gia đình, mà Thanh Niên phản ánh trên số báo hôm nay, chính là mua phải hàng trôi nổi trên thị trường, trong đó số lượng không nhỏ đến từ các sàn thương mại điện tử đang bùng nổ mạnh mẽ tại VN.

Lãng phí khổng lồ từ quy hoạch treo

Lãng phí khổng lồ từ quy hoạch treo

Một bán đảo nằm ngay trung tâm thành phố lớn nhất cả nước, được ví như 'ngọc trong ngọc' nhưng treo 30 năm, lãng phí nếu quy ra tiền là bao nhiêu? Không ai có thể tính đúng tính đủ, nhưng chắc chắn đó là một con số khổng lồ.

Thả gà ra để đuổi

Thả gà ra để đuổi

Những ngày qua, hàng trăm người dân ở xã Quỳnh Long và một số xã khác thuộc H.Quỳnh Lưu (Nghệ An) hoang mang khi nhận được tin báo nhóm người đứng ra huy động tiền của họ bằng hình thức cho vay lãi suất cao bất ngờ tuyên bố không còn khả năng trả nợ.

Phục hồi và tăng tốc

Phục hồi và tăng tốc

Sau hơn 1 tháng bão số 3 (Yagi) đổ bộ, tàn phá các tỉnh phía Bắc, những hậu quả nặng nề đã được cơ quan chức năng thống kê với mức thiệt hại ước tính trên 81.500 tỷ đồng, tác động tiêu cực đáng kể đến tốc độ tăng trưởng GDP trong quý 3 và kéo theo cả năm 2024 sẽ giảm 0,15%.

Lấp đầy khoảng trống định giá đất

Lấp đầy khoảng trống định giá đất

Doanh nghiệp từ chối thẩm định giá khiến hàng ngàn dự án trị giá hàng triệu tỉ đồng bị tắc nghẽn là vấn đề nổi cộm lâu nay. Vấn đề này đã được đưa ra thảo luận tại nghị trường Quốc hội thế nhưng "khoảng trống thẩm định giá" đến nay vẫn chưa thể lấp đầy.

Thay đổi tư duy nghề nghiệp

Thay đổi tư duy nghề nghiệp

Một khảo sát gần đây của chuyên trang tìm việc và tuyển dụng Việc Làm Tốt (Chợ Tốt) với 1.605 người lao động (NLĐ) cho thấy trong hơn 6 tháng qua, có 85% NLĐ muốn nhảy việc. Không chỉ NLĐ trẻ mà nhóm độ tuổi trung niên khác cũng đang tham gia vào trào lưu thay đổi môi trường làm việc.

Những đứa trẻ… không tuổi thơ

Những đứa trẻ… không tuổi thơ

Không được đến trường, những đứa trẻ từ 5-10 tuổi ăn mặc lem luốc lượn lờ khắp nơi xin tiền người đi đường, bất kể trời mưa nắng. Không có tuổi thơ, giờ chúng là “phương tiện” để người lớn kiếm tiền trên lòng thương cảm của người khác.

Vàng đi về đâu?

Vàng đi về đâu?

Không ai biết thị trường vàng sẽ đi về đâu bởi các câu hỏi đều không có giải đáp cụ thể, còn mua bán vàng trên thị trường thì vẫn khó khăn.