Ý nghĩa thực sự đằng sau những lời cằn nhằn của vợ

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Với thiên chức giữ gìn hạnh phúc hôn nhân, người vợ thường xuyên nhắc nhở chồng cần biết lo lắng, chú ý và quan tâm nhiều hơn đến gia đình. Những lời than vãn của người vợ được cho là xuất phát từ sự yêu thương và có ý tốt giành cho gia đình.

 

 



Những người chồng thường phàn nàn với nhau về thói quen nói nhiều của vợ, thường hay chê vợ mình là suốt ngày than vãn. Họ nói rằng, vợ mình càu nhàu từ chuyện nhỏ, đến chuyện to, từ trong nhà ra ngoài đường, nhìn đâu cũng thấy lỗi của chồng để rồi bắt bẻ và lấy cớ cãi nhau. Thực tế, họ vốn không thể hiểu được tâm tư của người vợ đằng sau những lời nói nhọc công, than vãn ấy.

Vậy những lời than vãn của người vợ thường vì điều gì? Là vì nhắc nhở người chồng về cách ứng xử, về sự thiếu trách nhiệm của người đàn ông với gia đình khi suốt ngày lười biếng, nhậu nhẹt, ăn uống không điều độ, không hoạt động thể thao để duy trì sức khỏe v.v... Những lời than vãn ấy thực chất là tình yêu thương, sự quan tâm của người vợ dành cho người chồng, cho gia đình.


 

Vợ thường xuyên cằn nhằn với mong muốn chồng có thể tốt hơn và biết quan tâm đến gia đình. Ảnh: T. L.
Vợ thường xuyên cằn nhằn với mong muốn chồng có thể tốt hơn và biết quan tâm đến gia đình. Ảnh: T. L.



Trái lại, người đàn ông vô tâm khi đối mặt với những điều cằn nhằn đó họ lại có rất nhiều cách để xử lý, họ lờ đi, bỏ ngoài tai những điều vợ nói hay cãi ngược lại, lấy cớ để ra khỏi nhà đi nhậu nhẹt với bạn bè. Ai là vợ mà chả muốn chồng mình trở nên hoàn hảo hơn, tuy nhiên với lòng tự trọng cao của mình, thì việc thay đổi hoặc nhận sai từ người đàn ông gần như khó xảy ra, đặc biệt khi họ được phong làm "trụ cột của gia đình".

Một người đàn ông tâm lý, sẽ hiểu điều mà vợ mình muốn là gì, đó là muốn một mái ấm hạnh phúc, một người chồng tốt biết chăm lo cho gia đình và những đứa con ngoan. Phụ nữ đơn giản chỉ mong mỗi ngày có những khoảnh khắc cả gia đình cùng ngồi ăn sum họp với nhau ăn uống vui vẻ, san sẻ mọi chuyện trong ngày từ công việc đến học tập. Chẳng lẽ những mong muốn đấy quá xa xỉ sao?

"Hạnh phúc là do ta chủ động nắm lấy" – một cuốn sách của giới trẻ đã lột tả chính xác bản chất những cố gắng của người vợ khi có lời nhắc nhở chồng mình.

Người vợ tốt là người biết thương chồng, luôn muốn dành mọi thứ hoàn hảo nhất cho gia đình. Nên người vợ sẽ cằn nhằn, sẽ than vãn, sẽ nổi cáu mỗi khi chồng làm sai. Nhưng nếu là người chồng biết tiếp thu, hạ đi cái tôi của mình để nhìn nhận đúng sự việc thì chắc chắc sẽ không bao giờ phải lắng nghe những lời cằn nhằn từ vợ.

Còn nếu người đàn ông vẫn cố chấp, và người vợ không còn lên tiếng thì là lúc vợ đã rất bất lực và mệt mỏi để duy trì gia đình rồi bởi "còn nói là còn quan tâm".

 

Tuấn Đạt (LĐO/Theo sewall.org)

Có thể bạn quan tâm

Bạo lực gia đình “hạ nhiệt”

Bạo lực gia đình “hạ nhiệt”

(GLO)- Tổng số vụ bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Gia Lai giảm mạnh từ 1.800 vụ (năm 2014) xuống còn 44 vụ (6 tháng đầu năm 2024) đã cho thấy hiệu quả đáng ghi nhận trong nỗ lực đẩy lùi, “hạ nhiệt” thực trạng này bằng sự chung tay từ nhiều phía.
An toàn từ mỗi bếp ăn gia đình

An toàn từ mỗi bếp ăn gia đình

Trong Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng vừa được Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành, có việc cho phép thành lập Sở An toàn thực phẩm (ATTP) Đà Nẵng.
'Dân số vàng' và nhân lực trẻ

'Dân số vàng' và nhân lực trẻ

Trong báo cáo đánh giá tác động dự án Luật Dân số đang được lấy ý kiến, Bộ Y tế cho biết dự luật sẽ không quy định số con đối với mỗi cặp vợ chồng mà trao quyền quyết định cho mỗi gia đình, gắn với trách nhiệm chăm sóc và nuôi dạy con tốt.
Kông Chro kéo giảm tình trạng tảo hôn

Kông Chro kéo giảm tình trạng tảo hôn

(GLO)- Những năm qua, huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật, nâng cao hiểu biết của người dân về hôn nhân và gia đình. Nhờ đó, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống đã được kéo giảm.