Cảm ơn 'bố', thầy giáo dạy văn hay nhất Hệ mặt trời

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Bình thường con vẫn gọi 'bố' là thầy thôi, vì 'bố' không chủ nhiệm con một năm nào, cũng không dạy con một học kỳ nào...


Bố ơi! Sài Gòn có những ngày nắng chói chang, cái oi bức, ồn ào, xô bồ đôi lúc làm con nghẹt thở. Có những va vấp, thất bại, nhọc nhằn trên mỗi bước con đi, có đôi lần con muốn bỏ cuộc… Nhưng rồi những câu thơ ngày xưa bố dạy vang vọng đến, con lại đứng dậy. Cảm ơn bố đã dạy con những câu thơ mang theo suốt cuộc đời!

Con nhớ hôm ấy đang ôn thi cùng cô chủ nhiệm - cũng là vợ bố, bố đi dạy về ngồi vào bàn làm việc rồi quay sang bảo con đọc một đề thi học sinh giỏi văn. Đề yêu cầu "trình bày cảm nhận của em về câu nói của hoa hậu thế giới người Indonesia: Vì chúng ta sinh ra không phải để tồn tại mà để tạo nên sự khác biệt".


Bố hỏi con thấy sao, con trả lời là đề hay, con rất thích. Bố cười, nhưng con thấy hình như điều bố muốn nói với con không phải là đề văn, mà muốn bảo con hãy dám sống khác biệt, hãy là chính bản thân mình. Tự nhiên lúc từ lúc đó, con thấy bố không chỉ là một người thầy trên lớp nữa.

Con vẫn nhớ như in bài thơ Dặn con của Trần Nhuận Minh mà bố dạy trong buổi đầu tiên ôn thi cho đội tuyển; nhớ lần đọc nối thơ cùng bố, cứ bố một câu con tiếp một câu gần cả bài Tương tư của Nguyễn Bính.

Con vẫn nhớ ngày đẹp trời bố bảo con đi học báo chí. Thế là con chọn báo chí là nguyện vọng 1 mà không hề đắn đo. Rồi để chọn được hai nguyện vọng kế tiếp, bố vẫn là người tham vấn tận tình và sáng suốt nhất của con. Bố còn là động lực lớn để con thi đậu đại học, vì con không muốn bố thất vọng.

Trong suốt ba năm cấp ba, bố dạy con có mấy buổi thôi, thế nhưng con vì muốn được bố dạy văn mà không chịu chuyển trường về gần nhà. Học với bố, con thấy mình lớn hơn qua từng lời giảng.

Giọng Nam Định của bố rất ấm áp, vì vậy mà bây giờ bất cứ khi nào nghe một giọng Nam Định con lại nghĩ ngay đến bố. Con còn cố tình bắt chước cách nhả chữ của bố khi đọc. Lúc đó con hay nói với tụi bạn ước gì được học văn cùng bố từ sáng đến chiều con cũng chịu.

Bố thường đặt ra câu hỏi rồi để tụi con tò mò, tra cứu rất nhiều. Có lần con đọc một đoạn phê bình văn học đến tận năm lần vẫn chưa hiểu hết ý, con tìm hỏi bố, bố chỉ giải thích một nửa rồi bảo con về đọc lại.

Bố không dạy con viết làm sao để được điểm cao, để lấy giải. Với bố, học văn quan trọng là cảm xúc. Có lần vợ bố kể hôm bài thi học kỳ của con được 7,5 điểm, trong khi con chỉ biết buồn, bố đã tìm bài thi để chấm lại. Xong bố nói với cô: "Con nhỏ, đáng đánh lắm, viết lung tung". Cô bảo: "Thầy giận lắm, định xem lại xem có nhầm lẫn không, ai ngờ...".

Nghe xong con quên đi nỗi buồn điểm thấp, chỉ cảm thấy mình quá hạnh phúc khi được bố quan tâm như vậy.

Rồi có một lần con dẫn chương trình cho trường, con hơi run và có chút bối rối. Con chần chừ chưa kịp hỏi thì bố đã lên tiếng. Bố dạy con cách đứng, cách đi trên sân khấu, cách cầm miro, cách phối hợp với bạn dẫn...

Vào buổi lễ tri ân của học sinh khối 12, con cầm ly bia, lần đầu tự đi mời bia. Đã đứng kế bên bố vậy mà con nghẹn lại. Nghĩ về ba năm cấp ba, về những gì bố làm cho con, con không biết nói gì, chỉ gọi "Thầy ơi" rồi cười thì bố đã lên tiếng. Lại là giọng nói trầm ấm, thân thương ấy.

Bố bảo: "Sau này đi học xa rồi phải bình tĩnh, sáng suốt hơn, chuyện gì cũng phải cân nhắc, không ôm hết tất cả là sẽ hạnh phúc và phải nhớ luôn giữ một trái tim nóng và một cái đầu lạnh". Giây phút ấy, con không biết nói gì nữa cả, con và bố uống hết ly bia đó...

Sau đó, con về thăm cô mấy lần, có lần bố ở nhà, tự tay làm bánh mì nướng đãi con. Nghe bạn Mai Cồ nói là bố chỉ mới nướng bánh cho con thôi còn mấy bạn khác thì chưa có dịp, con vui đến về nhà cứ cười mãi.

Tết năm rồi, cùng tụi bạn tới nhà bố, sau khi uống vài ly, con lấy hết can đảm hỏi bố: "Thầy ơi em có thể ôm thầy một cái không?". Câu trả lời khiến con không thể nào quên: "Không, với Sương sao chỉ ôm một cái, phải là hai cái chứ".

Cái ôm đầu bố chúc con bình an, hạnh phúc. Cái ôm thứ hai bố kể con nghe câu chuyện về một chị cựu học sinh trường mình nay đã thành đạt ở vị trí giám đốc đại diện một công ty. Bố nhắn con cố gắng: "Thầy tin là em làm được". Đó là món quà Tết ý nghĩa nhất với con, vì bố tin con nên con sẽ luôn tin mình và nỗ lực hết mình để có câu trả lời xứng đáng với niềm tin của bố.

Bố ơi, 20-11 này con sẽ về thăm bố, thăm cô để kể bố nghe hai năm qua của con và nghe lại cái giọng Nam Định khiến con "tương tư" cả tuổi trẻ. Cảm ơn bố vì đã dạy con học văn, đã luôn đồng hành và thấu hiểu con bấy lâu nay.

Con chúc bố tất cả! Với con, bố là giáo viên dạy văn tuyệt vời nhất Hệ mặt trời, là người thầy mà con từ lâu đã thầm gọi là bố bằng tất cả niềm kính yêu, ngưỡng mộ, bố Đĩnh của con!

Tú Sương (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Mạnh dạn để con tự đứng lên

Mạnh dạn để con tự đứng lên

Quá trình vấp ngã, sai lầm, thất bại sẽ giúp trẻ nhận thức đầy đủ về vấn đề. Đồng thời trẻ sẽ tăng thêm sức mạnh ý chí và biết ứng biến trong nhiều tình huống
Chi cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Gia Lai: Vì sự phát triển dân số bền vững

Chi cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Gia Lai: Vì sự phát triển dân số bền vững

(GLO)- Năm 2023, ngành Dân số-Kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) tỉnh Gia Lai đã đạt một số chỉ tiêu cơ bản trong công tác phát triển dân số. Đó là giảm mức sinh, tăng tỷ lệ các cặp vợ chồng chấp nhận sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại, các định hướng mô hình dân số với phát triển gia đình bền vững.

Mùa xuân đoàn tụ

Mùa xuân đoàn tụ

(GLO)- Nhân dịp Tết Nguyên đán 2024, Trại giam Gia Trung (Bộ Công an) đã tổ chức lễ công bố giảm hết thời gian chấp hành án phạt tù cho 36 phạm nhân. Đây là những phạm nhân có ý thức chấp hành kỷ luật, cải tạo tốt và mong muốn sớm được trở về đoàn tụ cùng gia đình.

Nhìn con sửa mình

Nhìn con sửa mình

(GLO)- Tôi đã chứng kiến câu chuyện của cậu bé học lớp 4 ở bên nhà hàng xóm. Mỗi lần phạm lỗi, bé thường bị mẹ mắng và trách phạt bằng roi.
Đak Pơ có 13 trường hợp tảo hôn trong năm 2023

Đak Pơ có 13 trường hợp tảo hôn trong năm 2023

(GLO)- Sáng 21-12, Ban chỉ đạo thực hiện Đề án giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) đã tổ chức hội nghị tổng kết thực hiện Đề án năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2024.
Bữa cơm gia đình

Bữa cơm gia đình

(GLO)- Trong bữa cơm tối, con trai tôi kể: “Bạn Mận cùng lớp con không chỉ ăn sáng ở quán mà cả bữa trưa, bữa tối nữa, ngày nào cũng vậy mẹ ạ!”.
Ngăn chặn, đẩy lùi bạo lực gia đình

Ngăn chặn, đẩy lùi bạo lực gia đình

(GLO)- Với sự vào cuộc của các ngành, địa phương cũng như đa dạng hình thức tuyên truyền, công tác phòng-chống bạo lực gia đình (BLGĐ) năm 2023 có nhiều chuyển biến. Số vụ BLGĐ đã giảm rõ rệt, góp phần cải thiện đời sống của mỗi gia đình.
Chính phủ quy định mới về khung tiêu chuẩn xét tặng Gia đình văn hóa

Chính phủ quy định mới về khung tiêu chuẩn xét tặng Gia đình văn hóa

(GLO)- Để được xét tặng danh hiệu Gia đình văn hóa thì gia đình phải đáp ứng những tiêu chuẩn: Gương mẫu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; Tích cực tham gia các phong trào thi đua lao động, sản xuất, học tập, bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội của địa phương; Gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh; thường xuyên gắn bó, đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ trong cộng đồng.