Ý chí chính trị là động lực của hợp tác phát triển khu vực Mekong

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Phát biểu tại Hội nghị WEF-Mekong, Tổng thống Myanmar Htin Kyaw nhấn mạnh ý chí chính trị là động lực quan trọng đối với hợp tác và kết nối kinh tế trong khu vực Mekong.

Mekong là dòng sông dài thứ 12 trên thế giới, thứ 7 tại châu Á, chảy qua khu vực với những quốc gia đang thực hiện những chuyển đổi kinh tế nhanh chóng và hưởng lợi từ quá trình trao đổi thương mại và đầu tư.

 

 

Sông Mekong có tiềm năng lớn cho phát triển thủy điện, giúp mở rộng hệ thống tưới tiêu, kiểm soát lũ, là nguồn nước dự trữ cho mùa khô, phát triển nông nghiệp, đánh bắt cá, nông nghiệp, giao thông đường thủy và du lịch, và gắn liền với sinh kế của hơn 60 triệu người sinh sống dọc dòng Mekong.

Tuy nhiên, khu vực cũng phải đối mặt với rất nhiều thách thức, bao gồm nhu cầu và nâng cấp cơ sở hạ tầng, nâng cao năng lực, kỹ năng tăng năng suất và năng lực cạnh tranh cũng như tăng cường khả năng phát triển kinh tế bao trùm, hay giảm thiểu khoảng cách giữa các quốc gia trong khu vực.

Tổng thống Myanmar nhấn mạnh một trong những thách thức nữa của khu vực là bảo đảm việc sử dụng dòng Mekong mang lại lợi ích chung để duy trì phát triển bền vững.

Tổng thống Myanmar cho rằng hợp tác và kết nối trong khu vực có vai trò hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo và giảm khoảng cách giàu nghèo, nâng cao năng suất lao động và việc làm, tăng cường các thể chế và tìm ra các giải pháp cho các vấn đề toàn cầu .

Bên cạnh đó, mỗi quốc gia Mekong đều có di sản văn hóa phong phú, do đó, giao lưu văn hóa sẽ giúp tăng cường tình hữu nghị và sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nước trong khu vực.

Thủ tướng Campuchia Hunsen cho rằng các nước khu vực Mekong cần tập trung duy trì hòa bình và ổn định bởi đây là ưu tiên quan trọng nhất, đồng thời chung tay tháo gỡ những nút thắt đối với khả năng cạnh tranh của khu vực.

Thủ tướng Hunsen tin rằng hợp tác xuyên biên giới như tăng cường hơn nữa chuỗi cung ứng và giá trị khu vực, kết nối công nghiệp xuyên biên giới trong đó có việc phát triển các hành lang công nghiệp trong khu vực cũng như các đặc khu kinh tế xuyên biên giới là những khởi đầu quan trọng.

Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith đánh giá khu vực Mekong có nhiều tiềm năng và lợi thế phát triển nhưng để biến những thế mạnh đó thành hiện thực, cần tăng cường hợp tác hướng tới hội nhập sâu rộng hơn trong khu vực, trong ASEAN và hội nhập với bên ngoài.

Theo Thủ tướng Lào, một trong những nội dung quan trọng của hợp tác là đơn giản hóa thủ tục tại khu vực biên giới nhằm tạo thuận lợi hơn nữa cho trao đổi thương mại xuyên biên giới.

Phó Thủ tướng Thái LanSomkid Jatusripitaktin tưởng quá trình hội nhập kinh tế sâu rộng hơn sẽ góp phần mở rộng thương mại và đầu tư cũng như là liên kết giữa các lĩnh vực vào chuỗi giá trị toàn cầu và khu vực.

Thái Lan luôn ủng hộ các hiệp định tự do thương mại, trong đó có Hiệp định Đối tác toàn diện khu vực (RCEP) và TPP; coi trọng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng trong khu vực, đặc biệt là hành lang kinh tế Đông-Tây và hành lang kinh tế phía nam.

Theo Phó Thủ tướng Somkid Jatusripitak, với hai hành lang kinh tế này, khu vực tiểu vùng Mekong sẽ là cầu nối giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, bảo đảm một tuyến đường giao thông ổn định với 5,5 tỷ USD về giá trị trung chuyển giữa Đông Á-Nam Á và châu Âu.

Theo Chinhphu.vn

Có thể bạn quan tâm

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

(GLO)- Tổng Bí thư Tô Lâm vừa có bài phát biểu chỉ đạo Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia vào sáng 13-1. Báo Gia Lai điện tử trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư. 

Gần 12 ngàn đại biểu dự hội nghị về đột phá phát triển KHCN, ĐMST và CĐS quốc gia

Gia Lai: Gần 12 ngàn đại biểu dự hội nghị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

(GLO)- Sáng 13-1, tại Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị kết nối đến 15.345 điểm cầu trên toàn quốc với 978.532 đại biểu tham dự. Tại Gia Lai có gần 12.000 đại biểu tham dự.