Xuyên tạc, chống phá công cuộc phòng chống dịch Covid-19 - Bài 2: Lộ diện kẻ phá hoại

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trong lúc cả đất nước gồng mình phòng chống dịch vô cùng khó khăn, cam go, phức tạp, ở nơi này nơi khác, cũng có những cá nhân gây ra một vài việc làm chưa tốt, ảnh hưởng đến công tác phòng chống dịch. Dù chỉ là cá biệt, nhưng chúng ta đã kiên quyết xử lý. Nhưng lợi dụng tình hình khó khăn đó, các tổ chức phản động, cơ hội chính trị đã tìm đủ mọi cách chia sẻ các video, hình ảnh, bài viết có nội dung kích động, thổi phồng với dụng ý xấu, chia rẽ khối đoàn kết toàn dân.
Cắt ghép hình ảnh, tạo dựng sai sự thật
“Đó là tổ chức phản động Việt Tân từ nước ngoài xúi giục người dân trong nước tập trung đông người đi biểu tình giữa lúc thành phố đang giãn cách phòng chống dịch Covid-19”, ông Nguyễn Hữu Lợi, ngụ phường Phú Hữu (TP Thủ Đức), là một trong hơn 30 người có trong video đăng tải trên mạng xã hội kéo nhau lên phường phản ứng chưa nhận được tiền hỗ trợ, khẳng định với chúng tôi. 

 Hình ảnh trên tài khoản BOT Bắc Thăng Long - Nội Bài xuyên tạc sự thật
Hình ảnh trên tài khoản BOT Bắc Thăng Long - Nội Bài xuyên tạc sự thật
Sự việc diễn ra sáng 28-8, lúc đầu như ông Lợi nói, có một thanh niên ngoài 30 tuổi đến khu trọ trên đường Bưng Ông Thoàn nói chuyện với nhóm thợ hồ về các khoản hỗ trợ khó khăn với người thuê trọ mất việc làm. Người này nói, phải cùng nhau lên phường hỏi thì người ta mới trả, sáng nay đã có nhiều người khu phố 2 kéo lên đòi.
Nghe vậy, ông Lợi và mấy anh em trong khu trọ ra đường đi theo một số người từ chợ Phú Hữu ra. Đi một đoạn, không thấy thanh niên nói chuyện lúc sáng, mọi người mới quay về. Hôm sau, ông Lợi và những người thợ trong khu trọ tá hỏa khi thấy có mặt mình trong đám đông tụ tập để thực hiện cái gọi là đấu tranh “đòi quyền sống giữa đại dịch”. Trong đoạn video có giọng bình luận của người thanh niên hôm trước nói chuyện với nhóm thợ, các tình tiết được thổi phồng lên: “Hàng ngàn người tham gia biểu tình, tuần hành phản đối chính quyền, kéo lên phường cướp kho gạo vì bị bỏ đói hơn tuần nay”.
Một ngày sau, đoạn video đó xuất hiện trên Đài Châu Á Tự Do (RFA), với quy kết: “TPHCM: Kéo hàng trăm người biểu tình, hơn 100 hộ được hỗ trợ ngay sau đó…”. Ông Lợi và nhiều người trong nhóm thợ còn bất ngờ khi thấy tên mình và hình ảnh được đăng tải trên các fanpage với nhiều thành viên giới thiệu là người của tổ chức Việt Tân.
Một số kênh truyền thông của các tổ chức phản động ngoài nước sau đó đồng loạt phụ họa theo bằng những bài viết có hình ảnh được cắt ghép, cố tình tạo nội dung sai sự thật để lôi kéo người dân. Ngày 29-8, tổ chức Việt Tân đăng các bài viết rêu rao: “Dân đã bắt đầu xuống đường đấu tranh bất bạo động. Đói ít thì còn ôn hòa thế, vài tuần nữa đói nhiều không biết tính ra sao...”. Tổ chức phản động này còn đưa lên mạng xã hội nhiều bài viết thổi phồng tình hình thực tế tại các địa phương có dịch với hình ảnh được cắt xén, lồng ghép để cố tình gây căng thẳng, lo lắng trong nhân dân, từ đó lôi kéo tham gia tổ chức phản động này.
Kịp thời ngăn chặn, xử lý
Trên tài khoản Facebook “Giúp đỡ nhau cùng vượt qua mùa dịch Covid”, nhiều ngày qua liên tiếp đăng tải tin bài trích dẫn từ các báo chính thống về hoạt động hỗ trợ người dân gặp khó khăn ở một số địa phương. Lúc đầu nhiều người nghĩ những thông tin tài khoản này đăng lên là ý tốt, tích cực. Khi đọc các lời bình ở bên dưới mới thấy có dụng ý xấu, kích động, lôi kéo. Trong đó có lời bình của các tài khoản Nguyễn Ngọc, Bình Nguyên, Ngọc Nga… có nội dung: “Có đòi mới trả”, “Chính quyền ăn tiền của dân”, “Ai chưa nhận được hỗ trợ hãy làm như họ, xuống đường ngay và luôn đi”… Trong một bản tin đăng trên Báo Tuổi Trẻ ngày 29-8, phần phát biểu của Bí thư Đảng ủy phường Phú Hữu (TP Thủ Đức) Nguyễn Thị Hương Hiệp về việc hỗ trợ các gói an sinh đến người dân khó khăn trên địa bàn, đã bị các đối tượng xấu xuyên tạc, bịa đặt là lãnh đạo địa phương đã chia hỗ trợ cho người thân, bị lộ nên tìm cách trả lại…
Cũng với cách trên, đối tượng phản động đã trích dẫn hình ảnh và phát biểu của lãnh đạo Chính phủ, các địa phương được đăng tải trên báo về hoạt động thăm hỏi, tặng quà người dân và lực lượng tuyến đầu phòng chống dịch Covid-19, rồi xuyên tạc, suy diễn theo ý đồ xấu… 
Theo Chủ tịch UBND huyện Bình Chánh Đào Gia Vượng, trên địa bàn các xã Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B, Tân Kiên thời gian qua có xảy ra việc người dân tụ tập đông người phản ánh chậm nhận được các gói hỗ trợ khó khăn. Khi có phản ánh là chính quyền địa phương cho xác minh, làm rõ ngay. Trường hợp nào chậm nhận hỗ trợ, trường hợp nào đã nhận hỗ trợ nhưng còn khó khăn đã được kịp thời chăm lo, không để hộ dân nào thiếu đói như thông tin mà các đối tượng xấu rêu rao trên mạng xã hội. Ông Vượng cho biết, mới đây trên mạng xã hội đưa hình ảnh một gia đình bị chủ nhà trọ đuổi vì thiếu tiền nhà, phải sống tạm trong ống cống, cũng đã được xác minh làm rõ là thông tin sai sự thật. Trường hợp này, theo ông Vượng, địa phương đã hỗ trợ, người dân đã ký nhận tiền và các lượt quà hỗ trợ cụ thể. Sau đó chính quyền địa phương đã bố trí nơi ở tạm cho 2 mẹ con người phụ nữ và vận động người đàn ông trở về với gia đình...  
Với các địa phương ở quận Bình Tân, TP Thủ Đức có người tham gia tụ tập phản ánh chậm nhận được gói hỗ trợ cũng được xác minh, làm rõ và kịp thời giải quyết các khó khăn về nơi ở, đời sống. Bí thư Đảng ủy phường Phú Hữu (TP Thủ Đức) Nguyễn Thị Hương Hiệp cho biết, với phương châm không để người dân thiếu đói, ngoài hỗ trợ nhu yếu phẩm như gạo, rau củ quả, phường còn hỗ trợ thêm thịt, cá để bà con cải thiện bữa ăn. Phường đã chuyển tới hơn 100 hộ dân trong các khu trọ, mỗi hộ 1,5 triệu đồng để bà con trang trải các nhu cầu cuộc sống trong thời gian giãn cách. Người dân tại đây sau khi được chính quyền địa phương giải thích, chia sẻ, động viên đã phấn khởi, vui vẻ, cùng đoàn kết chung tay với địa phương phòng chống dịch Covid-19.
Với các trường hợp có bài viết, chia sẻ thông tin sai trái lên mạng xã hội, cơ quan chức năng đã xác minh, làm rõ và ngăn chặn, xử lý kịp thời, không để xảy ra bất ổn định xã hội. Những trường hợp lợi dụng tình hình dịch bệnh để xuyên tạc, kích động chống phá đã được xử lý. Trong đó có hàng chục trường hợp bị xử phạt vi phạm hành chính với mức thấp nhất là 2 triệu đồng. Các trường hợp có dấu hiệu hình sự đã bị khởi tố, truy xét, trong đó có một số đối tượng là thành viên tổ chức Việt Tân và các hội nhóm phản động hoạt động trong nước. Nguồn: Cơ quan an ninh
HOÀI NAM (SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

Đi biển mùa xuân

Đi biển mùa xuân

Làng biển rộn ràng trong ngày hội Nghinh Ông. Lễ hội đã trở thành Tết biển, một nét đẹp văn hóa của người dân nơi đầu sóng ngọn gió Cần Giờ. Sau 3 ngày chơi lễ, những con tàu đánh cá lại vươn mình ra khơi, bám biển ngày đêm, đi suốt mùa xuân... 

Tôi là du kích Ba Tơ...

Tôi là du kích Ba Tơ...

“Cả đời cống hiến cho cách mạng, trải qua nhiều chức vụ, nhưng điều tôi tự hào nhất là mình từng là đội viên Đội Du kích Ba Tơ”. Đó là tâm sự của Đại tá Thân Hoạt, năm nay 98 tuổi đời, 80 tuổi Đảng, người con của quê hương Quảng Ngãi.

Người của bách khoa

Người của bách khoa

Thật ra sáu mươi không chỉ là mốc quy ước để có tuổi hưu trí mà còn là tuổi của “nhi nhĩ thuận” (tai đã nghe đủ chuyện đời nên giờ là lúc biết lẽ thuận, nghịch), GS Trần Văn Nam là người nhi nhĩ thuận đã mấy năm rồi.

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

(GLO)- Hơn 30 năm cầm cương, ông Phan Xuân Định (SN 1966, thôn Đồng Bằng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) vẫn luôn nhớ về những ngày tháng rong ruổi cùng tiếng vó ngựa trên cao nguyên. Lão xà ích ấy vẫn âm thầm nuôi dưỡng đàn ngựa để thỏa chí tang bồng và giữ cho phố núi Pleiku nét riêng độc đáo.

Như núi, như rừng

Như núi, như rừng

Trong dòng chảy lịch sử của Kon Tum, qua biết bao thăng trầm, mỗi vùng đất nơi đây đều gắn với những chiến công oai hùng, với những con người mà cuộc đời của họ đã trở thành huyền thoại. Một trong số đó là ông Sô Lây Tăng- người vừa đi vào cõi vĩnh hằng.

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Đối với người Mông xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, lễ cúng rừng (Tết rừng) có từ khi tổ tiên ngàn đời di cư đến đây lập làng, lập bản và trở thành sắc thái văn hóa, tín ngưỡng dân gian độc đáo riêng của người Mông nơi đây.