Xuyên qua vùng đất "anh hùng sử ca" - Kỳ 1: Cái tên nhiều thương nhớ...

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
LTS: Huyện Bác Ái và Ninh Sơn (Ninh Thuận) là cái nôi, căn cứ địa kiên trung của cách mạng trong những năm trước 1975. Vùng đất này có đông bà con dân tộc Raglai, Churu, K'ho và Kinh đang sinh sống. Núi rừng nơi đây lưu lại nhiều chiến tích lẫy lừng như bẫy đá của Anh hùng Pinăng Tắc thời đánh Mỹ đã đi vào sách giáo khoa...
Vùng đất sơn thủy hữu tình với nhiều thác ghềnh tuyệt đẹp, nơi giáp ranh 3 tỉnh Khánh Hòa - Lâm Đồng - Ninh Thuận, có đàn bò tót lai F1 đang sinh nở... bây giờ ra sao và có tầm chiến lược quan trọng thế nào của tỉnh Ninh Thuận trong công tác thủy lợi, chống khô hạn?
Lên núi ngắm cảnh đồng quê
Trong một lần rong chơi ở TP.Phan Rang - Tháp Chàm (Ninh Thuận), tôi nhìn thấy con đường mang tên Pinăng Tắc trên một tuyến phố. Tôi dừng xe máy và lục lại trong trí nhớ, bởi hàng mấy chục năm trước, thuở còn học tiểu học trong môn lịch sử, tôi có học về anh hùng Pinăng Tắc và những trận đánh bằng bẫy đá treo trên sườn núi, khiến quân địch phải khiếp sợ.
Là một người xa quê hơn 40 năm liền, cũng thích khám phá, tìm hiểu truyền thống, tôi cùng nhóm bạn đến từ TP.HCM, quyết làm một chuyến hành trình về thăm quê hương các vị anh hùng vang danh này.

Anh hùng Chamaléa Châu. Ảnh: Thái Sơn Ngọc
Anh hùng Chamaléa Châu. Ảnh: Thái Sơn Ngọc
Người Raglai ở Bác Ái (Ninh Thuận) có nhiều nghi lễ đặc sắc như lễ cưới, lễ bỏ mả, lễ ăn lúa mới… Đặc biệt, nơi đây còn lưu giữ tập tục ngủ thảo độc đáo. Ngủ thảo là ngủ chung với nhau để tỏ tình, để hiểu nhau, rồi yêu nhau. Mức độ ngủ thảo chỉ đến độ ngủ chung trò chuyện và nắm tay và đặc biệt kiêng kị quan hệ ân ái trong lúc ngủ thảo. Nếu cặp đôi nào phạm phải điều kiêng kị trên sẽ bị làng phạt vạ bằng cách lấy roi mây đánh khắp cơ thể...
Năm 2021, chúng tôi khởi hành từ TP.Phan Rang - Tháp Chàm bằng xe gắn máy trên Quốc lộ 27, theo hướng Phan Rang - Đà Lạt. Đi khoảng 40km bên phải có bảng chỉ đường vào huyện Bác Ái.
Anh Nguyễn Anh Tuấn -chuyên viên Phòng hợp tác quốc tế Vườn Quốc gia Phước Bình, ra đầu Quốc lộ 27 đón chúng tôi. Chạy thêm khoảng chục km nữa chúng tôi cảm giác như không muốn siết tay ga vì sợ trôi mất cảnh đẹp hai bên đường. Bởi, đập vào mắt chúng tôi là những đám ruộng đang xanh mượt dưới anh nắng vàng rực rỡ, xa xa là những dãy núi trùng trùng, điệp điệp như che lấy chở cho Bác Ái. Mỗi khi có cơn gió lùa qua, những ngọn lúa xanh gợn lên, rồi nghiên ngã từng đợt như biển bạc đầu sóng vỗ…
Anh Trần Thanh, bạn tôi đến từ Sài Gòn phải thốt lên: "Ôi đẹp quá Bác Ái ơi, nghe tên thôi đã gây cho lữ khách nhiều thương nhớ. Nay tận mắt chứng kiến cảnh đồng quê thanh bình yên ả này thật đáng yêu làm sao…".
Ấn tượng mạnh với chúng tôi là để đến được bẫy đá của anh hùng Pinăng Tắc, chúng tôi phải đi qua con đường độc đạo, ôm lượng theo sườn núi, bên trái là vách núi dựng, bên phải là vực sâu thẳm, dưới nữa là dòng sông Cái thơ mộng với nhiều loài hoa dại đang thi nhau khoe sắc bên bờ. Phía trên triền sông là những đám rẫy của bà con dân tộc Raglai đang trồng chuối, ngô, khoai… đang chuẩn bị thu hoạch.

Cánh đồng lúa trên đường vào huyện Bác Ái: Ảnh Bùi Phụ
Cánh đồng lúa trên đường vào huyện Bác Ái: Ảnh Bùi Phụ
Tục ngủ thảo của đồng bào dân tộc Raglai
Theo các nhà nghiên cứu văn hóa và các vị lớn tuổi ở tỉnh Ninh Thuận: Tục ngủ thảo của đồng bào Raglai là nét văn hóa độc đáo. Tục lệ này chỉ dành cho các chàng trai, cô gái chưa lập gia đình, không chỉ diễn ra một đêm mà diễn ra một vài đêm hoặc có thể kéo dài từ khi đôi trai gái quyết định tìm hiểu nhau cho tới ngày cưới. Các đêm ngủ thảo sẽ giúp đôi bạn trẻ tâm tình để thấu hiểu nhau, nuôi dưỡng tình yêu bền chặt, nếu tiến tới hôn nhân, vợ chồng sẽ có cuộc sống hòa thuận hơn. Tục lệ này là sự thử thách bản thân cũng như sự tôn trọng nhau của đôi bạn trẻ.
Đôi trai gái được ngủ thảo để tâm tình nhưng không được đi quá giới hạn cho phép. Nếu ai vi phạm sẽ bị làng phạt rất nặng và hai gia đình phải làm lễ cắt lúi, cúi đầu tạ tội trước ông bà tổ tiên vì đã làm xấu mặt dòng họ, làng xóm... Trong quá trình ngủ thảo, nếu đôi trái gái cảm thấy thực sự không thể sống thiếu nhau sẽ xin hai bên gia đình cho phép tiến tới hôn nhân. Ngược lại, nếu không ưng thuận nhau thì chia tay trong êm đẹp, không oán than, giận hờn hay ghét bỏ nhau.
Sau khi gia đình hai bên đồng ý thì cho đôi bạn trẻ tiến tới hôn nhân...
Anh Nguyễn Anh Tuấn cho biết, trước đây con đường này rất khó đi nhưng hơn chục năm trước, nhà nước đầu tư và ngành giao thông phải "xẻ núi" mới có được con đường cho các loại ôtô chạy vào tận nơi Vườn quốc gia.
Anh hùng bắn rơi 7 máy bay Mỹ
Nhà báo Thái Sơn Ngọc (Báo Ninh Thuận đã về hưu), người có nhiều tư liệu quý về các vị anh hùng thời của vùng đất này cho biết, nếu lên Bác Ái mà không ghé thắp hương cho vị anh hùng bắn rơi 7 chiếc máy bay của Mỹ là một thiếu sót của nhóm chúng tôi.
Theo lịch sử của huyện Bác Ái ghi lại và thông tin từ nhà báo Thái Sơn Ngọc, ông Chamaléa Châu, dân tộc Raglai, SN 1940, xã Phước Trung, huyện Bác Ái, đã tham gia du kích xã từ những năm 1960.
Năm 1967, khi làm Xã đội trưởng xã Phước Trung, ông Chamaléa Châu dũng cảm, mưu trí và từng ôm bộc phá đi đánh chặn đường tiến công của địch. Cũng trong thời điểm này, ông đã chỉ huy du kích xã Phước Trung dùng súng trường bắn hạ được 25 chiếc máy bay Mỹ.
Riêng ông Châu đã bắn rơi 7 chiếc đỉnh núi Rã ở phía Bắc xã Phước Trung và trở thành người bắn rơi nhiều máy bay nhất ở huyện Bác Ái.
Ngày 20/12/1994, Chamaléa Châu vinh dự được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân do lập thành tích đặc biệt xuất sắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. 
(Còn nữa)
Theo Bùi Phụ - Đức Cường (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Hào hùng một thời hoa lửa

Hào hùng một thời hoa lửa

“Trưa 2/4/1975, thanh niên sinh viên học sinh (TNSVHS) nội thành chiếm rạp hát Hòa Bình (Đà Lạt), treo lá cờ Mặt trận Giải phóng và băng rôn “Hoan hô Quân Giải phóng miền Nam” lên nóc rạp hát.

Mùa vàng dưới những rặng cây

Mùa vàng dưới những rặng cây

Những quả cây vàng ươm rụng xuống nằm lổn nhổn dưới rừng cây đã đến mùa thu hoạch. Từng đoàn người lụm cụm nhặt lấy phần hạt tinh túy nhất mang về cho chủ vườn, đưa vào các nhà máy, chế biến thành loại hạt giá trị cao cung ứng cho thị trường khắp thế giới.

Xanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối: Vươn mình trong kỷ nguyên mới

(GLO)- 50 năm sau ngày giải phóng, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước cùng nỗ lực vươn lên của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, vùng đất “nóc nhà” của Đông Dương chuyển mình mạnh mẽ. Bước vào giai đoạn mới, vùng Tây Nguyên đang đứng trước vận hội mới, phát huy lợi thế vươn lên cùng đất nước.

Các dự án triển khai dang dở, kéo dài (trong ảnh là đoạn đường cụt giữa TP. Gia Nghĩa do vướng mặt bằng) làm lãng phí nguồn lực đầu tư công

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 4: Gia Lai ngày ấy, bây giờ...

(GLO)- Sau ngày giải phóng năm 1975, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Gia Lai đã cùng chung sức, kiến thiết lại quê hương từ đống hoang tàn của chiến tranh. Đến nay Gia Lai đã vươn mình phát triển mạnh mẽ, từ đô thị đến nông thôn khoác lên mình màu áo khang trang. 

Chuyện đời mẹ liệt sĩ 115 tuổi

Chuyện đời mẹ liệt sĩ 115 tuổi

Năm nay, cụ Nguyễn Thị Tý ở xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn, Hà Nội đã sống hơn trăm năm có lẻ, mà phần “lẻ” ấy lại không hề nhỏ tẹo nào. Ở tuổi 115, cụ hiện vẫn khỏe mạnh bên các con và 23 cháu, 43 chắt và 14 chút nội, ngoại…

Xanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2

E-magazineXanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2: Buôn Ma Thuột từ hoang phế vươn lên thủ phủ Tây Nguyên

(GLO)- Nếu chiến thắng Đak Tô-Tân Cảnh ( năm 1972) xoay chuyển cục diện chiến trường Tây Nguyên thì chiến thắng Buôn Ma Thuột đánh sập “tử huyệt” của địch, mở ra Chiến dịch Hồ Chí Minh để Bắc-Nam sum họp một nhà. Từ một thị xã hoang phế, Buôn Ma Thuột ngày nay xứng đáng là thủ phủ Tây Nguyên

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

Từ bao đời nay, với người dân trên đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), mỗi khi có người thân gặp nạn ngoài biển mà không tìm thấy xác, gia đình họ sẽ tìm đến “pháp sư” nhờ nặn một “hình nhân thế mạng” bằng đất sét, thực hiện nghi lễ chiêu hồn, nhập cốt rồi mang đi chôn như người quá cố.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 5: Chuyện về người chiến sĩ nhiều lần cảm tử, góp công giải phóng miền Nam

Phải hẹn rất nhiều lần, tôi mới gặp được người cựu chiến binh, Đại uý Nguyễn Đức Trọng (SN 1956, quê quán xã Long Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An, người góp công cùng đồng đội tham gia giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.