Xưởng may của những nụ cười kỳ lạ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Lần lượt gần chục người khẽ khàng lách qua khe cửa. Họ chào nhau bằng những nụ cười. Không gian lặng tờ. Tuyệt không một câu nói.

Đấy là khung cảnh một buổi sáng lạnh hun hút bên bờ sông Gianh. Một phụ nữ trung niên hé nhẹ cánh cửa của ngôi nhà hướng mặt ra sông.

Căn nhà bề bộn các đống vải vóc dưới chân những chiếc máy may san sát. Những người vừa vào là thợ, đa số trong đó đều bị câm điếc bẩm sinh.

Người phụ nữ trung niên là chị Phạm Thị Luyện, mới qua tuổi 38, là chủ xưởng may nhỏ Hồng Luyện ở thôn Phú Trịch, xã Quảng Lộc, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình.

 

Nhân viên của xưởng đa số là những bạn khuyết tật câm điếc, nên chị Luyện phải dày công sức chỉ dạy từng đường kim mũi chỉ.
Nhân viên của xưởng đa số là những bạn khuyết tật câm điếc, nên chị Luyện phải dày công sức chỉ dạy từng đường kim mũi chỉ.

Đi tìm học trò khuyết tật

Trong nhóm thợ vừa đến có ba chị em ruột là Trần Thị Lan, Trần Thị Hương, Trần Thị Thương. Cả ba ở tận xã miền núi Quảng Tiên, giáp huyện Tuyên Hóa và đều bị câm điếc. Đây cũng là ba học trò mà chị Luyện thương nhất và ngày thường chị nuôi luôn việc ăn ở trong nhà.

Hai tháng trước, chị Luyện có việc đi ngược lên vùng núi xã Quảng Tiên. Nhớ mang máng từng nghe những người ở vùng này kể loáng thoáng câu chuyện về một gia đình có đến mấy người con bị di chứng chất độc da cam, đều tật nguyền nên chị cất công đi tìm.

Đó là một căn nhà xập xệ. Trong nhà có ba chị em đang ngồi ở góc nhà phụ mẹ đan nón. Ông bố là Trần Văn Phượng, nằm trên giường ho sù sụ. Ông Phượng mới phát hiện bị ung thư mấy tháng nay, nên mọi gánh nặng đều dồn lên vai người mẹ.

Ở miền núi, ngoài vài ba sào ruộng cũng không biết làm chi hơn. Bà Hạnh, mẹ của ba chị em, mới đi xin nhận nón về nhà làm kiếm thêm, mỗi cái tiền công vài ngàn đồng, để có tiền cơm nước cho cả nhà và lo thuốc thang cho chồng.

Ba chị em câm điếc cũng phải lao vào giúp mẹ dù thân cũng mang tật nguyền từ nhỏ vì di chứng da cam. Gia đình mà chị Luyện cần tìm là đây.

Nói chuyện với gia đình, chị Luyện thương quá, nhận cả ba chị em Lan, Hương, Thương về xưởng may của mình cho học nghề và nuôi ăn ở.

Ba chị em theo chị Luyện về xưởng may từ ngày đó. Thi thoảng mấy chị em thay nhau về nhà thăm cha mẹ. Luyện tính sau khi học nghề sẽ cho các em làm việc tại xưởng luôn.

"Nghe cô Luyện nói rứa, cả hai vợ chồng tui đều mừng ứa nước mắt. Tui không ngờ con cái không may tật nguyền mà vẫn còn người chấp nhận đứng ra cưu mang, rồi còn dạy nghề đàng hoàng" - ông Phượng xúc động.

Giúp các em tự sống được

 

Có 8/12 bạn trẻ bị câm điếc trong xưởng may và chị Luyện kiên trì truyền nghề cho từng bạn một để giúp họ có một công việc.
Có 8/12 bạn trẻ bị câm điếc trong xưởng may và chị Luyện kiên trì truyền nghề cho từng bạn một để giúp họ có một công việc.

Thật ra xưởng may của chị Luyện hoạt động từ hơn một năm trước. Khi mới thành lập, chị Luyện thuê hơn mười nhân công là người bình thường về làm.

Nhưng hai tháng gần đây, chị bắt đầu nghĩ đến việc đi tìm những em bị khuyết tật câm điếc trong vùng về để dạy nghề và tạo điều kiện cho làm việc luôn tại xưởng.

Đó là một quyết định khó khăn, nhưng không phải ngẫu nhiên. Chị Luyện có một chị gái và một em trai cũng chịu tật nguyền nặng vì di chứng chất độc da cam. "Cứ nhìn vào gia đình mình sẽ hiểu những gia đình có người khuyết tật sẽ khó khăn như thế nào..." - chị nói.

Chính vì suy nghĩ đó nên dù biết rất rõ rằng khi nhận về đến 2/3 công nhân làm trong xưởng may là người khuyết tật thì năng suất lao động sẽ giảm xuống rất nhiều, chị Luyện vẫn quyết tâm làm. Để cân bằng năng suất lao động, chị phải nhận thêm vài công nhân bình thường.

Nhận người khuyết tật câm điếc vào học việc đã khó vì truyền đạt khó khăn, rất khó truyền nghề, chứ chưa nói đến hiệu quả công việc. Người câm điếc rất hạn chế trong việc giao tiếp, nên những ngày đầu chị phải bắt tay chỉ từng chi tiết.

Chị phải ngồi vào làm từng việc một. Từ cắt đến may. Sau đó hướng dẫn từng em làm theo, tỉ mỉ từng chút. "Vô cùng khó trong việc chỉ dẫn các em câm điếc, nhưng tôi thấy thương các em quá nên tự dặn lòng phải cố gắng. Rất may là đến nay cả 8 em đều đã cơ bản biết việc cả rồi" - chị kể mà mừng.

Để đảm bảo duy trì công việc ổn định cho công nhân trong xưởng, chị Luyện đã chủ động tìm kiếm đối tác và làm các sản phẩm phù hợp với khả năng của người khuyết tật.

Hiện xưởng may của chị đang được một đối tác ở TP.HCM cung cấp nguồn vải, cũng như nhận tiêu thụ sản phẩm do công nhân làm ra.

 

Trả lương 3 triệu đồng/tháng

Chị Luyện còn nuôi luôn những bạn khuyết tật ở xa ở ngay trong nhà. Bữa cơm không có tiếng nói, chỉ có tiếng cười và nói chuyện bằng tay.
Chị Luyện còn nuôi luôn những bạn khuyết tật ở xa ở ngay trong nhà. Bữa cơm không có tiếng nói, chỉ có tiếng cười và nói chuyện bằng tay.
Ba chị em Lan, Hương, Thương chỉ là một trong số nhiều trường hợp mà chị Luyện đi tìm về xưởng may.

Hiện xưởng có 12 người thì 8 người trong số đó là những người câm điếc. Cả 8 người đều do chị Luyện cất công đi tìm ở mấy xã trong vùng rồi đưa về dạy nghề may cho.

Trong số này có một người hiện đã thành thạo nghề là Trần Văn Đức. Đức hiện tại được chị Luyện trả lương 3 triệu đồng/tháng.

"Tui dự tính những em còn lại đây khoảng hai, ba tháng nữa là thành thạo việc. Tui cũng sẽ trả lương như thế để các em có thể tự nuôi sống bản thân" - cô chủ cơ sở may tâm tình.

Chị nói đi theo cách này - cách tiếp nhận lao động khuyết tật - khó khăn nhiều lắm. Dù vậy, chị Luyện muốn nhận thêm vài em khuyết tật vào làm vì trong vùng vẫn còn nhiều người khuyết tật câm điếc chưa có nghề nghiệp, chưa tự nuôi sống bản thân được.

Tuy nhiên, vì quy mô xưởng nhỏ, máy móc còn ít nên chị Luyện đang suy tính, chờ khi đầu tư thêm mới dám gật đầu với các em đang đến gõ cửa xin việc.

"Hiện mới chỉ được 9 máy may. Tui mới đặt thêm một máy, đang trên đường về nên dự kiến nhận thêm được một người khuyết tật. Hiện còn một số người đang chờ..." - chị Luyện nói.

Quốc Nam/tuoitre

Có thể bạn quan tâm

Bát nháo 'cò' vùng biên

Bát nháo 'cò' vùng biên

Tình trạng 'cò' đưa người qua lại biên giới Campuchia diễn ra bát nháo ở khu vực gần cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) và Mỹ Quý Tây (Long An) tiềm ẩn nguy cơ về an ninh trật tự, tội phạm trốn truy nã, cờ bạc, buôn lậu, ma túy...

Những người 'vác tù và' bảo vệ rừng ở Yên Bái

Bảo vệ lá phổi xanh Mù Cang Chải

Dưới những tán rừng xanh ngát tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải ( Yên Bái), những năm trở lại đây, người dân xã Chế Tạo chủ động xã hội hóa từ nguồn dịch vụ môi trường rừng thành lập các tổ đội trực tiếp tuần tra, kiểm tra hàng tuần để bảo vệ những “lá phổi xanh” này.

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Ẩn sâu dưới những tán rừng xanh thẳm của Vườn quốc gia Vũ Quang là thế giới đầy sống động của vô số loài động vật quý hiếm. Để sở hữu cánh rừng già cổ thụ với hàng nghìn loài động vật, có những “chiến binh” đang ngày đêm thầm lặng bảo vệ kho báu khổng lồ giữa đại ngàn Trường Sơn.

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Bên đống bát đĩa vỡ toang, mọi người hì hụi chọn ra những cái tan nát nhất để thực hành một kỹ thuật thú vị trong nghệ thuật sơn ta, đó là thếp vàng - bạc, mục đích hàn gắn lại sản phẩm, che đi vết vỡ bằng kỹ thuật sơn thếp, dưới sự hướng dẫn của họa sĩ Nguyễn Xuân Lục.

Hậu phương người lính - điều chưa kể

Hậu phương người lính - điều chưa kể

LTS: Chấp nhận dấn thân và hy sinh để bảo vệ đất nước, những người lính Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nêu cao ý chí quyết tâm gìn giữ, tỏa sáng hình ảnh anh “Bộ đội Cụ Hồ” nơi tuyến đầu gian khó. Song ít ai biết rằng, phía sau họ là hy sinh thầm lặng, những nỗi niềm canh cánh của người hậu phương.

'Bảo mẫu' đàn chim trời

'Bảo mẫu' đàn chim trời

Dựng trang trại trồng tre, nuôi vịt nhưng thấy đàn chim trời hàng nghìn con về trú ngụ, làm tổ, ông Nguyễn Mạnh Cường (Hà Tĩnh) đã dừng việc chăn nuôi, nhường vườn cây xanh tốt cho đàn chim trú ngụ, làm tổ.