Xứng đáng là chỗ dựa của đoàn viên, người lao động Gia Lai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Nhiều năm qua, các cấp Công đoàn cơ sở trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã có nhiều đổi mới về nội dung, phương thức hoạt động, vận động, thu hút, tập hợp ngày càng đông đảo công nhân, viên chức-lao động (CNVC-LĐ) vào tổ chức Công đoàn. Nhiều hoạt động chăm lo lợi ích thiết thực cho đoàn viên, người lao động đã được triển khai đồng bộ.            
“Mỗi Công đoàn cơ sở, một lợi ích đoàn viên”
Trao đổi với P.V, bà Trần Lệ Nhung-Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh-khẳng định: Cùng với sự phát triển của Công đoàn Việt Nam, đội ngũ CNVC-LĐ trong tỉnh không ngừng lớn mạnh cả về số lượng, chất lượng. Toàn tỉnh hiện có 55.714 CNVC-LĐ sinh hoạt ở 1.690 Công đoàn cơ sở. Các phong trào thi đua yêu nước do Công đoàn phát động, tiêu biểu như “Phong trào thi đua lao động giỏi, lao động sáng tạo”, “Phong trào sáng kiến, cải tiến kỹ thuật”, “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”, cuộc vận động xây dựng người cán bộ, công chức, viên chức “Trung thành, sáng tạo, tận tụy, gương mẫu”, “Xây dựng đô thị văn minh”, “Chống rác thải nhựa”, “Cán bộ, công chức, viên chức nói không với tiêu cực”, công tác cải cách thủ tục hành chính... được đông đảo CNVC-LĐ tham gia.
“Hàng năm, vào dịp lễ, Tết, LĐLĐ tỉnh tổ chức nhiều hoạt động như: chương trình “Tết sum vầy”, hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà “Mái ấm Công đoàn”, tổ chức “Chuyến xe nghĩa tình”, “Phiên chợ Tết sum vầy”, ký kết thỏa thuận hợp tác về chương trình phúc lợi cho đoàn viên Công đoàn, giúp đoàn viên, người lao động được hưởng giá ưu đãi khi sử dụng dịch vụ tham quan du lịch, mua sắm, sửa chữa xe máy, chăm sóc sức khỏe, tham gia các hoạt động văn hóa thể thao...”-bà Nhung chia sẻ.
 Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tặng quà cho công nhân nghèo. Ảnh: Đ.Y
Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tặng quà cho công nhân nghèo. Ảnh: Đ.Y
Tính riêng từ đầu năm đến nay, các cấp Công đoàn trong tỉnh đã thực hiện nhiều hoạt động chăm lo lợi ích thiết thực cho CNVC-LĐ trị giá hơn 8 tỷ đồng. Cụ thể: ký kết 12 thỏa thuận hợp tác về chương trình phúc lợi đoàn viên; xây mới và sửa chữa 32 nhà “Mái ấm Công đoàn” trị giá 1,25 tỷ đồng; phân bổ 3 dự án vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm với 438 triệu đồng, tạo việc làm cho 13 gia đình đoàn viên tại các huyện: Chư Pưh, Mang Yang và Kbang. Quỹ xã hội từ thiện Tấm Lòng Vàng đã ủy nhiệm cho LĐLĐ tỉnh phối hợp với nhà tài trợ là Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam trao tặng 500 chiếc cặp phao cứu sinh cho các em học sinh vùng sông nước, khó khăn tại một số trường tiểu học, THCS của các huyện: Kbang, Krông Pa và Ia Grai. Ngoài ra, LĐLĐ tỉnh còn phối hợp với Sở Y tế tổ chức khám, tư vấn sức khỏe và cấp thuốc miễn phí cho hơn 600 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn tại các xã biên giới huyện Chư Prông, tặng 240 suất quà cho đoàn viên bị tai nạn lao động, bệnh hiểm nghèo, thiên tai, hỏa hoạn, gia cảnh đặc biệt khó khăn. Chủ tịch LĐLĐ tỉnh nhấn mạnh: “Vào dịp Tháng Công nhân hàng năm (tháng 5), các cấp Công đoàn trong tỉnh đều tổ chức thăm hỏi, động viên và trao tặng hàng ngàn phần quà trị giá gần 7 tỷ đồng cho CNVC-LĐ, đoàn viên Công đoàn có hoàn cảnh khó khăn, tai nạn lao động, tai nạn rủi ro, bệnh hiểm nghèo. Có 1.450/1.690 Công đoàn cơ sở đăng ký nội dung thực hiện “Mỗi Công đoàn cơ sở, một lợi ích đoàn viên”.
Xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa
Dưới sự chỉ đạo của LĐLĐ tỉnh, các tổ chức Công đoàn cơ sở đã hướng dẫn đoàn viên và người lao động tham gia xây dựng nội quy, quy chế, các chế độ chính sách có liên quan đến đoàn viên và người lao động, góp phần xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.
Ông Nguyễn Văn Nam-Phó Chủ tịch phụ trách Công đoàn Khu Kinh tế tỉnh-cho biết: Nhiều năm qua, nhờ xây dựng tốt mối quan hệ lao động hài hòa, các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp của tỉnh chưa để xảy ra tình trạng đình công. Với phương thức hoạt động của các doanh nghiệp là giao khoán công việc “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”, công nhân có ý thức tự giác phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao, còn doanh nghiệp cũng thực hiện đầy đủ các quyền lợi, chế độ cho người lao động.
Công đoàn Khu kinh tế tỉnh Gia Lai gắn biển Công trình tại Công ty cổ phần Bê tông và xây lắp điện. Ảnh: Đinh Yến
Công đoàn Khu Kinh tế tỉnh Gia Lai gắn biển Công trình tại Công ty cổ phần Bê tông và xây lắp điện. Ảnh: Đinh Yến
Để có được kết quả trên, theo ông Nam, cán bộ Công đoàn chuyên trách tại Công đoàn Khu Kinh tế tỉnh đã bám sát cơ sở, tận tình hướng dẫn, chỉ đạo Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở đảm bảo hài hòa lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của tập thể người lao động, giữa giảm thiểu chi phí cho doanh nghiệp với không ngừng nâng cao đời sống cho người lao động. Điển hình như Công ty TNHH Quốc Duy Gia Lai đã vận động người lao động tích cực tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. Ngoài phần tỷ lệ doanh nghiệp đã đóng cho người lao động, Công ty còn hỗ trợ công nhân 10.000 đồng/tháng để góp vào tỷ lệ phần trăm mà công nhân bắt buộc phải đóng. Ông Trương Quốc Cường-Giám đốc Công ty TNHH Quốc Duy Gia Lai-cho hay: “Để giữ mối quan hệ hài hòa giữa doanh nghiệp và người lao động, mấu chốt là làm sao nâng cao mức thu nhập cho người lao động, các chế độ quyền lợi của người lao động được đảm bảo. Ngoài ra, hàng tháng, Công ty còn có chế độ thưởng cho các công nhân tích cực, chịu khó”.
Tuy nhiên, hiện các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh vẫn đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trong sản xuất, kinh doanh. Theo Chủ tịch LĐLĐ tỉnh, phát huy lợi thế của tổ chức, cán bộ Công đoàn cơ sở cần bám sát yêu cầu, nhiệm vụ, rà soát việc thực hiện các chế độ chính sách pháp luật liên quan đến lao động, vận dụng những điều khoản có lợi cho người lao động đưa vào nội dung ký kết và thực hiện trong thỏa ước lao động tập thể. Đồng thời, cán bộ Công đoàn cùng lãnh đạo các doanh nghiệp nên tập trung tháo gỡ khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, thực hiện đầy đủ chính sách tiền lương, thưởng, bảo hiểm, bảo hộ lao động, an toàn vệ sinh lao động, đảm bảo hài hòa lợi ích 3 bên là “nhà đầu tư-người lao động-Nhà nước”, góp phần giúp doanh nghiệp ổn định và phát triển sản xuất, kinh doanh.
ĐINH YẾN
 
Ứng dụng Báo Gia Lai đã lên 2 kho ứng dụng:
 - Google Play: http://bit.ly/2PcYBHy
 - App Store: https://apple.co/2W9SmGa

Có thể bạn quan tâm

Nghề "hot" phòng gym

Nghề "hot" phòng gym

(GLO)- Hiện nay, nhiều người dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) thường xuyên tập gym để có thân hình cân đối, cải thiện sức khỏe. Theo đó, nghề PT (personal trainer-huấn luyện viên cá nhân) cũng không còn xa lạ.
Người chắp cánh cho ước mơ học tiếng Anh của học sinh

Người chắp cánh cho ước mơ học tiếng Anh của học sinh

(GLO)- Cách đây 5 năm, anh Tạ Ngọc Thinh quyết định từ bỏ cơ hội làm việc tại TP. Hồ Chí Minh để về Gia Lai lập nghiệp bằng việc mở Trung tâm Ngoại ngữ Việt Anh VES (số 30 Trần Quang Khải, TP. Pleiku). Từ đó, anh đã góp phần chắp cánh cho ước mơ học tiếng Anh của nhiều em học sinh.
Mức lương cao nhất lên đến 15 triệu đồng/tháng

Mức lương cao nhất lên đến 15 triệu đồng/tháng

Thị trường lao động đang bắt đầu có dấu hiệu phục hồi tương đối nhanh nhờ việc kiểm soát tốt tình hình dịch COVID-19. Từ nay đến cuối năm, vẫn có rất nhiều doanh nghiệp và người lao động có nhu cầu tuyển dụng và tìm kiếm việc làm ở mức cao. Do đó, các phiên giao dịch việc lưu động thời điểm này đang được tích cực triển khai thực hiện, nhằm tăng cường khả năng kết nối giữa các bên.
Gia Lai: Tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội

Gia Lai: Tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội

(GLO)- Trong 2 ngày (30 và 31-10), tại TP. Pleiku, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai tổ chức tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội cho 172 công chức văn hóa-xã hội thuộc các huyện: Đức Cơ, Ia Grai, Chư Păh, Chư Prông, Đak Đoa, TP. Pleiku và các cơ sở bảo trợ xã hội, gồm: Trung tâm Bảo trợ Xã hội tổng hợp tỉnh, Cơ sở Tư vấn và Cai nghiện ma túy tỉnh, Nhà trẻ mồ côi Sao Mai, chùa Bửu Châu, Làng trẻ em SOS Pleiku.
Cải cách hành chính kỳ cuối: Công khai, minh bạch, nâng cao chất lượng phục vụ

Cải cách hành chính kỳ cuối: Công khai, minh bạch, nâng cao chất lượng phục vụ

(GLO)- Mặc dù còn nhiều khó khăn song kết quả cải cách hành chính (CCHC) nhà nước của tỉnh Gia Lai giai đoạn 2011-2020 đã tạo sự chuyển biến về cải cách thể chế, thủ tục hành chính (TTHC), tổ chức bộ máy, công vụ, công chức, tài chính công và hiện đại hóa hành chính. Đó là tiền đề để tỉnh tiếp tục thực hiện thắng lợi các mục tiêu CCHC, hướng đến sự hài lòng của người dân.