Xử lý Công ty CP Sinh Lợi Kon Tum vi phạm khai thác cát gây ô nhiễm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

UBND tỉnh Kon Tum yêu cầu xử lý nghiêm doanh nghiệp vi phạm khai thác cát né trạm cân, gây ô nhiễm môi trường sau phản ánh của Báo Thanh Niên.

Ngày 29.4, UBND tỉnh Kon Tum cho biết đã có công văn chỉ đạo các đơn vị liên quan xử lý doanh nghiệp vi phạm sau phản ánh của Báo Thanh Niên.

Nước từ thùng xe vận chuyển cát chảy ra đường gây ô nhiễm môi trường tại thôn 12 (xã Đăk Ruồng, H.Kon Rẫy, Kon Tum)
Nước từ thùng xe vận chuyển cát chảy ra đường gây ô nhiễm môi trường tại thôn 12 (xã Đăk Ruồng, H.Kon Rẫy, Kon Tum)

Như Thanh Niên đã đưa tin, trong quá trình hoạt động khai thác cát, Công ty CP Sinh Lợi Kon Tum gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đời sống của người dân tại thôn 12 (xã Đăk Ruồng, H.Kon Rẫy, Kon Tum). Ngoài ô nhiễm môi trường, người dân thôn 12 lo ngại tuyến đường bê tông bị hư hỏng do xe chở cát.

Tại mỏ cát của Công ty CP Sinh Lợi Kon Tum, PV Thanh Niên ghi nhận nhiều xe vận chuyển cát cố ý né trạm cân, gây thất thoát tài nguyên.

Xe vận chuyển khoáng sản di chuyển trên đường giao thông ở thôn 12 gây ô nhiễm môi trường
Xe vận chuyển khoáng sản di chuyển trên đường giao thông ở thôn 12 gây ô nhiễm môi trường

Sau phản ánh của Báo Thanh Niên, UBND tỉnh Kon Tum chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Môi trường ban hành văn bản yêu cầu Công ty CP Sinh Lợi Kon Tum thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của doanh nghiệp trong hoạt động khai thác khoáng sản tại thôn 12, xã Đăk Ruồng, H.Kon Rẫy.

Trên cơ sở kết quả kiểm tra, căn cứ quy định pháp luật, Sở Nông nghiệp và Môi trường phải củng cố hồ sơ, xử lý nghiêm hành vi vi phạm của doanh nghiệp này theo đúng quy định.

Xe chở cát né trạm cân gây thất thoát tài nguyên khoáng sản
Xe chở cát né trạm cân gây thất thoát tài nguyên khoáng sản

UBND tỉnh Kon Tum cũng giao UBND H.Kon Rẫy tăng cường quản lý nhà nước về đất đai, khoáng sản, môi trường trên địa bàn; kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm trong hoạt động khai thác khoáng sản, theo đúng quy định pháp luật.

Bên cạnh đó, UBND tỉnh yêu cầu Sở Nông nghiệp và Môi trường Kom Tum phối hợp với UBND H.Kon Rẫy cung cấp thông tin về kết quả xác minh, xử lý vụ việc cho Báo Thanh Niên theo quy định.

Theo Đức Nhật (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Bên dòng Đăk Bla

Bên dòng Đăk Bla

Sông Đăk Bla thường được gọi với tên gọi “Dòng sông chảy ngược” cùng những truyền thuyết, thần thoại. Thế nhưng, không chỉ có sự độc đáo và bí ẩn đầy hấp dẫn, Đăk Bla còn là dòng sông mang lại sự trù phú, ấm no với những bãi bồi xanh mướt cây trồng và tiềm năng kinh tế du lịch đang được “đánh thức”.

Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".

Kết nối rừng và biển

Kết nối rừng và biển

Cùng với việc sáp nhập tỉnh, câu chuyện giao thông kết nối biển - rừng giữa các tỉnh Nam Tây nguyên với khu vực Duyên hải Nam Trung bộ cũng rất được người dân quan tâm, với mong mỏi có thể sớm "sáng uống cà phê ở rừng chiều tắm biển".

Hỏi cây K'nia

Hỏi cây K'nia

Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Quang Tuệ, người có vốn hiểu biết đáng nể về Tây Nguyên, vừa gặp tôi và than: "Em đang tìm làm một vệt clip về cây K'nia mà giờ khó tìm quá, hầu như đã hết".

null