Xóm không quốc tịch

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Nhiều người Việt trở về từ Biển Hồ (Campuchia) không giấy tờ tùy thân, không nhà cửa, tài sản... và có người chẳng còn nhớ quê nhà mình ở đâu.

Một “xóm liều” sống trên kênh, bên cạnh là khu dân cư cho những người Việt từ Biển Hồ trở về ở xã Vĩnh Bình, H.Vĩnh Hưng (Long An). ẢNH: NGỌC DƯƠNG
Một “xóm liều” sống trên kênh, bên cạnh là khu dân cư cho những người Việt từ Biển Hồ trở về ở xã Vĩnh Bình, H.Vĩnh Hưng (Long An). ẢNH: NGỌC DƯƠNG
Họ di cư từ Việt Nam sang Biển Hồ từ nhiều đời nay. Khi ấy Biển Hồ từng là miền đất hứa nhưng nay sự hào sảng ấy không còn, bởi sự rình rập từ những hiểm nguy, thiệt thòi của một đời lênh đênh trên sông nước mà không thuộc một quốc tịch nào, khiến họ phải trở về Việt Nam với đôi bàn tay trắng.
Từ hơn 10 năm nay, những Việt kiều tha hương này bắt đầu trở về và sống dọc kênh rạch ở các tỉnh Tây Ninh, Long An, An Giang, Đồng Tháp... Họ dựng chòi lá tạm bợ, xiêu vẹo để tá túc và giăng lưới bắt cá sống qua ngày, hình thành nên “xóm liều” mà người dân địa phương vẫn thường gọi.

Gia đình ông Nguyễn Văn Lắm gồm 4 thế hệ trở về từ Biển Hồ sống lênh đênh trên ghe. ẢNH: NGỌC DƯƠNG
Gia đình ông Nguyễn Văn Lắm gồm 4 thế hệ trở về từ Biển Hồ sống lênh đênh trên ghe. ẢNH: NGỌC DƯƠNG
Những năm sau đó, chính quyền địa phương từng bước đưa họ lên bờ và hỗ trợ xây dựng nhà cửa để sinh sống. Song nhiều gia đình vẫn tiếp tục sống bấp bênh trên những chiếc ghe dọc các kênh ở Long An và kiếm sống bằng nghề chài lưới.
Một số gia đình thì thuê đất dựng lều ở trong các khu dân cư do chính quyền địa phương bố trí và sống bằng nghề bán vé số hoặc ai thuê gì làm đó. Nhiều người suốt một đời sống ở Biển Hồ, khi trở về quê hương Việt Nam chỉ mong đời con cháu sáng sủa hơn.
PV Thanh Niên ghi lại cuộc sống của những gia đình như thế ở xã Vĩnh Bình, H.Vĩnh Hưng (Long An), nơi có tuyến biên giới khoảng 45 km giáp Campuchia.

Ông Ngô Văn Tài hái lục bình bán kiếm chút tiền trang trải cuộc sống cho đến khi mùa tôm cá về. ẢNH: NGỌC DƯƠNG
Ông Ngô Văn Tài hái lục bình bán kiếm chút tiền trang trải cuộc sống cho đến khi mùa tôm cá về. ẢNH: NGỌC DƯƠNG

Cuộc sống tạm bợ, mọi sinh hoạt của họ vẫn tiếp tục gắn với con nước lênh đênh
Cuộc sống tạm bợ, mọi sinh hoạt của họ vẫn tiếp tục gắn với con nước lênh đênh

Không giấy tờ tùy thân, những Việt kiều này được cấp một tờ giấy xin xác nhận cư trú do Tổng lãnh sự quán VN tại Campuchia cấp để về nước. ẢNH: NGỌC DƯƠNG
Không giấy tờ tùy thân, những Việt kiều này được cấp một tờ giấy xin xác nhận cư trú do Tổng lãnh sự quán VN tại Campuchia cấp để về nước. ẢNH: NGỌC DƯƠNG
Theo Ngọc Dương (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Vừa học vừa run trong ngôi trường chờ… sập

Vừa học vừa run trong ngôi trường chờ… sập

Sau gần 30 năm đưa vào sử dụng, điểm trường Phú Quý thuộc Trường Tiểu học số 2 Bình Châu (xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) hiện xuống cấp nghiêm trọng, tường bong tróc, nứt toác… chờ sập. Hàng trăm học sinh và giáo viên thấp thỏm, lo âu vừa học vừa run.

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Dành trọn đam mê trong phòng thí nghiệm, chắt chiu trong từng thí nghiệm, TS. Phạm Thanh Tuấn Anh, SN 1992, Phó trưởng phòng Phòng thí nghiệm Vật liệu Kỹ thuật cao, Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG HCM), đã gặt hái nhiều thành tựu trong lĩnh vực công nghệ vật liệu mới.

Cẩn trọng với giấc mơ hóa 'thiên nga': Phẫu thuật thẩm mỹ tay ngang

Cẩn trọng với giấc mơ hóa 'thiên nga': Phẫu thuật thẩm mỹ tay ngang

Nhu cầu làm đẹp là chính đáng nhưng phải chọn bác sĩ, cơ sở phẫu thuật thẩm mỹ, làm đẹp một cách thận trọng, tỉnh táo. Đã có nhiều sự cố y khoa từ những ca phẫu thuật thẩm mỹ tại các cơ sở hành nghề “chui”, dưới tay bác sĩ “chui” khiến người thì bỏ mạng, người thì tiền mất tật mang.