Xe ôm 'giang hồ' ở Bến xe Miền Đông: Lộ diện 'ông trùm'

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Trong thời gian xâm nhập thực tế, PV Thanh Niên ghi nhận không ít vụ đụng độ đổ máu liên quan đến băng nhóm xe ôm “giang hồ” gây mất an ninh trật tự ở Bến xe Miền Đông, P.26, Q.Bình Thạnh (TP.HCM).
 
H. “mập” (nằm trên xe) đóng đô trước cổng số 2 Bến xe Miền Đông. ẢNH: TRÁC RIN
Truy sát
Băng nhóm này có hơn 10 người túc trực ở cổng số 2 của Bến xe Miền Đông và thường xuyên gây gổ, đánh nhau với một số xe ôm “công nghệ”, xe ôm “dám xâm lấn địa bàn”, thậm chí vô cớ hành hung người dân. Nhóm này có các thành viên, như: T.A.H (37 tuổi), Đ. (khoảng 30 tuổi), Tr. (khoảng 40 tuổi), H. (khoảng 35 tuổi)... Nhóm này “nửa thật, nửa giả” xe ôm vì có khi bắt khách nhưng “bán lại” cho người khác chở. Quanh khu vực bến xe, nhiều người không khỏi ngán ngẩm khi nhắc tới băng nhóm này.
 
H. “mập” (trái) và một thành viên trong nhóm tên Đức (phải) đang ngồi trong Bến xe Miền Đông
“Xe ôm “công nghệ” vào bắt khách bị đánh đã đành, kể cả người dân, hành khách cũng nhiều lần bị nhóm người này đánh. Chúng tôi chứng kiến nhiều vụ nhưng chẳng ai dám làm gì, nhóm này rất đông và manh động. Đây là nhóm “giang hồ”... mới nổi lên ở Bến xe Miền Đông, sau khi một số tay “đại ca” khét tiếng như D. “lê”, T. “điên” lần lượt bị “mất số” do xộ khám”, một người kinh doanh trong Bến xe Miền Đông bức xúc.
 
Một thành viên của băng này đánh vào đầu một xe ôm khác, đòi tiền
Điển hình là vụ đụng độ nảy lửa mới xảy ra gần đây, giữa băng nhóm xe ôm “giang hồ” này với N.V.T (32 tuổi, quê Hải Phòng). Theo đó, khoảng 11 giờ ngày 14.7, N.V.T đang đứng trước cổng số 2 của Bến xe Miền Đông thì bị băng nhóm này đuổi đánh, nhưng N.V.T chạy thoát. Một lát sau, N.V.T quay lại trên tay cầm dao, búa rìu tấn công bất ngờ khiến T.A.H , Đ.T.V (cùng 37 tuổi, ngụ Q.Bình Thạnh) “dính” nhiều thương tích. Để trả đũa, băng nhóm này đã huy động thành viên quay lại đánh, N.V.T bỏ chạy vào con hẻm trên đường Đinh Bộ Lĩnh. Nhưng N.V.T vẫn bị nhóm này truy sát đánh bầm dập khiến nạn nhân phải nhập viện cấp cứu.
Nhận tin báo, Công an P.26 đã có mặt để xử lý vụ việc. Qua kiểm tra dữ liệu camera, công an ghi nhận có 5 nghi can (3 nghi can mặc đồng phục xe ôm Grab - PV) tham gia đánh N.V.T. Trong số những người tham gia đánh “hội đồng”, Công an xác định có: T.A.H , Đ.T.V và 3 nghi can khác (đã bỏ trốn). Bước đầu, công an xác định nguyên nhân vụ việc là do N.V.T cự cãi với người của một quán nước tại cổng số 2, nên bị nhóm này lao đến tấn công.
Thế lực của “ông trùm”
Theo đơn cầu cứu của độc giả gửi Báo Thanh Niên, khoảng vài năm trở lại đây, người dân khi qua lại khu vực Bến xe Miền Đông gặp nhiều rắc rối từ băng nhóm xe ôm “giang hồ” do H. “mập” cầm đầu.
 
Gã thanh niên trong nhóm “xe ôm giang hồ” (trái) giở thói côn đồ, đòi đánh một xe ôm Grab đậu gần Bến xe Miền Đông
Khi xe khách cập bến, hành khách vừa bước xuống, nhóm xe ôm nhào đến chào mời, lôi kéo. Nếu từ chối, trong một số trường hợp, khách có thể bị dọa đánh; đi xe khác thì bị nhóm này đẩy đuổi. Ngoài ra, nhiều xe ôm ở Bến xe Miền Đông phải đóng “hụi chết” cho nhóm của H. “mập” (khoảng 800.000 đồng/tháng). Khi những xe ôm được bảo kê đụng chuyện hoặc tranh giành quyền lợi với xe ôm khác, H. “mập” sẽ điều đàn em tới xử đẹp đối thủ.
Để làm rõ về phản ánh này của người dân, chiều 28.7, chúng tôi ghi nhận một xe ôm (khoảng 50 tuổi), dáng người mập, đang ngồi đợi khách trước cổng Bến xe Miền Đông thì một thành viên trong nhóm xe ôm “giang hồ” đến yêu cầu đưa tiền.
“Sáng giờ anh thấy tôi làm có được không? Làm được bao nhiêu tụi anh cũng lấy hết rồi. Bữa nay cho tôi thiếu một ngày. Không phải tôi không đưa mà là... không có tiền. Ngày mai làm được tôi đưa anh luôn!”, ông xe ôm xin gia hạn.
 
Băng nhóm này thường chọc ghẹo các hành khách nữ
Khoảng 1 giờ sau, ông này tiếp tục bị thành viên trong nhóm xe ôm “giang hồ” đốc thúc bằng cách dùng tay đánh liên tiếp vào đầu. “Tiền tao đâu! Tiền tao đâu!”, gã thanh niên quát lớn. Nhưng khi chúng tôi tiếp cận người đàn ông này hỏi thăm sự việc, người này từ chối, lánh đi chỗ khác.
Cũng theo nội dung đơn “cầu cứu”, sở dĩ băng nhóm này “tác oai tác quái” là do dựa vào “thế lực” của “ông trùm” H. “mập” và đặt vấn đề vì sao băng nhóm này vẫn ngang nhiên hoạt động, thách thức pháp luật. Trong quá trình điều tra, chúng tôi ghi nhận có người đàn ông tên H. “mập”, trên tay chi chít hình xăm. Người này thường xuyên xuất hiện ở “lãnh địa” của băng nhóm này vào nhiều khung giờ khác nhau; thường tụ tập cùng với các thành viên trong nhóm như: Đ., Tr., H... tại cổng số 2 của Bến xe Miền Đông.
Trước đó, chiều 25.7, H. “mập” đang nằm ngả lưng trên chiếc xe tay ga ở cổng Bến xe Miền Đông, một người đàn ông (khoảng 50 tuổi) mặc đồng phục Grab chở khách vào Bến xe Miền Đông. Khi khách thanh toán tiền, do không có tiền thối, ông này vào nhờ thành viên trong nhóm “xe ôm giang hồ” đổi giùm tờ 500.000 đồng. Thấy vậy, H. “mập” trừng mắt: “Đưa cho nó 450.000 đồng thôi!”, khiến người đổi tiền phải xun xoe xin đại ca nương tay. Mặc dù băng nhóm này tung hoành ngang dọc nhưng luôn cảnh giác đối với người lạ muốn tiếp cận hoặc đặt vấn đề xin gia nhập.
Ngày 1.8, PV Thanh Niên mang những hình ảnh thu thập được về H. “mập” làm việc với phòng bảo vệ của BXMĐ. Vừa thấy hình ảnh do chúng tôi cung cấp, một lãnh đạo phòng bảo vệ dễ dàng nhận diện ngay đó chính là “ông trùm” của băng nhóm xe ôm “giang hồ” đang lộng hành trước cổng bến xe.
“Lúc trước có Hùng “đen”, giờ có H. “mập” mới nổi lên. Băng nhóm này tuy chưa xảy ra xô xát với lực lượng bảo vệ nhưng việc cự cãi, đe dọa thì có”, một bảo vệ nói. Đề cập đến H. “mập”, trung tá Đoàn Văn Khựng, Trưởng công an P.26, cũng xác nhận đã nắm được thông tin H. là “đầu đàn” trong nhóm xe ôm giang hồ ở Bến xe Miền Đông.
(còn tiếp)
Manh nha cát cứ, phân chia “địa bàn”
Ngoài băng xe ôm “giang hồ” tác oai tác quái nói trên, nhiều tay xe ôm cũng hành xử côn đồ, manh nha ý đồ cát cứ, phân chia địa bàn khiến khu vực Bến xe Miền Đông trở nên phức tạp.
Cụ thể, sáng 31.7, do mâu thuẫn tranh giành khách, hai tài xế xe ôm M.T.H (28 tuổi, ngụ Q.Bình Thạnh) và P.V.T (45 tuổi, tạm trú Q.Bình Thạnh) ẩu đả nhau dữ dội trước số 130 QL13 (P.26, Q.Bình Thạnh). Tương tự, trước đó, H.K.K (34 tuổi, quê Cần Thơ) lao vào đánh anh H.X.Ph (24 tuổi, ngụ Q.Bình Thạnh) vì nghi ngờ anh Ph. tranh giành khách ở Bến xe Miền Đông.

Lực lượng bảo vệ của Bến xe Miền Đông cũng ghi nhận nhiều vụ xe ôm đánh nhau và có khi đánh luôn cả… hành khách gây mất trật tự công cộng. “Mỗi khi bảo vệ phát hiện xe ôm đánh nhau đều ghi nhận sự việc. Chúng tôi cũng có nhiều video clip từ camera trong bến xe ghi lại cảnh đánh nhau”, một bảo vệ Bến xe Miền Đông cho biết. 

Trác Rin (Thanh Niên)

Có thể bạn quan tâm

Khơi dậy ý chí, khát vọng thoát nghèo - Kỳ 1: Những “đốm lửa hồng” nêu gương trong việc khó

Khơi dậy ý chí, khát vọng thoát nghèo - Kỳ 1: Những “đốm lửa hồng” nêu gương trong việc khó

Những năm qua, nhiều chính sách phát triển kinh tế-xã hội, an sinh xã hội, ba chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới (NTM), giảm nghèo bền vững, những chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã được triển khai sâu rộng.

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Cách đây gần 18 năm, trong một số công trình điều tra văn hóa các làng đồng bào dân tộc thiểu số ở TP. Pleiku thì người ta xếp một số buôn làng trong khu vực, trong đó có làng Wâu và Ktu (xã Chư Á) là làng tương đối có giá trị, đưa vào diện bảo tồn và phát triển.

Tượng đài “Chiến sĩ bất khuất Vĩnh Trinh” ở huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam là một trong các tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Phan. Ảnh: Tư liệu

Ký ức vỡ

Những gì không lặp lại sẽ dễ lãng quên. Người thân cũng thế, ký ức về một ai đó, sau thời gian dài không gặp sẽ bị im lìm, đóng băng. Một phần nào trong ký ức tôi tưởng chừng như thế, đã im ngủ hơn 14 năm qua tính từ ngày anh từ bỏ cõi trần gian phiền muộn này.

Mưu sinh truyền đời ở Chợ Lớn - Kỳ 5: Những thợ bạc danh tiếng

Mưu sinh truyền đời ở Chợ Lớn - Kỳ 5: Những thợ bạc danh tiếng

Nhà văn Sơn Nam từng hóm hỉnh: "Là nhà văn thì phải chấp nhận nghèo, nếu viết văn để làm giàu thì ở Sài Gòn, dân Chợ Lớn làm hết rồi, không tới mình đâu". Tất nhiên, "ông già Nam bộ" chỉ nói đùa nhưng chuyện dân Chợ Lớn làm đủ mọi ngành nghề và đều ăn nên làm ra là có thật. Trong đó có nghề thợ bạc.

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 2: “Nữ hoàng” sắc hương giữa môi trường sinh thái

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 2: “Nữ hoàng” sắc hương giữa môi trường sinh thái

Nông gia Nguyễn Đáp sinh ra, lớn lên và tạo lập cơ nghiệp trên những thửa rau, hoa bậc thang của thành phố cao nguyên Đà Lạt, hiện đang chạm ngưỡng tuổi lục thập vẫn dốc tâm sức và tiền vốn để bổ sung “công năng” trên từng diện tích đất nông nghiệp của mình.

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 1: Hoa trời Âu “phát sáng” góc trời Ðà Lạt

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 1: Hoa trời Âu “phát sáng” góc trời Ðà Lạt

Trên nền tảng dẫn đầu cả nước về phát triển nông nghiệp công nghệ cao, vùng đất Nam Tây Nguyên Lâm Đồng đã và đang mở rộng những miền quê tập trung tạo ra những mặt hàng có giá trị khác biệt, trong đó nổi trội với sản phẩm du lịch cộng đồng gắn xây dựng NTM, phát triển làng nghề ở địa phương.

Người Thái Bình bên dòng sông Ba

Người Thái Bình bên dòng sông Ba

(GLO)- Mỗi chiều, nhìn đàn cò trắng bay về ngang dòng sông Ba mênh mang sóng nước, ông Nguyễn Văn Để (86 tuổi) lại bâng khuâng nhớ về quê nhà. Tròn 40 năm rời quê hương Thái Bình vào vùng đất Krông Pa định cư, nỗi nhớ nguồn cội vẫn dâng đầy trong ông khi bắt gặp hình ảnh thân thuộc như vậy.

Đời chìm nước nổi…

Đời chìm nước nổi…

Thời điểm này, khu vực biên giới Tây Nam đang đỉnh lũ. Mùa nước nổi năm nay lượng nước sông Mê Kông đổ về Đồng bằng sông Cửu Long cao hơn trung bình nhiều năm trước. Mùa nước nổi là lúc người dân vùng biên thức thâu đêm giăng lưới, thả câu tận hưởng lộc trời.