Xây nhà trên đất nông nghiệp tại xã Ân Tường Tây (Hoài Ân): Cần sớm giải quyết dứt điểm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nhiều hộ dân ở thôn Tân Thịnh, xã Ân Tường Tây (Hoài Ân) nhận khoán đất nông nghiệp để canh tác, sản xuất, nhưng gần đây lại tự ý chuyển nhượng đất, xây nhà ở.

Nhiều căn nhà xây dựng kiên cố trên đất nông nghiệp chưa được chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

Nhiều căn nhà xây dựng kiên cố trên đất nông nghiệp chưa được chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

Xây nhà trên đất nông nghiệp

Theo phản ảnh của người dân ở thôn Tân Thịnh, nhiều gia đình trước đây nhận khoán đất nông nghiệp thuộc Lâm nông trường Hoài Ân để canh tác, sản xuất, nhưng 2 - 3 năm trở lại đây lại tự ý chuyển nhượng đất và xây dựng nhà trên đất nông nghiệp. Ông Nguyễn Hồng Linh, ở thôn Tân Thịnh, đã phản ánh trường  hợp cụ thể của ông Nguyễn Tấn Cường (trú cùng thôn): Năm 1998, hộ ông Cường ký hợp đồng nhận khoán với Lâm nông trường Hoài Ân 0,58 ha đất nông nghiệp (thuộc khoảnh 1, tiểu khu 130) chăm sóc cây điều và trồng chè trong thời hạn 50 năm (từ năm 1998 đến năm 2048). Thế nhưng hiện nay, trên phần đất này đã mọc lên 1 căn nhà ở và 1 quán bán nước. Ông Linh nói thêm: “Dù là đất nông nghiệp, nhưng ông Cường tự phân lô,  xây 1 căn nhà cho con, phần còn lại bán cho các ông Binh, Phòng, Trung và bà Thao mỗi người 1 lô. Tôi đã gửi đơn phản ảnh vụ việc lên UBND xã Ân Tường Tây và ngành chức năng huyện Hoài Ân, nhưng đến nay vẫn chưa được các cấp, các ngành kiểm tra, xử lý”.

Trong khi đó, ông Cường cho rằng: “Hoàn toàn không có chuyện bán đất cho người khác như ông Linh khiếu nại, mà tôi chỉ phân lô để chia đất cho các con canh tác, sản xuất. Năm 2016, gia đình tôi có xây 1 căn nhà cho con gái ở, rồi sau đó cho một người cháu trai một thửa đất khác để dựng quán bán nước. Tôi biết việc xây dựng nhà trên đất nông nghiệp là không đúng quy định, nhưng tại khu vực này, tất cả các hộ nhận khoán đều xây dựng nhà ở kiên cố”.

Được biết, thời điểm năm 1998, ngoài ông Cường, còn có trên 10 hộ dân khác trong thôn cũng nhận khoán tương tự với Lâm nông trường Hoài Ân tại tiểu khu 130 với tổng diện tích hơn 8ha (0,5 - 1ha/hộ). Sau khi Lâm nông trường này chuyển đổi thành đơn vị khác, các hộ tiếp tục canh tác, sản xuất trên phần đất này. Do cây điều không có hiệu quả kinh tế, các hộ hiện đều chuyển qua trồng keo; một số hộ chuyển nhượng đất cho người khác. Những năm gần đây, nhiều hộ đã tự ý xây dựng nhà ở. Hàng chục căn nhà kiên cố đã mọc lên và hiện vẫn còn tiếp tục; trong khi toàn bộ khu vực này là đất nông nghiệp, chưa được chuyển mục đích sử dụng đất.

Trách nhiệm thuộc về ai?

Trao đổi qua điện thoại với PV, ông Võ Trọng Thu, Chủ tịch UBND xã Ân Tường Tây, cho rằng: “UBND xã không có trách nhiệm quản lý diện tích đất trước đây Lâm nông trường Hoài Ân đã giao khoán cho người dân. Việc quản lý đất thuộc trách nhiệm của các hộ?!”.

Lãnh đạo UBND xã “né” báo chí

Sáng 9.5, PV Báo Bình Ðịnh gặp ông Nguyễn Minh Phận, cán bộ địa chính - xây dựng - nông nghiệp và môi trường xã Ân Tường Tây để tìm hiểu rõ hơn vụ việc, nhưng ông Phận từ chối và hẹn PV quay lại vào buổi chiều để gặp lãnh đạo UBND xã; lãnh đạo xã cho phép thì ông mới làm việc. Tuy nhiên, từ buổi chiều 9.5 đến sáng hôm sau (10.5), ông Phận đều tránh mặt, từ chối cung cấp thông tin vì “Chủ tịch xã chưa cho phép; chỉ khi nào Chủ tịch xã cho phép và định hướng cách trả lời thì mới làm việc với PV”- như ông Phận trả lời PV vào sáng 10.5.

Ngược lại, ông Nguyễn Văn Rô, Phó trưởng Phòng TN-MT huyện Hoài Ân, khẳng định: “Việc quản lý đất khu vực nằm trong phạm vi của Lâm nông trường Hoài Ân trước đây thuộc trách nhiệm UBND xã Ân Tường Tây. Chính sự lơ là, thiếu kiểm tra, giám sát của chính quyền địa phương dẫn đến việc nhiều người tự ý chuyển nhượng, xây dựng nhà trên đất thuộc diện giao khoán để sản xuất. Đây là việc làm không đúng pháp luật, bởi nhận khoán quản lý, chăm sóc tài sản có trên đất (cây điều) chứ không phải là giao quyền sử dụng đất, nên các hộ không được mua bán, cho, tặng và xây dựng công trình nhà ở”.

Ông Rô cũng cho biết thêm, tình trạng này diễn ra nhiều năm, qua các nhiệm kỳ lãnh đạo tại xã Ân Tường Tây. Qua kiểm tra, rà soát, khu vực người dân xây dựng công trình nhà ở phù hợp với quy hoạch khu dân cư. Sắp tới, Phòng TN-MT sẽ tham mưu UBND huyện Hoài Ân đưa ra biện pháp xử lý dứt điểm nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của người dân; lập lại trật tự, kỷ cương trong quản lý đất đai, xây dựng tại xã Ân Tường Tây.

VĂN LỰC

Có thể bạn quan tâm

Cấp sổ đỏ lần đầu ngay tại xã, phường: Bước đột phá trong cải cách hành chính

Cấp sổ đỏ lần đầu ngay tại xã, phường: Bước đột phá trong cải cách hành chính

(GLO)- Từ ngày 1-7, UBND cấp xã sẽ thực hiện cấp sổ đỏ lần đầu cho cá nhân, hộ gia đình. Đây được xem là bước đột phá trong cải cách hành chính. Không chỉ là sự nỗ lực nhằm cụ thể hóa chủ trương xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp, quy định này còn thể hiện rõ nét mục tiêu “vì dân phục vụ”.

Kbang: Nam thanh niên đuối nước khi đi tắm tại lòng hồ

Gia Lai: Tìm thấy thi thể nam thanh niên đuối nước tại lòng hồ Thủy điện An Khê-Ka Nak

(GLO)- Thiếu tá Phùng Văn-Phó Trưởng Công an xã Kbang (tỉnh Gia Lai) cho biết: Khoảng 7 giờ 40 phút ngày 10-7, Đội Cảnh sát PCCC và CNCH khu vực An Khê và Công an xã Kbang đã vớt được thi thể em L.Đ.T. (SN 2007, trú tại tổ 3, xã Kbang) bị đuối nước tại khu vực lòng hồ Thủy điện An Khê-Ka Nak.

Giải tỏa nỗi lo tự sản tự tiêu

Giải tỏa nỗi lo tự sản tự tiêu

(GLO)- Gần đây, hàng loạt vụ hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ bị phanh phui và xử lý. Tuy nhiên, củng cố niềm tin người tiêu dùng vào hàng hóa và sản phẩm, dịch vụ hiện nay vẫn là thách thức rất lớn.  

Báo Bình Định chuyển giao dữ liệu sang Báo Gia Lai

Báo Bình Định chuyển giao dữ liệu sang Báo Gia Lai

(GLO)- Ngày 1-7, thực hiện chủ trương sáp nhập giữa tỉnh Gia Lai và tỉnh Bình Định thành tỉnh Gia Lai, Báo Gia Lai và Báo Bình Định cũng chính thức về chung một nhà, là cơ quan của Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Gia Lai, là tiếng nói của Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân tỉnh Gia Lai.

Thời khắc lịch sử đưa tỉnh Gia Lai bước vào hành trình phát triển mới

Thời khắc lịch sử đưa tỉnh Gia Lai bước vào hành trình phát triển mới

Hôm nay, ngày 1.7.2025, tỉnh Gia Lai (hợp nhất từ tỉnh Bình Định và Gia Lai (cũ)) chính thức hoạt động theo Nghị quyết số 202/2025/QH15 ngày 12.6.2025 của Quốc hội. Đồng chí Hồ Quốc Dũng - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai, đã có cuộc trò chuyện cởi mở với phóng viên Báo Gia Lai nhân sự kiện đặc biệt này.

Chung tay tiếp sức cho học sinh vùng khó

Chung tay tiếp sức cho học sinh vùng khó

(GLO)- Suốt 36 năm qua, Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học và THCS Nguyễn Khuyến (xã Chư Krey, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn ngày ngày bền bỉ thắp sáng tri thức cho con em đồng bào các dân tộc thiểu số. Nhiều thế hệ học trò vùng khó trưởng thành, vươn lên bằng con chữ và tri thức.

Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã sẵn sàng cho ngày 1.7

Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã sẵn sàng cho ngày 1.7

Ngày 1.7, chính quyền hai cấp của tỉnh Gia Lai (mới) chính thức đi vào hoạt động. Cùng với đó, 58 xã, phường mới trên địa bàn tại tỉnh Bình Ðịnh hiện nay sẽ vận hành Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã - nơi được kỳ vọng trở thành bộ mặt hành chính, điểm tựa tin cậy cho người dân và doanh nghiệp tiếp cận dịch vụ công hiện đại, thuận tiện, hiệu quả.
Khai mở tư duy cải cách, phục vụ

Khai mở tư duy cải cách, phục vụ

Giai đoạn 2020 - 2025 ghi dấu bước chuyển mình của công tác cải cách hành chính tại Bình Ðịnh. Với quyết tâm chính trị cao, sự chỉ đạo đồng bộ, tỉnh không chỉ nâng cao hiệu quả phục vụ người dân, doanh nghiệp mà còn tạo dựng môi trường đầu tư thông thoáng, minh bạch, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội toàn diện và bền vững.
Kỳ vọng từ mô hình “phi địa giới”

Kỳ vọng từ mô hình “phi địa giới”

Chiều 25.6, tại nhiều xã, phường trên địa bàn hai tỉnh Bình Ðịnh và Gia Lai, một cuộc vận hành thử mô hình chính quyền số 2 cấp đã đồng loạt diễn ra. Ðây là bước chuyển quan trọng để thích ứng với yêu cầu mới sau sáp nhập, khi không gian hành chính được mở rộng và việc giải quyết thủ tục hành chính không còn bị giới hạn bởi ranh giới địa lý.
Thư Tòa soạn

Thư Tòa soạn

(GLO)- Cùng với việc sáp nhập tỉnh, từ ngày 1-7, Báo Gia Lai hợp nhất với Báo Bình Định thành Báo Gia Lai mới.

null