Xây dựng nông thôn mới: Nhìn từ làng...

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh đang bước vào giai đoạn huy động các nguồn lực đầu tư các tiêu chí nông thôn mới đạt chuẩn. Quá trình thực hiện đã xuất hiện những điển hình, đặc biệt là các làng đồng bào dân tộc thiểu số...

Làng Bui chung sức làm đường giao thông
 

Ảnh: Đức Thụy
Ảnh: Đức Thụy

Làng Bui, xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Pah nằm dọc theo quốc lộ 14, là nơi định cư của 116 hộ đồng bào dân tộc Jrai. Đây là điểm sáng của phong trào làm đường giao thông.

Vừa kéo dây thép rào chắn vườn cà phê nằm trên trục đường chính của làng nối quốc lộ 14 đến xóm Mới, ông Puih Bum khoe con đường được nhựa hóa đưa vào sử dụng cuối năm 2012 có sự đóng góp của dân cả làng. Cá nhân ông hiến 1 mét đất chiều sâu, chiều rộng vài chục mét để mở đường. Ông còn tự giác tháo gỡ hàng rào vườn cà phê để giao đất cho làng làm đường. Số tiền gia đình bỏ ra để làm lại hàng rào, cổng ngõ là không ít, song ông lại vui khi đường đã được phủ nhựa, lưu thông, vận chuyển hàng hóa thuận lợi.

Theo Thôn phó Hmlưp, ý định nhựa hóa trục đường chính vào xã có từ lâu, nhưng đời sống của người dân còn khó nên không huy động được vốn. Giải quyết khó khăn này, trên cơ sở nghị quyết của chi bộ, làng tổ chức họp dân thống nhất phương án cho thuê quỹ đất chung của làng tại khu vực xóm Mới 200 triệu đồng gửi ngân hàng lấy tiền lãi cho các hộ khó khăn mượn đầu tư sản xuất; đồng thời đăng ký kế hoạch làm đường với xã.

Khi được phân bổ chỉ tiêu, làng rút 180 triệu đồng góp với vốn của Nhà nước để làm đường. Hơn 20 hộ dân trên trục đường tự tháo gỡ tường rào, chặt cây cà phê, hoa màu, hiến đất làm đường theo tiêu chuẩn nông thôn mới.

Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Nghĩa Hưng kiêm Bí thư chi bộ làng Bui-bà Phạm Thị Thoa cho biết, trên địa bàn làng Bui có hơn 10 km đường giao thông, chủ yếu là đường đất, đây là nỗi lo lớn nhất trong quá trình xây dựng nông thôn mới (NTM). Nỗi lo ấy bây giờ đã giảm bớt phần nào khi người dân cùng chung sức xây dựng NTM.

Chi bộ đã có kế hoạch vận động nhân dân chung sức kiện toàn mạng lưới giao thông nông thôn theo hướng 2 năm nhựa hóa 1 km đường; đầu tư nhà sinh hoạt cộng đồng… và nhận được sự đồng thuận của dân. Trong tương lai, hệ thống giao thông của làng sẽ được bê tông, nhựa hóa kết hợp với điện, trường học, nước hợp vệ sinh, môi trường, an ninh, nhà ở... góp phần đưa xã Nghĩa Hưng đạt chuẩn NTM vào năm 2020.

Dân làng Thung Dôr hết nghèo

 

Nhiều vùng nông thôn đã có công trình nước sạch. Ảnh: Đ.T
Nhiều vùng nông thôn đã có công trình nước sạch. Ảnh: Đ.T

Nâng cao thu nhập của người dân là một trong những tiêu chí cơ bản trong bộ 19 tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM. Nhận thức được điều này, ngay từ những ngày đầu thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, làng Thung Dôr (xã An Phú, TP. Pleiku) đã vận động người dân cải tạo vườn tạp, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Ông Y Băng-Bí thư Chi bộ làng Thung Dôr cho biết: “Kể từ khi chuyển đổi vườn tạp sang trồng rau màu, đời sống của đại bộ phận nhân dân trong làng khấm khá hơn trước không còn lo cái ăn hàng ngày nữa”.

Để chứng minh những gì đã nói, ông dẫn chúng tôi đi vòng quanh làng. Vừa đi, ông vừa cho biết: Làng Thung Dôr có 167 hộ (1 hộ nghèo), 750 khẩu, 30% trong số đó đang trong độ tuổi lao động có việc làm, thu nhập ổn định. Chỉ tay về phía cánh đồng Nao, ông nói: Cánh đồng rộng 5 ha này trước kia chỉ trồng các loại cây ăn trái như bơ, mít, xoài nên hiệu quả kinh tế thấp. Kể từ khi xã An Phú vận động nhân dân cải tạo vườn tạp, chuyển diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng rau thì hiệu quả kinh tế khá cao.

So với làm lúa nước, trồng rau nhẹ nhàng và cho thu nhập cao hơn. Ngày nay, người dân đã ý thức được rằng muốn trồng cây gì, nuôi con gì cho phù hợp thì phải tìm hiểu kỹ thị trường tiêu thụ, tránh tình trạng sản phẩm của người dân làm ra không ai mua. Điều đáng ghi nhận của làng Thung Dôr là vận động thanh niên trong làng không có điều kiện theo học đến nơi đến chốn đều đi làm công nhân cho Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai, Công ty TNHH một thành viên Cao su Mang Yang, Khu Công nghiệp Trà Đa...

Nhờ vậy, hầu hết thanh niên trong làng ở độ tuổi lao động có việc làm ổn định, thu nhập 3-5 triệu đồng/người/tháng. Người dân có việc làm ổn định góp phần đảm bảo an ninh trật tự trong làng, thực hiện nếp sống văn minh. Một điểm nổi bật là làng thành lập được đội xây dựng 20 người chuyên đi thầu xây dựng các công trình trong và ngoài tỉnh. Anh Y Sáp nói: Tận dụng thời gian rảnh rỗi, mình theo đội xây dựng làm phụ hồ, mỗi ngày cũng được 200 ngàn đồng.

Ông Nguyễn Hữu Tài- Chủ tịch UBND xã An Phú nhận xét: Làng Thung Dôr là điển hình trong phong trào xây dựng NTM của xã. Hiện nay, đời sống của người dân được nâng cao nhờ chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi đúng hướng.

Nếp nghĩ mới ở làng mới

 

Nông thôn ngày nay. Ảnh: Đ.T
Nông thôn ngày nay. Ảnh: Đ.T

Đến làng Sơ Bir (xã Kon Thụp, huyện Mang Yang), chúng tôi cảm nhận được sự đổi thay căn bản trong đời sống người dân. Trưởng thôn Đinh Plinh cho hay: Làng được tách ra từ làng Pnang năm 1998, lúc đó chỉ có già làng Đinh Beih sinh sống. Đến năm 2000, mọi người mới chuyển từ làng cũ qua làng mới. Đến nay, làng có 118 hộ, trong đó 46 hộ đồng bào Bahnar, còn lại là dân tộc Thái, Tày, Nùng di cư đến trong những năm gần đây.

Từ khi Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM được triển khai, người dân đóng góp ngày công xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng và làm 2,2 km đường bê tông. Nhiều hộ đã tự nguyện hiến đất để cho đường làng rộng và thoáng hơn. Dân làng Sơ Bir đồng thuận, chung tay, chung sức xây dựng NTM.

Cụ thể, cách đây chưa lâu, tất cả các gia đình cùng tham gia xây dựng hệ thống dẫn nguồn nước từ suối Kdong cách làng 11 km về phục vụ sinh hoạt cho làng mình và làng lân cận. Hàng tháng, dân trong làng đóng góp tiền để trả công cho người quản lý bảo vệ hệ thống nước, mỗi gia đình còn góp thêm 2.000 đồng/tháng để trả tiền điện thắp sáng cho nhà sinh hoạt cộng đồng.

Đặc biệt, họ còn góp thêm 100 ngàn đồng thuê máy làm đường giao thông, mua bàn ghế về phục vụ trong nhà sinh hoạt cộng đồng. Điều phấn khởi mọi người là đến nay cả làng Sơ Bir có đến hơn 80% hộ gia đình đã xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, không còn thả rông như trước đây.

Có thể nói, trong tổng số 7 tiêu chí mà xã Kon Thụp đạt chuẩn nông thôn mới có phần đóng góp rất lớn của làng Sơ Bir.

Nhóm PV Nông nghiệp

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.