Xã Mỹ Đức (Phù Mỹ): Ông chủ tịch xã có sai phạm, lạm quyền?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Thời gian gần đây, người dân thôn Tân Phú (xã Mỹ Ðức) gửi đơn tới Báo Bình Ðịnh “tố” ông Lê Văn Chinh - Chủ tịch UBND xã Mỹ Ðức - lạm dụng chức vụ, quyền hạn để tư lợi cá nhân, trong đó có việc tạo điều kiện cho con trai khai thác đất, cát đem đi bán nhiều nơi. Thực hư vụ việc như thế nào?

Hiện trường khu vực khai thác đất tại núi Gò Thủ (thôn An Giang Tây).

Hiện trường khu vực khai thác đất tại núi Gò Thủ (thôn An Giang Tây).

Từ nội dung tố cáo của người dân...

Theo nội dung đơn phản ảnh, khoảng cuối năm 2017- đầu năm 2018, ông Lê Văn Chinh, Chủ tịch UBND xã Mỹ Đức đã cho một cá nhân ở huyện Hoài Nhơn thuê đất tại thôn Tân Phú xây dựng xưởng sơ chế, chế biến thủy sản. Đáng nói, trước khi cho thuê, UBND xã không tổ chức họp dân để thông báo, lấy ý kiến; chỉ khi cá nhân được thuê đất xây dựng nhà xưởng, chuẩn bị hoạt động thì người dân địa phương mới biết và phản đối vì lo ngại xưởng chế biến thủy sản gây ô nhiễm môi trường. Trước sự quyết liệt này, ông Chinh mới yêu cầu xưởng dừng hoạt động.

Ngoài ra, một số cá nhân thuê đất dọc bờ sông Hà Ra - giáp ranh giữa thôn Tân Phú và Phú Hòa (xã Mỹ Đức) - xây dựng hồ nuôi tôm, đã tự ý mở rộng diện tích hồ tôm, lấn chiếm mặt nước sông Hà Ra, gây cản trở, thay đổi dòng chảy. Thế nhưng, với vai trò Chủ tịch UBND xã, ông Chinh không hề có động thái kiểm tra, xử lý. Tình trạng này khiến khu dân cư và nhiều diện tích đất sản xuất nông nghiệp nằm ven sông bị ngập úng mỗi khi mưa, lũ.

Bên cạnh đó, ông Chinh tạo điều kiện cho con trai và ông Phan Văn Nhanh - Trưởng thôn Phú Hòa - khai thác đất tại khu vực núi Đèo (thôn Phú Hà, xã Mỹ Đức); khai thác cát dọc tuyến ĐT 639 - thôn Tân Phú - chở đi bán. Hiện nay, với danh nghĩa lấy đất san lấp mặt bằng chợ An Giang Tây, ông Chinh cho một DN khai thác đất tại khu vực núi Gò Thủ - nằm sau Nhà văn hóa thôn An Giang Tây (xã Mỹ Đức) - dù chưa được cơ quan thẩm quyền cấp phép.

Chưa hết, từ năm 2017 - 2018, nhiều người dân ở thôn Tân Phú liên hệ với UBND xã Mỹ Đức làm hồ sơ thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), phải nộp cho xã từ 3 - 5 triệu đồng mới được làm. Người dân rất bức xúc trước việc này, bởi họ phải đóng 2 khoản tiền (khoản tiền sử dụng đất theo quy định của Nhà nước và khoản tiền do UBND xã quy định) mới làm được sổ đỏ.

Một người dân thôn Tân Phú trình bày: “Những việc làm của ông Chinh khiến người dân rất bức xúc, nhưng chúng tôi “thấp cổ bé họng” nên chẳng làm được gì. Chúng tôi mong các cấp, các ngành chức năng về địa phương kiểm tra, lắng nghe ý kiến người dân để có biện pháp xử lý”.

... đến những “trần tình” của ông Chủ tịch xã

Trao đổi với PV báo Bình Định, ông Lê Văn Chinh phủ nhận toàn bộ những vụ việc mà người dân thôn Tân Phú đã phản ảnh. “Nhóm người này (những người ký tên trong đơn khiếu nại - PV) chuyên kiện tụng, gây rối tại địa phương; những nội dung họ khiếu nại hoàn toàn sai sự thật. Tới đây, tôi sẽ mời họ làm việc để “trị” đến nơi đến chốn”, ông Chinh tỏ thái độ bực bội.

Cuối năm 2017, một cá nhân ở Hoài Nhơn thuê đất tại thôn Tân Phú để xây dựng nhà ở kết hợp với việc chế biến mực; xã thấy việc này không ảnh hưởng gì nên cho thuê. Nhưng sau đó người dân “làm căng”, xã không muốn ảnh hưởng đến ANTT nên đề nghị cá nhân này không được chế biến mực. Riêng một số cá nhân thuê đất xây dựng hồ tôm, thì việc cho thuê đất thuộc thẩm quyền của UBND huyện Phù Mỹ. Những cá nhân này chỉ đổ đất nâng cấp bờ hồ để chống sạt lở chứ không có chuyện lấn chiếm diện tích mặt sông, gây cản trở dòng chảy. Ông Chinh giải thích thêm.

Về việc người dân nộp tiền mới được làm thủ tục cấp sổ đỏ, ông Chinh cho rằng: Những trường hợp này thuộc diện lấn chiếm đất xây dựng nhà ở. Tuy nhiên, thời điểm lấn chiếm trước ngày 1.7.2004 nên được hợp thức hóa cho tồn tại theo Quyết định số 15/2008/QĐ-UBND ngày 18.3.2008 của UBND tỉnh. Do đó, để được làm sổ đỏ, ngoài nộp tiền sử dụng đất theo quy định, họ còn phải nộp cho xã một khoản gọi là tiền “đóng góp xây dựng nông thôn mới”.

Còn việc khai thác đất, vào năm 2016, UBND xã lấy đất tại núi Đèo để san lấp mặt bằng chợ Phú Hà. Khu vực đất này là rẫy của gia đình ông Phan Văn Nhanh được cơ quan chức năng giao quyền sử dụng; ông muốn cải tạo, hạ mặt bằng để sau này xây dựng công trình nên cho xã và một số người lấy đất. Riêng hiện nay, UBND xã cho một DN khai thác đất phía sau Nhà văn hóa thôn An Giang Tây cũng nhằm mục đích san lấp mặt bằng xây dựng chợ.

Khu vực này đã được xã lập thủ tục đề nghị UBND huyện Phù Mỹ xem xét đưa vào quy hoạch mỏ đất nhằm tạo nguồn nguyên liệu cho địa phương khi xây dựng các công trình công cộng. Huyện chưa phê duyệt điểm mỏ, nhưng để kịp tiến độ công trình nên xã “linh động” cho DN lấy đất.

“Đầu năm 2018, khi làm mặt bằng tại khu nghĩa địa nhân dân xã Mỹ Đức, tôi có để con trai tận dụng khai thác lượng cát thừa bán lại một số người. Tuy nhiên, sau khi báo Bình Định có bài phản ảnh việc này, tôi đã rút kinh nghiệm, không để con trai đụng chạm đến chuyện đất, cát nữa; hoàn toàn không có chuyện cho lấy đất, cát nhiều nơi chở đi bán như phản ảnh của một số người dân. Một nhóm người cố tình hạ thấp uy tín của tôi nên mới phản ảnh sai sự thật; chứ nếu tôi để con trai lấy đất, cát thì liệu họ có để yên hay không”, ông Chinh trần tình.

Đề nghị UBND huyện Phù Mỹ và các ngành chức năng liên quan của huyện sớm kiểm tra, xác minh, làm rõ những nội dung phản ảnh của người dân đối với Chủ tịch UBND xã Mỹ Đức để có kết luận rõ ràng, tránh tình trạng đơn thư khiếu nại kéo dài, ảnh hưởng không tốt đến ANTT, dư luận địa phương.

VĂN LỰC

Có thể bạn quan tâm

Cấp sổ đỏ lần đầu ngay tại xã, phường: Bước đột phá trong cải cách hành chính

Cấp sổ đỏ lần đầu ngay tại xã, phường: Bước đột phá trong cải cách hành chính

(GLO)- Từ ngày 1-7, UBND cấp xã sẽ thực hiện cấp sổ đỏ lần đầu cho cá nhân, hộ gia đình. Đây được xem là bước đột phá trong cải cách hành chính. Không chỉ là sự nỗ lực nhằm cụ thể hóa chủ trương xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp, quy định này còn thể hiện rõ nét mục tiêu “vì dân phục vụ”.

Kbang: Nam thanh niên đuối nước khi đi tắm tại lòng hồ

Gia Lai: Tìm thấy thi thể nam thanh niên đuối nước tại lòng hồ Thủy điện An Khê-Ka Nak

(GLO)- Thiếu tá Phùng Văn-Phó Trưởng Công an xã Kbang (tỉnh Gia Lai) cho biết: Khoảng 7 giờ 40 phút ngày 10-7, Đội Cảnh sát PCCC và CNCH khu vực An Khê và Công an xã Kbang đã vớt được thi thể em L.Đ.T. (SN 2007, trú tại tổ 3, xã Kbang) bị đuối nước tại khu vực lòng hồ Thủy điện An Khê-Ka Nak.

Giải tỏa nỗi lo tự sản tự tiêu

Giải tỏa nỗi lo tự sản tự tiêu

(GLO)- Gần đây, hàng loạt vụ hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ bị phanh phui và xử lý. Tuy nhiên, củng cố niềm tin người tiêu dùng vào hàng hóa và sản phẩm, dịch vụ hiện nay vẫn là thách thức rất lớn.  

Báo Bình Định chuyển giao dữ liệu sang Báo Gia Lai

Báo Bình Định chuyển giao dữ liệu sang Báo Gia Lai

(GLO)- Ngày 1-7, thực hiện chủ trương sáp nhập giữa tỉnh Gia Lai và tỉnh Bình Định thành tỉnh Gia Lai, Báo Gia Lai và Báo Bình Định cũng chính thức về chung một nhà, là cơ quan của Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Gia Lai, là tiếng nói của Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân tỉnh Gia Lai.

Thời khắc lịch sử đưa tỉnh Gia Lai bước vào hành trình phát triển mới

Thời khắc lịch sử đưa tỉnh Gia Lai bước vào hành trình phát triển mới

Hôm nay, ngày 1.7.2025, tỉnh Gia Lai (hợp nhất từ tỉnh Bình Định và Gia Lai (cũ)) chính thức hoạt động theo Nghị quyết số 202/2025/QH15 ngày 12.6.2025 của Quốc hội. Đồng chí Hồ Quốc Dũng - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai, đã có cuộc trò chuyện cởi mở với phóng viên Báo Gia Lai nhân sự kiện đặc biệt này.

Chung tay tiếp sức cho học sinh vùng khó

Chung tay tiếp sức cho học sinh vùng khó

(GLO)- Suốt 36 năm qua, Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học và THCS Nguyễn Khuyến (xã Chư Krey, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn ngày ngày bền bỉ thắp sáng tri thức cho con em đồng bào các dân tộc thiểu số. Nhiều thế hệ học trò vùng khó trưởng thành, vươn lên bằng con chữ và tri thức.

Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã sẵn sàng cho ngày 1.7

Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã sẵn sàng cho ngày 1.7

Ngày 1.7, chính quyền hai cấp của tỉnh Gia Lai (mới) chính thức đi vào hoạt động. Cùng với đó, 58 xã, phường mới trên địa bàn tại tỉnh Bình Ðịnh hiện nay sẽ vận hành Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã - nơi được kỳ vọng trở thành bộ mặt hành chính, điểm tựa tin cậy cho người dân và doanh nghiệp tiếp cận dịch vụ công hiện đại, thuận tiện, hiệu quả.
Khai mở tư duy cải cách, phục vụ

Khai mở tư duy cải cách, phục vụ

Giai đoạn 2020 - 2025 ghi dấu bước chuyển mình của công tác cải cách hành chính tại Bình Ðịnh. Với quyết tâm chính trị cao, sự chỉ đạo đồng bộ, tỉnh không chỉ nâng cao hiệu quả phục vụ người dân, doanh nghiệp mà còn tạo dựng môi trường đầu tư thông thoáng, minh bạch, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội toàn diện và bền vững.
Kỳ vọng từ mô hình “phi địa giới”

Kỳ vọng từ mô hình “phi địa giới”

Chiều 25.6, tại nhiều xã, phường trên địa bàn hai tỉnh Bình Ðịnh và Gia Lai, một cuộc vận hành thử mô hình chính quyền số 2 cấp đã đồng loạt diễn ra. Ðây là bước chuyển quan trọng để thích ứng với yêu cầu mới sau sáp nhập, khi không gian hành chính được mở rộng và việc giải quyết thủ tục hành chính không còn bị giới hạn bởi ranh giới địa lý.
Thư Tòa soạn

Thư Tòa soạn

(GLO)- Cùng với việc sáp nhập tỉnh, từ ngày 1-7, Báo Gia Lai hợp nhất với Báo Bình Định thành Báo Gia Lai mới.

null