"Vua" của những món đồ cổ độc nhất vô nhị

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Đinh Công Tường hiện đang sở hữu bộ sưu tập hơn 100.000 cổ vật, trong số đó có nhiều món “độc, lạ”  được xem là vô giá của Việt Nam.

Nhà sưu tập Đinh Công Tường
Nhà sưu tập Đinh Công Tường


“Vua gốm sứ cổ” Đinh Công Tường hiện đang sở hữu bộ sưu tập hơn 100.000 cổ vật, có niên đại từ thế kỷ 4 đến thế kỷ 20, trong số đó có nhiều món “độc, lạ”  được xem là vô giá của Việt Nam.

Những cổ vật này đã lưu lạc và bị chôn vùi dưới lòng đất, lòng sông, đại dương hay trong những gia đình nông dân miệt vườn, chúng bị bào mòn qua thời gian và lãng quên trong tiềm thức của con người.

Đây là những cổ vật mà nhà sưu tập Đinh Công Tường đi khắp các vùng quê Việt Nam trong suốt gần 30 năm để “góp nhặt”. Ước mơ của anh là muốn thành lập một bảo tàng tư nhân, để cho mọi người đam mê loại hình này có dịp đến chiêm ngưỡng, tìm hiểu, nghiên cứu.

Trong số các cổ vật được Kỷ lục gia Đinh Công Tường sưu tập có những món độc nhất vô nhị tại Việt Nam như: Tượng đá Sa Huỳnh thế kỷ 4; Hũ có vòi cốt đất Chăm Pa thế kỷ 4; Tượng chì Chăm Pa thế kỷ 7; Bình đất Chăm Pa thế kỷ 7; Ghè Chăm Pa có vòi thế kỷ 12; Tượng người đội đèn bằng đồng thế kỷ 17; Gốm Quảng Đức thế kỷ 17; Chiếc bình gốm sứ vẽ hình xe tăng húc đổ cổng Dinh Độc Lập, nhân kỷ niệm 10 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/1985),...

Những cổ vật độc nhất vô nhị của nhà sưu tập Đinh Công Tường tại tư gia:


 

 
 
 
 
 
 
 
 
 

Theo sggp

Có thể bạn quan tâm

Lặng thầm nghề giám định pháp y

Lặng thầm nghề giám định pháp y

(GLO)- Trong hành trình phá án, đội ngũ bác sĩ và cán bộ giám định pháp y của Phòng Kỹ thuật hình sự (KTHS), Công an tỉnh Gia Lai đóng vai trò rất quan trọng. Tuy vất vả nhưng họ vẫn cần mẫn làm việc, góp phần đấu tranh phòng-chống tội phạm và giữ bình yên cuộc sống.

Cán bộ Đoàn, ĐVTN cùng lực lượng quân đội đóng góp ngày công để đẩy nhanh tiến độ thi công nhà ở cho người dân. Ảnh: P.L

Xóa nhà tạm-Kiến tạo tương lai - Kỳ 2: Góp gạch hồng dựng xây mái ấm

(GLO)-Phong trào chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát đang lan tỏa trên địa bàn tỉnh Gia Lai bằng những việc làm cụ thể, thiết thực. Mỗi tấm lòng, mỗi hành động đều hiện thực hóa mục tiêu “không ai bị bỏ lại phía sau” trên hành trình góp gạch hồng dựng xây mái ấm, giúp người dân an cư, lạc nghiệp.

Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".

Những bưu tá mang báo Đảng tới vùng biên

Những bưu tá mang báo Đảng tới vùng biên

(GLO)- Trong thời đại mà mỗi người đều có smartphone, mạng xã hội nhảy số từng giây, vẫn có những người đều đặn chờ báo giấy để đọc từng mục, gạch từng dòng. Vì lẽ đó, ở xã vùng sâu, xã biên giới, bưu tá vẫn lặng lẽ mang báo Đảng đến tay các cán bộ cơ sở, đảng viên, người có uy tín...

null