Vụ bé trai bị trói cột điện, bạo hành: Hội Bảo vệ Quyền trẻ em TP HCM vào cuộc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trước đó, Công an quận 12, TP HCM đã bắt khẩn cấp Lê Thị Diễm Trang, người trói bé trai 8 tuổi vào cột điện trong tình trạng trần truồng, rồi chửi bới, đánh đập.

Ngày 26-8, Hội Bảo vệ Quyền trẻ em TP HCM cho biết hội đã giao Chi hội Luật sư trực thuộc hội cử luật sư phối hợp với gia đình, cơ quan, đơn vị liên quan vào cuộc vụ bé T.P.C.T (8 tuổi) bị bạo hành. Đồng thời, hội cũng có kế hoạch hỗ trợ pháp lý bảo đảm an toàn cho trẻ.

Luật sư Trần Thị Ngọc Nữ, Chi hội trưởng Chi hội Luật sư thuộc Hội Bảo vệ quyền trẻ em TP HCM, cho rằng mặc dù bạo hành trẻ em bị xã hội lên án mạnh mẽ, có vụ bạo hành trẻ em đã bị tuyên án tử hình nhưng vấn nạn này vẫn cứ xảy ra.

"Chúng ta phải kịch liệt phản đối hành vi đánh đập, chửi bới trẻ em dưới mọi hình thức. Khi chứng kiến, biết việc trẻ bị đánh đập, hành hạ thì người dân cần gọi tổng đài bảo vệ trẻ em 111 hoặc công an gần nhất để phản ánh" - bà Nữ nói.

Công văn của Hội Bảo vệ Quyền trẻ em TP HCM

Công văn của Hội Bảo vệ Quyền trẻ em TP HCM

Trước đó, ngày 25-8, Công an quận 12, TP HCM đã bắt khẩn cấp Lê Thị Diễm Trang (SN 1988, ngụ quận 12) để điều tra về hành vi hành hạ người khác. Đối tượng Trang chính là người đã dùng chổi đánh cháu T.P.C.T. trong tình trạng cháu bị trần truồng.

Khoảng 16 giờ ngày 23-8, người dân ở khu phố 3, phường An Phú Đông, quận 12 thấy Trang trói cháu T.P.C.T vào cột điện trong tình trạng trần truồng. Trước mặt nhiều người, người phụ nữ này dùng chổi đót liên tục đánh cháu T., mặc cho cháu khóc và kêu la thảm thiết.

Được biết, mẹ cháu T. qua đời nên cháu sống cùng với cha ruột là Phạm Tiến Cường. Do phải đi làm nên ông Cường nhờ Trang trông giúp cháu T. Tuy nhiên trong quá trình trông coi, Trang thường đánh cháu T. khiến người dân bức xúc.

Lê Thị Diễm Trang

Lê Thị Diễm Trang

Tại cơ quan công an, Trang thừa nhận từ tháng 6 đến 23-8 đã đánh cháu T. khoảng 10 lần. Trong những lần này, Trang bắt cháu nằm sấp trên sàn nhà rồi sử dụng đũa tre, dây thắt lưng và cán chổi đánh vào mông cháu mỗi lần từ 5-6 cái. Theo Trang, nguyên nhân đánh vì T không vâng lời.

Chiều 23-8, cháu T. không chịu làm bài tập nên Trang cởi hết quần áo cháu, kéo ra trước nhà, dùng dây cáp buộc cháu vào trụ điện. Trang đã hét lớn, chửi cháu rồi dùng chổi đót đánh vào người cháu.

Cháu T. khóc la thảm thiết rồi vùng vẫy, tháo dây thoát khỏi trụ điện bỏ chạy nhưng Trang vẫn tiếp tục đánh khoảng 28 cái khiến tay, chân, mông cháu bị bầm tím. Qua kiểm tra dấu vết trên cơ thể cháu T., cơ quan công an ghi nhận có khoảng 15 vết bầm tím.

Bé trai bị bạo hành ở Bình Tân đã qua đời

Chiều 25-8, cháu N.Đ.H.A (11 tuổi) đã qua đời sau hơn 7 tháng được chăm sóc đặc biệt tại Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố.

Trước đó, giữa tháng 1-2023, bảo mẫu Võ Thị Mỹ Linh (SN 1993, ngụ quận Bình Tân) đã bị công an bắt để điều tra hành vi bạo hành khiến cháu A. bị thương nặng. Chị P.T.N.A gửi con trai là cháu N.Đ.H.A cho Linh trông coi với giá 3 triệu đồng/tháng.

Trưa 10-1, Linh gửi tin nhắn cho chị A. nói con của chị khó thở nên phải đưa đi cấp cứu. Cháu H.A. được đưa đến Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố trong tình trạng thở yếu, người tím tái và bị dập não. Nhận thấy cháu có dấu hiệu bạo hành nên Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố yêu cầu người nhà phối hợp với công an làm rõ. Võ Thị Mỹ Linh nói với gia đình cháu bé rằng bé bị ngã do nằm võng.

Có thể bạn quan tâm

Bạo lực gia đình “hạ nhiệt”

Bạo lực gia đình “hạ nhiệt”

(GLO)- Tổng số vụ bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Gia Lai giảm mạnh từ 1.800 vụ (năm 2014) xuống còn 44 vụ (6 tháng đầu năm 2024) đã cho thấy hiệu quả đáng ghi nhận trong nỗ lực đẩy lùi, “hạ nhiệt” thực trạng này bằng sự chung tay từ nhiều phía.
An toàn từ mỗi bếp ăn gia đình

An toàn từ mỗi bếp ăn gia đình

Trong Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng vừa được Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành, có việc cho phép thành lập Sở An toàn thực phẩm (ATTP) Đà Nẵng.
Kông Chro kéo giảm tình trạng tảo hôn

Kông Chro kéo giảm tình trạng tảo hôn

(GLO)- Những năm qua, huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật, nâng cao hiểu biết của người dân về hôn nhân và gia đình. Nhờ đó, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống đã được kéo giảm.