Võ Đình Văn: "Bàn tay vàng" khai thác mủ cao su

(GLO)- Gần 20 năm gắn bó với nghề khai thác mủ cao su, anh Võ Đình Văn (công nhân Đội 205, Nông trường Cao su Ia Nhin, Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Pah) đã giành được rất nhiều danh hiệu trong các cuộc thi thợ giỏi từ cấp đội đến cấp toàn quốc.
Ấn tượng của chúng tôi khi đến thăm nhà anh Võ Đình Văn là những tấm bằng khen, giấy khen của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, Công ty, Nông trường dành tặng anh được treo trang trọng trên các bức tường. Ngoài ra, anh còn nhiều lần được Công ty cho đi du lịch tại Singapore, Malaysia nhờ thành tích xuất sắc trong công việc. Anh Văn chia sẻ: “Tôi vào làm công nhân cao su từ năm 1999. Như một cái duyên, chỉ sau 1 tuần học kỹ thuật cạo mủ, tôi được Công ty cho đi khai thác mủ trực tiếp tại vườn và gắn bó với công việc này cho đến ngày hôm nay”.
  Là người thợ cạo mủ giỏi nên anh Võ Đình Văn nhiều lần được Công ty chọn tham gia đào tạo kỹ thuật cho các công nhân mới vào nghề. Ảnh: H.T
Là người thợ cạo mủ giỏi nên anh Võ Đình Văn nhiều lần được Công ty chọn tham gia đào tạo kỹ thuật cho các công nhân mới vào nghề. Ảnh: H.T
Gần 20 năm gắn bó với nghề khai thác mủ cao su, anh Văn cho biết, đây là công việc rất vất vả, đòi hỏi sự cần cù. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ, ngoài tích cực trau dồi kiến thức, kỹ thuật cạo mủ, anh còn phải sắp xếp thời gian hợp lý để khai thác mủ. Mùa mưa phải đi khai thác từ 2 giờ đến 7 giờ sáng và phải linh động theo thời tiết để đảm bảo chỉ tiêu sản lượng. Bên cạnh đó, để khai thác mủ đạt và vượt sản lượng mà không gây tổn thương cho cây phải chuẩn bị dụng cụ cạo sắc bén, khi cạo phải đúng kỹ thuật, độ sâu nhất định. 
Nhờ áp dụng các kinh nghiệm trên, hàng năm, sản lượng khai thác mủ cao su của anh đều vượt chỉ tiêu từ 10% đến 30%. Từ đó, anh được chọn tham gia các hội thi “Bàn tay vàng khai thác mủ cao su” cấp Nông trường, Công ty, toàn quốc và đạt được nhiều thành tích như: giải khuyến khích cấp toàn quốc; 6 giải nhất, nhì, ba cấp Công ty và nhiều giải thưởng cấp Nông trường. Đặc biệt, hơn 10 năm nay, anh được Công ty lựa chọn tham gia đào tạo kỹ thuật khai thác mủ cao su cho các công nhân mới vào nghề tại Công ty TNHH phát triển Cao su C.R.C.K tại Campuchia và các nông trường của Công ty.
Cũng nhờ hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn, gia đình anh Văn đã có nguồn thu nhập ổn định. Hiện tại, mức lương của anh đạt 6-7 triệu đồng/tháng (bao gồm cả tiền thưởng). Không những mua được đất, xây nhà, gia đình anh còn mua được 1 ha cà phê kinh doanh. Trung bình mỗi năm, trừ chi phí, gia đình anh thu về 200 triệu đồng. “Giá cao su những năm gần đây biến động nên thu nhập gia đình có thời điểm khó khăn nhất định. Nhưng nhờ sự động viên, quan tâm của lãnh đạo Công ty, tôi có động lực để gắn bó với công việc. Cuộc sống gia đình theo đó cũng ổn định đi lên”-anh Văn tâm sự.
Bà Nguyễn Thị Thiên Hương-Phó Giám đốc Nông trường Cao su Ia Nhin-cho biết: Anh Võ Đình Văn không những tận tụy trong công việc mà còn luôn có ý thức học hỏi kinh nghiệm để nâng cao tay nghề. Hàng tháng, anh đều được xếp loại lao động khá, giỏi trở lên và hàng năm đều hoàn thành tốt các chỉ tiêu. Bên cạnh đó, anh còn sẵn sàng hỗ trợ về kỹ thuật tay nghề cho các công nhân và tích cực tham gia các phong trào, hoạt động của Công ty. Qua đó, góp phần vào thành tích chung của Nông trường nói riêng và Công ty nói chung.
Hồng Thương

Có thể bạn quan tâm

Gặp “nút vàng YouTube” Thanh Giang

Gặp “nút vàng YouTube” Thanh Giang

(GLO)- Chỉ làm thử một số clip ngắn để đăng YouTube cho vui, cô giáo Huỳnh Thị Thanh Giang (SN 1988, Trường THCS Nguyễn Tất Thành, xã Ia Yeng, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) không ngờ có ngày được vinh dự nhận nút vàng YouTube. Hơn thế, sân chơi còn giúp học sinh của ngôi trường ở xã vùng III này thêm yêu trường, mến lớp.
Chế biến dầu ép lạnh từ hạt chanh dây

Chế biến dầu ép lạnh từ hạt chanh dây

(GLO)- Sau 3 năm nghiên cứu, anh Trần Mạnh Hưng-Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp dịch vụ thương mại tổng hợp Tân Lộc Phát (làng Git, xã Kon Chiêng, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) đã chế biến thành công dầu ép lạnh từ hạt chanh dây. Năm 2022, sản phẩm này đã đạt OCOP 3 sao cấp huyện và được sự đón nhận tích cực từ người tiêu dùng.
Khởi nghiệp thành công với trang trại dâu tây hữu cơ

Khởi nghiệp thành công với trang trại dâu tây hữu cơ

(GLO)- Chỉ sau 1 năm, anh Võ Trung Dũng (40 tuổi, quận Long Biên, TP. Hà Nội) đã gầy dựng trang trại dâu tây hữu cơ rộng gần 2 ha tại làng Châm Prông, xã Ia Băng, huyện Đak Đoa. Mỗi ngày, anh thu về gần 3 triệu đồng và thu hút nhiều người đến tham quan trải nghiệm.
Pour Over: Nghệ thuật pha chế cà phê độc đáo

Pour Over: Nghệ thuật pha chế cà phê độc đáo

(GLO)- Là phương pháp pha chế thủ công tiêu biểu của làn sóng thứ 3, Pour Over đã bóc tách mọi hương vị có trong những hạt cà phê đặc sản của vùng đất Gia Lai. Thời gian gần đây, nghệ thuật pha chế này được các bạn trẻ yêu cà phê ở phố núi Pleiku đặc biệt quan tâm, phát triển và lan tỏa mạnh mẽ.
"Thổi hồn" nghệ thuật cho mây tre đan

"Thổi hồn" nghệ thuật cho mây tre đan

(GLO)- Từ cửa hàng bày bán các sản phẩm đan lát bằng mây, tre thô sơ của bố mẹ, chàng trai 9X Trần Văn Hoàn (phường Diên Hồng, TP. Pleiku) đã “biến tấu“ thành những sản phẩm mây tre đan đầy tính nghệ thuật và bắt kịp xu hướng hiện đại.
Biến gỗ mục thành "vàng ròng"

Biến gỗ mục thành "vàng ròng"

Chỉ từ những thân gỗ mục, anh Ngô Bảo Lâm (36 tuổi, ở P.Thắng Lợi, TP.Kon Tum, Kon Tum) đã điêu khắc thành những sản phẩm mỹ nghệ tinh xảo, đẹp mắt, doanh thu hàng trăm triệu đồng/tháng.
Tạo điều kiện thuận lợi để thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp

Tạo điều kiện thuận lợi để thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp

(GLO)- Đó là khẳng định của Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Trương Hải Long tại hội nghị đối thoại với thanh niên được tổ chức vào chiều 27-12 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku). Những câu hỏi của thanh niên đã được Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành giải đáp, làm rõ.
Lan tỏa tình yêu với phở

Lan tỏa tình yêu với phở

(GLO)- Là thạc sĩ kinh tế học và đang có công việc nhà nước ổn định, chị Lương Vũ Thảo Nguyên (số 11 Huỳnh Thúc Kháng, TP. Pleiku) khiến bạn bè, người thân bất ngờ với quyết định rẽ ngang sang nghề nấu phở. Và, càng bất ngờ hơn khi mới đây, chị trở thành chủ nhân của giải “Hoa hồi sáng tạo“ trong cuộc thi “Đi tìm người nấu phở ngon“.
Thu tiền tỉ từ lá

Thu tiền tỉ từ lá

Qua bàn tay khéo léo của một nữ giáo viên ở tỉnh Quảng Nam, những chiếc lá đã được “biến tấu“ thành tác phẩm nghệ thuật độc đáo. Và thật kỳ diệu, khi chính “cuộc chơi cùng lá“ đã giúp nữ giáo viên trẻ thu về tiền tỉ mỗi năm.