Ngày hội "bàn tay vàng"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- 60 “bàn tay vàng” của các đội sản xuất vừa tham gia Hội thi Thợ giỏi khai thác mủ cao su do Công ty TNHH một thành viên 715 (Binh đoàn 15) tổ chức.
  Anh Hoàng Văn Thống (Đội 14) giành giải “bàn tay vàng” Hội thi Thợ giỏi khai thác mủ cao su của Công ty 715.                        Ảnh: Đ.Y
Anh Hoàng Văn Thống (Đội 14) giành giải “bàn tay vàng” Hội thi Thợ giỏi khai thác mủ cao su của Công ty 715. Ảnh: Đ.Y
Công việc của người thợ cạo mủ cao su thường bắt đầu từ 1-2 giờ sáng. Dù nghề này lắm nỗi nhọc nhằn nhưng họ vẫn gắn bó, nỗ lực hoàn thành tốt công việc, vươn lên thành những người thợ cạo mủ giỏi. Anh Hoàng Văn Thống (Đội 14) chia sẻ: “Khi mới vào làm công nhân cách đây gần 9 năm, ngoài việc tham gia các lớp đào tạo kỹ thuật khai thác mủ cao su của Công ty, tôi thường xuyên học hỏi cách làm, kinh nghiệm của các anh, chị công nhân đi trước. Cũng phải mất hơn 3 tháng, tay nghề khai thác mủ của tôi mới theo kịp mọi người”.
Theo anh Thống, để trở thành thợ cạo mủ giỏi, trước tiên phải có dụng cụ thật sắc bén, cạo đúng kỹ thuật, đúng độ sâu quy định thì mới khai thác được tối đa lượng mủ mà không gây tổn thương cho cây. Thời gian cạo thì tùy theo thời tiết trong năm, mùa khô cạo từ 1-2 giờ sáng, còn mùa mưa thì phải đợi cây khô ráo mới bắt đầu cạo. Trong quá trình chăm sóc 3,2 ha cao su được giao, ngoài việc chú trọng bón phân, vệ sinh vườn cây, anh Thống thường xuyên theo dõi để kịp thời phát hiện những cây bị bệnh và báo cho cán bộ kỹ thuật xử lý. Nhờ chịu khó học hỏi và cần cù lao động, anh Thống luôn hoàn thành vượt mức sản lượng được giao, nhiều tháng vượt khoán tới 200%. Cũng nhờ đó, gia đình anh có cuộc sống ổn định hơn, con cái có điều kiện học tập tốt.
 
Trung tá Hà Trọng Bảo-Giám đốc Công ty TNHH một thành viên 715: “Chúng tôi thường xuyên duy trì và thực hiện phong trào thi đua “Luyện tay nghề, thi thợ giỏi” và phương châm “Vững lý thuyết, giỏi thực hành” nhằm tạo khí thế thi đua sôi nổi trong lao động sản xuất. Hội thi Thợ giỏi khai thác mủ cao su năm 2018 là cơ hội để những người thợ cạo mủ tiếp tục rèn luyện kỹ năng, nâng cao nhận thức và hiểu biết về cách trồng, khai thác, chế biến mủ cao su. Đây cũng là dịp để đơn vị tôn vinh những người thợ cạo bám vườn cây, làm xanh thêm vùng biên giới, và từ đây lựa chọn những người thợ cạo mủ xuất sắc tham gia dự thi cấp Binh đoàn”.

Tham gia Hội thi Thợ giỏi khai thác mủ cao su năm 2018, anh Thống đã xuất sắc đạt danh hiệu “bàn tay vàng”. Được xướng tên lên nhận giải thưởng, người thợ lành nghề này vừa bất ngờ vừa không giấu được sự hãnh diện. “Ngay từ đầu, tôi xác định đến với hội thi chỉ để học hỏi nhưng vẫn cố gắng hết sức. Danh hiệu này có ý nghĩa rất lớn đối với bản thân. Tôi sẽ cố gắng hơn nữa trong công việc, đồng thời chú tâm rèn luyện để nâng cao tay nghề”-anh Thống xúc động nói.
Còn công nhân Phạm Xuân Kiên (Đội 5) cũng có tiếng là một người thợ tay nghề cao và rất chịu khó. 18 năm gắn bó với nghề đã cho anh Kiên nhiều kinh nghiệm. Hàng năm, anh luôn nằm trong tốp đầu những người vượt khoán cao nhất của Công ty. “Được giao chăm sóc và khai thác gần 3 ha cao su, tôi luôn cố gắng chăm sóc để vườn cây phát triển tốt nhất. Nhờ bảo đảm tiến độ, thời gian và sản lượng khai thác nên gia đình tôi có nguồn thu nhập ổn định”-anh Kiên cho biết. Ngoài vườn cây nhận khoán, anh Kiên còn tranh thủ cùng vợ chăm sóc 2 ha cà phê của gia đình. Anh tâm sự: “Làm nghề cạo mủ phải dậy từ rất sớm nên vất vả lắm. Nhất là những ngày cuối năm như thế này, thời tiết chuyển đông, gió rét buốt cắt da cắt thịt. Rồi vấn đề an ninh trật tự, tai nạn nghề nghiệp hay hiểm họa từ rắn, rết chực chờ… Nhưng duyên nghiệp với nghề đã giúp tôi vượt qua tất cả”.
Tại hội thi lần này, anh Kiên đã xuất sắc đạt giải nhất. “Để có được kết quả này, tôi được cán bộ kỹ thuật hướng dẫn tận tình. Bản thân tôi cũng chịu khó học tập kinh nghiệm những người đi trước. Thật vinh dự và tự hào bởi với công sức bỏ ra, tôi đã thi tốt và đạt giải nhất”-anh bày tỏ.
Dù mới trở thành thợ cạo chính thức khoảng 5 năm nay nhưng công nhân Ksor Kíu (Đội 3) đã có thâm niên gắn bó với cây cao su 17 năm. Bởi trước đó, khi bố mẹ nhận khoán vườn cây, Kíu đã thường xuyên phụ giúp. Kíu có tay nghề rất vững, năm trước ở hội thi cấp Binh đoàn, anh đạt giải nhất, còn tại hội thi năm nay thì giành giải nhì. Ksor Kíu cho biết: “Trước đây, mình cũng như người làng, nghe nói san đất để trồng cao su, phải đi khai thác mủ từ 1-2 giờ sáng… thì ngại lắm! Tuy nhiên, khi được bộ đội hướng dẫn, tuyên truyền thấy đúng, mình và mọi người liền nghe theo. Bây giờ thì nhiều người đã trở thành công nhân cao su, biết cạo mủ, có cuộc sống ấm no, dù giá mủ thấp nhưng thu nhập hàng tháng cũng được 5 triệu đồng/người, không phải đi làm xa gia đình. Riêng mình hàng tháng đều vượt khoán từ 120% trở lên, cuối năm thường được Công ty khen thưởng”.
Theo Trung tá Hà Trọng Bảo-Giám đốc Công ty TNHH một thành viên 715, những năm gần đây, do giá mủ cao su xuống thấp nên Công ty gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, Đảng ủy, Ban Giám đốc luôn quyết tâm duy trì hoạt động, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho công nhân, giúp người dân địa phương phát triển kinh tế để ổn định cuộc sống, từ đó gắn bó với vườn cây, đơn vị. 
Đinh Yến

Có thể bạn quan tâm

Khấm khá nhờ... rắn độc

Khấm khá nhờ... rắn độc

Nghe tin anh Phan Thanh Bình - ngụ huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng - quyết định nuôi và kinh doanh rắn hổ mang, nhiều người quen biết đã can ngăn vì lo ngại loài này có nọc độc nguy hiểm nhưng anh vẫn thản nhiên.
Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

(GLO)- Lớn lên bên căn bếp của bà ngoại, chị Nay H’Juh (làng Ốp, phường Hoa Lư, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) yêu vô cùng những món ăn của người Jrai. Năm 30 tuổi, chị mạnh dạn khởi nghiệp từ ẩm thực truyền thống của dân tộc.
“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

(GLO)- Với nhiệt huyết tuổi trẻ và tinh thần dám nghĩ dám làm, nhiều “thủ lĩnh” Đoàn ở huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư phát triển các mô hình trồng trọt, chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nơi hình thành và chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp

Nơi hình thành và chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp

(GLO)- Sau khi thành lập, Câu lạc bộ (CLB) Khởi nghiệp trẻ và sáng tạo Pleiku đã tổ chức nhiều hoạt động liên quan đến khởi nghiệp sáng tạo. Tại đây, những ước mơ khởi nghiệp, những ý tưởng kinh doanh đã được chia sẻ một cách cởi mở, sôi nổi.

“Vua sáng chế” Phạm Văn Bình

“Vua sáng chế” Phạm Văn Bình

(GLO)- Dù mới học lớp 5 và chưa từng qua trường lớp đào tạo nào về cơ khí nhưng ông Phạm Văn Bình (SN 1978, thôn Hưng Hà, xã Phú Cần, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) đã sáng chế nhiều máy nông nghiệp giúp người nông dân giảm chi phí nhân công, tăng năng suất lao động.
Khởi nghiệp từ tiền mừng cưới

Khởi nghiệp từ tiền mừng cưới

Đôi bạn trẻ ở Đắk Nông đã dồn hết tiền mừng cưới cho công cuộc khởi nghiệp với nấm đông trùng hạ thảo. Trải qua bao khó khăn, cặp đôi đã chứng minh đam mê sẽ không viển vông nếu có kiến thức và “đồng vợ, đồng chồng”.
Người phụ nữ mang hoa sen đến Mỹ khởi nghiệp

Người phụ nữ mang hoa sen đến Mỹ khởi nghiệp

“Hoa sen là biểu tượng cho vẻ đẹp thuần khiết trong văn hóa Á Đông. Lā SEN hay “Là Sen” được xây dựng và phát triển dựa trên nét văn hóa truyền thống ấy”, chị Nguyễn Thị Kim Loan mở đầu cuộc trò chuyện về hành trình khởi nghiệp trên đất Mỹ.
Người trẻ trở về

Người trẻ trở về

(GLO)- Gần đây, có một sự dịch chuyển từ ít đến nhiều, từ âm thầm đến sôi nổi đang diễn ra tại Gia Lai, đó là “làn sóng trở về” của những người trẻ.
Vợ chồng “khoa bảng”

Vợ chồng “khoa bảng”

(GLO)- Là tôi đang nói đến vợ chồng chị Nguyễn Thị Cẩm Vân và anh Nguyễn Văn Long. Chị là Tiến sĩ chuyên ngành Kế toán, giảng viên Khoa Kinh tế, Trường Đại học Lâm nghiệp-Phân hiệu tại Gia Lai.
15 tuổi thực tập tại tờ báo của ĐH Harvard

15 tuổi thực tập tại tờ báo của ĐH Harvard

Không bằng lòng với những gì đạt được, mỗi bạn trẻ đã thực hiện những ước mơ, khát vọng của mình với những nỗ lực không mệt mỏi ngoài năng lực thiên bẩm để 'bản đồ' thế giới trong từng lĩnh vực đều có tên Việt Nam.