Vít cong cần rượu đón Xuân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Khi đề cập đến văn hóa của các dân tộc ít người, thường có sự liên tưởng đến những ngôi nhà sàn ẩn hiện giữa núi rừng, mái nhà rông vững chãi giữa làng, giai điệu cồng chiêng trầm hùng và tất nhiên, ít ai quên hương rượu cần.

Rượu cần của đồng bào Bana, H’rê ở Hoài Ân vừa có phong vị sơn cước như những dòng rượu cần khác, vừa có sự nồng nàn của riêng nó mà có lẽ phải lên đến tận nơi bạn mới cảm nhận trọn vẹn.

Đồng bào Bana ở xã Bok Tới uống rượu cần mừng năm mới.
Đồng bào Bana ở xã Bok Tới uống rượu cần mừng năm mới.

Cũng như các dân tộc thiểu số ở các vùng khác, đồng bào Bana, H’rê ở Hoài Ân làm rượu cần hoàn toàn dựa vào kinh nghiệm chứ không cân đo đong đếm như người Kinh. Rượu ngon hay dở là phụ thuộc vào sự tinh tế của người làm rượu, một đôi khi cũng chịu ảnh hưởng bởi thời tiết, khí hậu và chất lượng của chiếc ché đựng rượu. Ở Hoài Ân, rượu cần ngon giờ gần như chỉ có ở các xã vùng cao như Bok Tới, Đakmang. Người nấu rượu nổi bật là: mí Sơn ở làng T2, Bok Tới; mí Đường ở làng O6, Đakmang…

Người uống rượu cần đúng điệu không bao giờ dùng ly dùng chén mà dùng cần làm bằng cây dương xỉ, cây giang được thông hai đầu. Khi uống cắm cần vào ché, ngồi vít cần vừa tầm mà uống. Uống rượu cần là một sinh hoạt mang tính cộng đồng cao. Đã dùng đến rượu cần thì ít nhất cũng phải năm bảy gia đình trở lên. Người Bana, H’rê ở Hoài Ân thường tổ chức uống rượu cần tại nhà của mỗi gia đình trong các trường hợp gặp người thân, về nhà mới, lễ cưới, lễ đặt tên con; uống rượu dưới cây nêu khi có lễ tạ ơn, lễ hội ăn trâu cầu phúc. Và những cuộc vui ấy không bao giờ thiếu bạn bè, hàng xóm, láng giềng.

Đặc biệt khi uống rượu cần tại nhà rông trong các dịp hội, lễ, mừng lớn bao giờ cũng có những người cao tuổi nhất khai cuộc vui bằng những lời chúc phúc cho cả cộng đồng. Khi đó, mỗi gia đình chọn cho một vài ché rượu ngon nhất để đem đến nhà rông. Người Bana uống rượu cần lúc nào cũng phải cúng lễ. Phần lễ này thường thoáng qua rất nhanh do chủ cuộc rượu hoặc già làng thực hiện. Hũ rượu cúng các Yang, ma đất là hũ rượu thiêng được già làng mời những người cao niên và người khách uống trước làm phép. Sau đó các gia đình tự cắm cần, đổ nước vào ché rượu nhà mình lần lượt mời khách của làng, mời bạn bè, thân hữu. Người già uống, người trẻ uống, đàn ông uống, đàn bà cũng uống, không phân biệt tuổi tác trên dưới, không phân biệt khách lạ người quen. Họ vừa uống rượu cần vừa đánh cồng chiêng, vừa múa hát tạo ra một không khí vui vẻ nhộn nhịp. Cuộc rượu cứ thế lan tỏa như lửa ấm. “Ta uống thâu đêm đến sáng, uống cho con gà trống thèm khát phải gáy lên, uống cho ông mặt trời phải mỉm cười mở mắt. Uống khi nào các ché rượu cần nhạt dần hương men, người uống rượu ngả nghiêng chếnh choáng”.

Mỗi độ xuân về, hay trong mùa lễ hội, nếu có dịp mời bạn đến với đồng bào Bana, H’rê ở BokTới, Đakmang, Ân Sơn để đắm mình trong không gian của núi rừng đại ngàn mà nghe lảnh lót tiếng suối reo, tiếng chim hót phát ra từ cây đàn T’rưng, đàn Pơlơnkhơn, tiếng binh-bông trầm hùng của dàn cồng chiêng vang vào vách núi đồng vọng lan tỏa, mời gọi, thôi thúc mọi người cùng hứng khởi với các chàng trai cô gái Bana, H’rê giữa vòng xoang lung linh sắc màu thổ cẩm, rồi say sưa cùng các làn điệu dân ca Bana, Calêu - Cachoi ngọt ngào, say đắm mà chếnh choáng với hương men rượu cần và lòng mến khách của người dân miền núi.

VÕ CHÍ HÀ

Có thể bạn quan tâm

Cấp sổ đỏ lần đầu ngay tại xã, phường: Bước đột phá trong cải cách hành chính

Cấp sổ đỏ lần đầu ngay tại xã, phường: Bước đột phá trong cải cách hành chính

(GLO)- Từ ngày 1-7, UBND cấp xã sẽ thực hiện cấp sổ đỏ lần đầu cho cá nhân, hộ gia đình. Đây được xem là bước đột phá trong cải cách hành chính. Không chỉ là sự nỗ lực nhằm cụ thể hóa chủ trương xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp, quy định này còn thể hiện rõ nét mục tiêu “vì dân phục vụ”.

Kbang: Nam thanh niên đuối nước khi đi tắm tại lòng hồ

Gia Lai: Tìm thấy thi thể nam thanh niên đuối nước tại lòng hồ Thủy điện An Khê-Ka Nak

(GLO)- Thiếu tá Phùng Văn-Phó Trưởng Công an xã Kbang (tỉnh Gia Lai) cho biết: Khoảng 7 giờ 40 phút ngày 10-7, Đội Cảnh sát PCCC và CNCH khu vực An Khê và Công an xã Kbang đã vớt được thi thể em L.Đ.T. (SN 2007, trú tại tổ 3, xã Kbang) bị đuối nước tại khu vực lòng hồ Thủy điện An Khê-Ka Nak.

Giải tỏa nỗi lo tự sản tự tiêu

Giải tỏa nỗi lo tự sản tự tiêu

(GLO)- Gần đây, hàng loạt vụ hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ bị phanh phui và xử lý. Tuy nhiên, củng cố niềm tin người tiêu dùng vào hàng hóa và sản phẩm, dịch vụ hiện nay vẫn là thách thức rất lớn.  

Báo Bình Định chuyển giao dữ liệu sang Báo Gia Lai

Báo Bình Định chuyển giao dữ liệu sang Báo Gia Lai

(GLO)- Ngày 1-7, thực hiện chủ trương sáp nhập giữa tỉnh Gia Lai và tỉnh Bình Định thành tỉnh Gia Lai, Báo Gia Lai và Báo Bình Định cũng chính thức về chung một nhà, là cơ quan của Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Gia Lai, là tiếng nói của Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân tỉnh Gia Lai.

Thời khắc lịch sử đưa tỉnh Gia Lai bước vào hành trình phát triển mới

Thời khắc lịch sử đưa tỉnh Gia Lai bước vào hành trình phát triển mới

Hôm nay, ngày 1.7.2025, tỉnh Gia Lai (hợp nhất từ tỉnh Bình Định và Gia Lai (cũ)) chính thức hoạt động theo Nghị quyết số 202/2025/QH15 ngày 12.6.2025 của Quốc hội. Đồng chí Hồ Quốc Dũng - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai, đã có cuộc trò chuyện cởi mở với phóng viên Báo Gia Lai nhân sự kiện đặc biệt này.

Chung tay tiếp sức cho học sinh vùng khó

Chung tay tiếp sức cho học sinh vùng khó

(GLO)- Suốt 36 năm qua, Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học và THCS Nguyễn Khuyến (xã Chư Krey, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn ngày ngày bền bỉ thắp sáng tri thức cho con em đồng bào các dân tộc thiểu số. Nhiều thế hệ học trò vùng khó trưởng thành, vươn lên bằng con chữ và tri thức.

Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã sẵn sàng cho ngày 1.7

Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã sẵn sàng cho ngày 1.7

Ngày 1.7, chính quyền hai cấp của tỉnh Gia Lai (mới) chính thức đi vào hoạt động. Cùng với đó, 58 xã, phường mới trên địa bàn tại tỉnh Bình Ðịnh hiện nay sẽ vận hành Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã - nơi được kỳ vọng trở thành bộ mặt hành chính, điểm tựa tin cậy cho người dân và doanh nghiệp tiếp cận dịch vụ công hiện đại, thuận tiện, hiệu quả.
Khai mở tư duy cải cách, phục vụ

Khai mở tư duy cải cách, phục vụ

Giai đoạn 2020 - 2025 ghi dấu bước chuyển mình của công tác cải cách hành chính tại Bình Ðịnh. Với quyết tâm chính trị cao, sự chỉ đạo đồng bộ, tỉnh không chỉ nâng cao hiệu quả phục vụ người dân, doanh nghiệp mà còn tạo dựng môi trường đầu tư thông thoáng, minh bạch, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội toàn diện và bền vững.
Kỳ vọng từ mô hình “phi địa giới”

Kỳ vọng từ mô hình “phi địa giới”

Chiều 25.6, tại nhiều xã, phường trên địa bàn hai tỉnh Bình Ðịnh và Gia Lai, một cuộc vận hành thử mô hình chính quyền số 2 cấp đã đồng loạt diễn ra. Ðây là bước chuyển quan trọng để thích ứng với yêu cầu mới sau sáp nhập, khi không gian hành chính được mở rộng và việc giải quyết thủ tục hành chính không còn bị giới hạn bởi ranh giới địa lý.
Thư Tòa soạn

Thư Tòa soạn

(GLO)- Cùng với việc sáp nhập tỉnh, từ ngày 1-7, Báo Gia Lai hợp nhất với Báo Bình Định thành Báo Gia Lai mới.

null