Việt Nam khai thác dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Các dự án hợp tác của Việt Nam với các đối tác nước ngoài trong lĩnh vực dầu khí hoàn toàn thuộc chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam.

Việt Nam hoan nghênh các đối tác hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực dầu khí ở vùng thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trên Biển Đông và cam kết bảo vệ lợi ích chính đáng của các bên đối tác tại Việt Nam- Đó là khẳng định của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị đưa ra trong cuộc họp báo chiều 12-4 tại Hà Nội.

 

 

Trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt Nam sau tuyên bố của Trung Quốc gần đây yêu cầu Nga dừng khai thác dầu khí ở biển Đông, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị nêu rõ: “Các dự án hợp tác của Việt Nam với các đối tác nước ngoài trong lĩnh vực dầu khí hiện nay bao gồm cả các dự án hợp tác với Gazprom đều nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, hoàn toàn thuộc chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam, phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982. Việt Nam hoan nghênh đối tác nước ngoài hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam trên cơ sở pháp luật Việt Nam. Việt Nam cam kết và có trách nhiệm bảo vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp chính đáng của các đối tác nước ngoài làm ăn tại Việt Nam”.

Liên quan đến vấn đề 21 ngư dân Việt Nam đang bị phía Trung Quốc bắt giữ, ông Lương Thanh Nghị một lần nữa khẳng định, Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc tôn trọng các lập trường mà Việt Nam đưa ra trước đó, trong đó có việc thả ngay và vô điều kiện các ngư dân và tàu cá, nhằm tránh làm tổn hại đến quan hệ hai nước trong tương lai.

Cũng trong cuộc họp, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam bày tỏ quan ngại về những diễn biến căng thẳng gần đây xung quanh việc CHDCND Triều Tiên đang chuẩn bị kế hoạch phóng vệ tinh. Ông Lương Thanh Nghị cho biết, Việt Nam quan tâm và nhấn mạnh việc cần thiết phải tuân thủ nghiêm túc các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, đặc biệt là Nghị quyết 1874 vì hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới.

Theo VOV

Có thể bạn quan tâm

Các chủ thể OCOP đã lên thiết kế mẫu hộp quà tặng Tết. Ảnh: V.T

Sản phẩm OCOP vào mùa phục vụ Tết

(GLO)- Dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, trong đó có các sản phẩm OCOP thường tăng rất cao. Thời điểm này, các chủ thể OCOP trên địa bàn tỉnh Gia Lai đang tập trung đẩy mạnh sản xuất, thiết kế mẫu mã bao bì phục vụ nhu cầu tiêu dùng và mua làm quà tặng dịp Tết.

Trứng vịt thả đồng của gia đình ông Lê Văn Bé có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP

(GLO)- Tận dụng diện tích mặt nước và đất trồng lúa ở địa phương, ông Lê Văn Bé (thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) đã đầu tư nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhờ chăn nuôi theo hướng an toàn, sản phẩm trứng vịt Văn Bé đã đạt chứng nhận OCOP năm 2024.

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Tối 5-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Pưh khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Pưh năm 2024. Phiên chợ nhằm chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Pưh (10/12/2009-10/12/2024).

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm