Vì sao nhà đông người nên chọn bàn tròn?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bàn tròn chứa được nhiều người hơn, và khi đó khoảng cách giữa từng người tới đồ đặt trên bàn là như nhau. 
Việc lựa chọn bàn ăn sao cho phù hợp với nhà tưởng như đơn giản, nhưng đôi khi mọi người cũng có sự nhầm lẫn, dẫn đến lựa chọn sản phẩm không thích hợp. Dưới đây là các đặc điểm bạn nên lưu ý:
1. Bàn vuông/hình chữ nhật
Loại bàn này là lựa chọn của nhiều gia đình hiện đại, do khả năng tiết kiệm không gian (nhờ một cạnh có thể áp vào tường, góc tường). Hình dáng bàn vuông thích hợp với phong cách trang trí nhà đơn giản, hiện đại, như phong cách Bắc Âu.
Tuy nhiên, điểm bất tiện là bàn vuông chỉ phù hợp cho nhóm nhỏ ngồi, ví dụ bàn nhỏ thì 4 cạnh là 4 người ngồi, còn bàn chữ nhật hay bàn vuông khi được kéo dài ra (dạng trượt slide) thì phù hợp cho những dịp lớn, đông người, nhưng lại vô tình tạo ra cảm giác xa cách, không gần gũi giữa mọi người.
2. Bàn tròn
Bàn tròn chứa được nhiều người hơn. Bàn loại này cho nhóm người đông, do khoảng cách giữa từng người tới những đồ đặt trên bàn là như nhau. Thêm vào đó, bàn tròn có thể biểu đạt ý nghĩa quần tụ, tạo không khí ấm cúng hơn trong gia đình.
Với các gia đình có trẻ em, bàn tròn càng phù hợp, bởi vì nó không có các góc, cạnh sắc bén, gây thương tích cho trẻ nhỏ.
Nên mua bàn tròn khi trần nhà làm decor hình tròn.
Nên mua bàn tròn khi trần nhà làm decor hình tròn.
Bàn tròn thường làm bằng gỗ nguyên khối, kích thước lớn, giá thành cao, không phù hợp với các nhà ngân sách hạn chế. Ngoài ra, với gia đình ít người, các món ăn ít, không nhất thiết cần phải bày trên bàn xoay. Hơn nữa, những chiếc ghế cồng kềnh cũng khó làm sạch, khó di chuyển.
Vậy làm thế nào để chọn một bộ bàn ghế thích hợp với gia đình? Đây là 4 điểm bạn cần phải lưu ý:
1. Số lượng thành viên trong gia đình và thói quen sinh hoạt
Khi chọn bàn ăn, đây là điều mà bạn nên lưu ý đầu tiên. Nếu gia đình bạn có từ 4-5 người (hai thế hệ) trở lên, có cả người già trẻ nhỏ, bạn nên mua bàn tròn. Người già vốn chú trọng cảm giác gia đình quần tụ, việc mua bàn tròn khiến không khí ấm cúng hơn.
Nếu gia đình bạn chỉ có hai vợ chồng mới cưới, có ba người hoặc ít hơn thì nên dùng bàn vuông. Hai người sử dụng bàn tròn sẽ tạo cảm giác mất đi sự cân bằng, nếu ngồi chéo sẽ cảm thấy không gần gũi. Nên chọn một chiếc bàn vuông nhỏ và ngồi đối diện, hoặc ngồi cạnh nhau. 
2. Phong cách bài trí trong phòng ăn
Nên mua bàn tròn khi trần nhà làm decor hình tròn.
Nên mua bàn tròn khi trần nhà làm decor hình tròn.
Việc mua bàn cũng còn phụ thuộc vào decor tổng thể của căn phòng. Nếu decor nhà với trần tròn thì nên chọn bàn ăn tròn. Bàn ăn tròn thường được sử dụng trong các nhà hàng trang trí theo phong cách Trung Hoa, châu Âu...
Còn nếu trần nhà bạn décor hình chữ nhật, theo phong cách hiện đại hoặc Bắc Âu tối giản, thì bàn vuông sẽ phù hợp hơn nhiều.
Mua bàn chữ nhật khi trần nhà decor hình chữ nhật.
Mua bàn chữ nhật khi trần nhà decor hình chữ nhật.
3. Kích thước phòng
Kích thước của chiếc bàn có liên quan trực tiếp đến kích thước của phòng. Ví dụ, đối với gian phòng ăn nhỏ, hẹp, bạn chỉ nên chọn chiếc bàn ăn nhỏ kích thước khoảng 120 x 80 cm. Kích thước phổ biến của bàn ăn hình chữ nhật luôn là 120 x 80 cm tới 140 x 80cm, chiều cao khoảng 75 cm, trong khi chiều cao ghế ăn là 40-45 cm.
Trong khi đó, kích thước phổ biến của bàn ăn hình tròn là đường kính 110 cm cho 5 người, 125 cm cho 6 người, 130 cm cho 8 người, 150 cm cho 10 người, và 180 cm cho 12 người.
 4. Những lưu ý khác
- Chất liệu của bàn: Ba loại vật liệu chính dành cho bàn bao gồm gỗ (gỗ nguyên khối tự nhiên, hoặc gỗ công nghiệp), đá cẩm thạch, kính.
Ưu thế của đồ gỗ so với các vật liệu khác là bền, hình thức thẩm mỹ (độ bóng sáng, màu sắc). Tuy nhiên, so với đá cẩm thạch hay kính, gỗ cần được bảo trì cẩn thận, giữ gìn tốt, tránh xa nhiệt, chi phí ban đầu khá đắt.
Đá cẩm thạch (hoặc đá nhân tạo) hiện nay xuất hiện trong nhiều ngôi nhà nhờ ưu điểm như không thấm nước, chống ăn mòn, lại dễ dàng làm sạch, ít trầy xước. Hoa văn đá cẩm thạch cũng tự nhiên và đẹp mắt. Bàn đá phù hợp với đồ nội thất hiện đại.
Mặt kính có lợi thế là giúp truyền ánh sáng tự nhiên, giúp làm sáng màu sắc của không gian phòng. Mặt kính cũng đa dạng về hình thức. Giá thành bàn kính rẻ nhất, lại phù hợp với nhiều phong cách thiết kế khác nhau, từ đó tạo ra hiệu ứng trang trí tốt hơn.
- Phong cách của chủ nhân
Hiện nay, ranh giới của phòng ăn và phòng khách ngày càng mờ nhạt. Nhiều chủ nhà đi tiên phong trong việc đặt những chiếc bàn lớn, vừa là bàn ăn, vừa là bàn làm việc. Chiếc bàn này đa chức năng, và khi có lượng khách lớn đến thì một chiếc bàn to như vậy lại rất tiện.
Cũng có nhiều người chọn lựa những chiếc bàn có thể "biến dạng". Tức là, hình dạng ban đầu của chiếc bàn là hình chữ nhật, nhưng khi cần, chủ nhân có thể kéo hai bên ra, trở thành hình tròn. Thế nên, dù đó là bàn vuông hay bàn tròn thì việc bạn thích nó là quan trọng nhất, bởi vì nhà là nơi để bạn thoải mái làm mọi thứ theo ý thích, theo thói quen của mình.
Theo Thùy Linh (Theo Aboluowang/VNE)

Có thể bạn quan tâm

Nhà máy xử lý rác thải Chư Sê hoạt động trở lại: Giải “bài toán” ô nhiễm môi trường

Nhà máy xử lý rác thải Chư Sê hoạt động trở lại: Giải “bài toán” ô nhiễm môi trường

(GLO)- Sau gần 7 tháng sửa chữa, nâng cấp máy móc thiết bị và xây dựng lại nhà xưởng bị hư hại do hỏa hoạn, Nhà máy xử lý rác thải Chư Sê đã hoạt động trở lại, góp phần giải “bài toán” ô nhiễm môi trường khi lượng rác thải sinh hoạt hàng ngày được xử lý kịp thời.

Ia Grai chú trọng bảo vệ môi trường sinh thái

Ia Grai chú trọng bảo vệ môi trường sinh thái

(GLO)- Những năm qua, huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đẩy mạnh tuyên truyền và triển khai có hiệu quả công tác phân loại, thu gom, xử lý rác thải tại nguồn. Nhờ đó, nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường sinh thái ngày càng chuyển biến tích cực, chất lượng môi trường từng bước được nâng cao.

Pleiku: Quy hoạch đô thị để định hình bản sắc và phát triển bền vững

Pleiku: Quy hoạch đô thị để định hình bản sắc và phát triển bền vững

(GLO)- Khai thác thế mạnh về điều kiện tự nhiên, cảnh quan môi trường để xây dựng đô thị có bản sắc riêng gắn với phát triển du lịch, dịch vụ và các giá trị văn hóa bản địa là mục tiêu mà TP. Pleiku đang tập trung hướng tới thông qua các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết.