Vun đắp tình đoàn kết, xây dựng Đắk Lắk trở thành điểm đến đáng sống

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trải qua nhiều chặng đường chuyển mình và phát triển cùng lịch sử dân tộc, Đắk Lắk đã đạt được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực.

Bước vào kỷ nguyên mới, tỉnh Đắk Lắk tiếp tục phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết, phát triển nhanh, bền vững, từng bước xứng đáng vị trí trung tâm vùng Tây Nguyên.

Qua 120 năm thành lập và phát triển, đến nay, Đắk Lắk đã trở thành một tỉnh khá của khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Trong đó, diện tích và sản lượng cà phê, tiêu, sầu riêng đứng hàng đầu cả nước, là đầu mối giao thông quan trọng của Tây Nguyên. Kinh tế của tỉnh duy trì tốc độ tăng trưởng khá; giá trị tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đứng đầu khu vực Tây Nguyên. Giai đoạn 2021 - 2023, tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 7%/năm, quy mô nền kinh tế ngày càng mở rộng; GRDP bình quân đầu người năm 2024 ước đạt gần 75 triệu đồng…

vun-dap-tinh-doan-ket-xay-dung-dak-lak-tro-thanh-diem-den-dang-song-dd.jpg
Chương trình văn nghệ đặc sắc tại Lễ kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk. Ảnh: Nguyễn Gia

Với bề dày truyền thống văn hóa, lịch sử, là nơi hội tụ của 49 dân tộc anh em, Đắk Lắk đã khẳng định vai trò, vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng qua 120 năm hình thành và phát triển. Đặc biệt, với lợi thế là trung tâm vùng Tây Nguyên, đầu mối giao thông quan trọng, Đắk Lắk đã không ngừng khẳng định vị thế trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của vùng. Tại Lễ kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22/11/1904 - 22/11/2024) được Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh long trọng tổ chức vào tối 22/11, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Đình Trung khẳng định: “Đây là nền tảng cho những chặng đường tiếp theo, đưa Đắk Lắk phát triển nhanh và bền vững trên con đường hội nhập và phát triển”.

Phát biểu tại Lễ kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh: Đắk Lắk cần tiếp tục bám sát chỉ đạo của Trung ương, cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ được nêu trong Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và Đại hội Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk lần thứ XVII (nhiệm kỳ 2020 - 2025); đặc biệt là Kết luận số 67-KL/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Buôn Ma Thuột; Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên; Nghị quyết số 72/2022/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Buôn Ma Thuột và Quyết định số 1747/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tỉnh Đắk Lắk nhằm tranh thủ mọi thời cơ, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, huy động sự vào cuộc cả hệ thống chính trị và nhân dân tỉnh nhà, phấn đấu đạt mục tiêu đến năm 2050 Đắk Lắk “trở thành tỉnh có không gian sinh thái, bản sắc, kết nối sáng tạo, là điểm đến yêu thích, đáng sống”.

daklak-2.jpg
Đồng chí Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ phát biểu chỉ đạo tại Lễ kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk. Ảnh: Nguyễn Gia

Đồng chí cũng yêu cầu phải huy động sức mạnh tổng hợp, khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế phát triển, thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới, nhất là chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức và các ngành, lĩnh vực mới, công nghệ cao. Đồng thời, tập trung xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, liêm chính, hành động, vì nhân dân phục vụ. Cùng với phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, bảo đảm an sinh xã hội, tỉnh chú trọng bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội; bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, biên giới quốc gia; nâng cao hiệu quả các hoạt động đối ngoại, hội nhập quốc tế.

Và “chìa khóa” để xây dựng Đắk Lắk ngày càng bình yên, ấm no, hạnh phúc theo Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình chính là không ngừng vun đắp, gìn giữ, thắt chặt tình đoàn kết giữa các dân tộc.

Theo Nguyễn Xuân - Lê Thành (baodaklak.vn)

Có thể bạn quan tâm

Bên dòng Đăk Bla

Bên dòng Đăk Bla

Sông Đăk Bla thường được gọi với tên gọi “Dòng sông chảy ngược” cùng những truyền thuyết, thần thoại. Thế nhưng, không chỉ có sự độc đáo và bí ẩn đầy hấp dẫn, Đăk Bla còn là dòng sông mang lại sự trù phú, ấm no với những bãi bồi xanh mướt cây trồng và tiềm năng kinh tế du lịch đang được “đánh thức”.

Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Infographic Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Vào tháng 6 hàng năm, những thửaruộng bậc thang thôn Kon Tu Rằng (xã Măng Cành, huyện Kon Plông) bắt đầu chín rộ. Những thửa ruộng bậc thang vàng rực, trải dài ven các triền núi xanh ngát xuống bờ sông Đăk Bla khiến khung cảnh nơi đây trở nên tuyệt đẹp, thu hút đông đảo du khách đến thưởng ngoạn.

Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".

Rượu ghè men lá H'nham

Rượu ghè men lá H'nham

Đặt trên bàn những ghè rượu mới ủ, các chị em trong tổ liên kết nấu rượu ghè và dệt thổ cẩm ở phường Trường Chinh (thành phố Kon Tum) giới thiệu rất hấp dẫn về sản phẩm mình làm ra: Một thức uống với chất men cực kỳ độc đáo, không giống với loại men ở bất cứ nơi nào.

Vận hành thử nghiệm hoạt động chính quyền cấp xã mới tại Lâm Đồng vào ngày 23/6

Vận hành thử nghiệm hoạt động chính quyền cấp xã mới tại Lâm Đồng vào ngày 23-6

Việc vận hành thử nghiệm đối với các đơn vị hành chính cấp xã được chọn nhằm đánh giá trực quan để rút kinh nghiệm, kịp thời điều chỉnh nếu có khó khăn, vướng mắc; bảo đảm hoạt động của tất cả 124 đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Lâm Đồng mới thông suốt, khi chính thức hoạt động từ ngày 1-7.

null