Vào điểm nóng (*): 12 giờ "xây" bệnh viện dã chiến

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
9 giờ sáng, các y - bác sĩ Bệnh viện Da liễu đồng loạt nhận thông báo: "Do tính khẩn cấp, chiều nay 13 giờ, chúng ta lên đường để lập bệnh viện dã chiến"
Thông báo đó khiến cho nhiều bác sĩ (BS), điều dưỡng bất ngờ bởi theo kế hoạch, 3 ngày nữa mọi người mới bắt đầu tham gia tuyến đầu chống dịch. Nhiều người vội chạy về nhà lấy hành lý, thậm chí không kịp tạm biệt người thân.
Mệnh lệnh bất ngờ
Thời điểm đó, điều dưỡng Lê Thị Tuệ Tính vẫn đang có lịch lấy mẫu xét nghiệm cộng đồng. Hơn 11 giờ, chị nhanh chóng về nhà gom ít quần áo và ôm hai con. Con gái lớn trách móc: "Mẹ lại đi nữa phải không?". Con út 6 tuổi mắc bệnh hen suyễn ôm chặt cổ mẹ khóc: "Mẹ đi xa là con ghét mẹ". Chị Tính phải dỗ dành và hướng dẫn cháu tự chăm sóc bản thân.
Đúng giờ, chị Tính cùng hơn 80 nhân viên Bệnh viện (BV) Da liễu đến cụm chung cư R5 khu tái định cư Thủ Thiêm (TP Thủ Đức). Nơi đây sẽ được đặt tên là BV Dã chiến thu dung và điều trị Covid-19 số 12.
BS Phạm Đăng Trọng Tường, Phó Giám đốc BV Da liễu, cho biết dù kế hoạch thành lập BV đã có nhưng không ngờ lại diễn ra gấp rút như vậy. "Tôi biết rằng nhiều đồng nghiệp vẫn chưa kịp ôm con, gặp người thân nói lời tạm biệt. Nhưng tôi tin rằng tất cả chúng ta đều thông cảm vì đâu đó ngoài kia nhiều người thân sẽ được chúng ta bảo vệ bằng những hy sinh cá nhân" - BS Tường nói.

Ngoài công tác cứu chữa, các bác sĩ, điều dưỡng thuộc Bệnh viện dã chiến thu dung điều trị COVID-19 số 12 còn lo cả việc di chuyển đồ sinh hoạt, dọn dẹp rác...
Ngoài công tác cứu chữa, các bác sĩ, điều dưỡng thuộc Bệnh viện dã chiến thu dung điều trị COVID-19 số 12 còn lo cả việc di chuyển đồ sinh hoạt, dọn dẹp rác...
Tại nhà sinh hoạt cộng đồng của tòa chung cư bỏ hoang hơn 10 năm, cuộc họp diễn ra khi mọi người trên tay vẫn lỉnh kỉnh hành lý. Sơ đồ chung cư được vẽ lại chia các khu điều trị theo từng tầng gồm: khu vực các y, BS làm việc, bệnh nhân sẽ được chia theo từng khu vực riêng theo cấp độ sức khỏe. Giữa hai khu có một vùng đệm là nơi khử khuẩn, tắm rửa và thay quần áo. Họ được chia thành từng nhóm nhỏ và tuyệt đối không trực tiếp giao lưu, trò chuyện với nhóm khác.
Cuộc họp diễn ra chừng 15 phút, các BS nhận nhiệm vụ để kịp đón nhóm F1 và F0 vào cách ly, điều trị. Căn chung cư chẳng có một vật dụng gì, các BS phải tự khuân vác từng giường xếp từ tầng trệt lên.
Đêm không ngủ
Vừa cầm trên tay hộp cơm tối, BS Đoan Trang, Khoa Dược BV Da liễu, phải bỏ nửa chừng vì tin nhắn liên tục. "Đồng đội ơi! Phụ giúp nhóm BS Ngân kiệt sức vì lau dọn phòng để đón bệnh nhân", "Nhà mình ơi! Có ai biết cách sửa toilet lên giúp tại căn hộ tầng 12. Ai còn khỏe phụ lắp giúp cửa phòng tầng 14. Mai nhờ người mua xi-măng dán lại gạch tầng 23… Tầng 16 bị chập điện, mùi hôi cần lau chùi gấp…".
Cứ như vậy, đêm đầu tiên chẳng ai nghỉ ngơi. Thang máy di chuyển liên tục. Các BS, y tá cởi bỏ áo blouse, xắn ống quần vừa lau dọn vừa chuyển và sắp xếp trang thiết bị, đồ dùng sinh hoạt… Mọi thứ tạm xong cũng là lúc đồng hồ điểm 2 giờ sáng. Trở về phòng, BS Đoan Trang mệt lả, đầu đầy bụi. Lúc này, chị mới có thời gian dọn dẹp nơi ở tạm của mình.
Ngày hôm sau, lần lượt từng bệnh nhân được đưa vào. Công việc tăng lên gấp bội. Trong suốt những ngày ở BV, từ khâu chăm lo sức khỏe đến những việc như nhặt rác, vận chuyển hàng hóa cho bệnh nhân… phần lớn do các y, BS làm.

Bác sĩ Nguyễn Thế Dũng (59 tuổi) nhờ đồng nghiệp hớt tóc tại Bệnh viện Dã chiến thu dung và điều trị Covid-19 số 12
Bác sĩ Nguyễn Thế Dũng (59 tuổi) nhờ đồng nghiệp hớt tóc tại Bệnh viện Dã chiến thu dung và điều trị Covid-19 số 12
Tranh thủ 30 phút nghỉ trưa, BS Nguyễn Thế Dũng (59 tuổi) cầm tông-đơ tự cắt tóc cho mình. Thấy vậy, điều dưỡng Nguyễn Duy Sơn xin trổ tài. Đẩy máy cắt lên một đoạn tóc chỗ dày chỗ thưa, cuối cùng, anh quyết định cạo trọc. Vừa ngồi hớt tóc, BS Dũng tranh thủ gọi điện thoại về thăm nhà. Đứa cháu nội thấy ông đầu trọc liền cười to và tỏ vẻ buồn khi ông lâu ngày chưa về. BS Dũng trả lời: "Khi nào tóc ông nội dài lại như cũ là ông nội được về. Con gọi ông mỗi ngày để theo dõi tóc của ông".

 
Ngày chúng tôi rời khỏi BV Dã chiến thu dung và điều trị Covid-19 số 12, BS Lê Thị Thùy Trang, Phòng Kế hoạch Tổng hợp, chạy theo nhờ truyền tải ít thông điệp về sức khỏe cho người nhà yên tâm. Lúc chúng tôi bấm máy ghi hình, BS Trang tay nắm chặt cố giữ cảm xúc. "Hôm nay mẹ làm việc rất giỏi nè. Con trai có khỏe không? Mẹ chăm sóc các bà, các bạn nhỏ đang bệnh để con được đi học…" - BS Trang chậm rãi nói trước máy quay.
Khi chúng tôi tắt máy cũng là lúc nỗi nhớ con ùa đến, nước mắt chị bắt đầu tuôn. Nhớ con nhưng BS Trang vẫn đăng ký vào danh sách tiếp tục chống dịch cho đến khi nơi đây không còn bệnh nhân. Bởi chị tâm niệm cứu bệnh nhân lúc này cũng chính là cứu lấy sinh mệnh và sức khoẻ của người thân. 
Bác sĩ F0 điều trị cho F0
BV Dã chiến thu dung và điều trị Covid-19 số 6 được thành lập ngày 11-7 với công suất 6.000 giường tại phường An Khánh, TP Thủ Đức. Lực lượng gồm 275 nhân viên y tế, 100 dân quân và 70 y, BS đến từ tỉnh Quảng Ninh đang điều trị cho hơn 4.100 bệnh nhân.

 
Theo BS Phan Minh Hoàng, Giám đốc BV, trong quá trình điều trị với số lượng bệnh nhân lớn đã xảy ra tình trạng nhiều nhân viên y tế mắc Covid-19.
"Là nhân viên y tế nên khi mắc bệnh họ cũng có kiến thức để điều trị bệnh. Chúng tôi chú trọng nâng cao thể trạng bảo đảm sức khỏe cho các y, BS không may phơi nhiễm trong quá trình điều trị, chăm sóc bệnh nhân. Tuy nhiên, các y, BS là F0 được xem là những cánh tay nối dài để F0 điều trị cho F0. Khi có trường hợp bệnh nhân trở nặng cần gặp nhân viên y tế tức thì, các y, BS F0 sẽ là những người đầu tiên tiếp cận để điều trị và hỗ trợ cho bệnh nhân nhanh nhất" - BS Hoàng cho biết.
Điểm đặc biệt ở các BV dã chiến là đội ngũ nhân viên thường được tập hợp từ rất nhiều BV khác nhau nên họ phải phối hợp thành một tập thể mới, san sẻ công việc để hoàn thành nhiệm vụ. BV Dã chiến thu dung và điều trị Covid-19 số 7 đã được thành lập tại TP Thủ Đức với lực lượng nhân sự từ BV Từ Dũ, BV 175, BV Bưu Điện, đoàn hỗ trợ từ Nam Định và Hải Dương. Ngoài ra, BV này còn có lực lượng dân quân phụ trách công việc hậu cần. Sau 2 tuần thành lập, BV tiếp nhận 4.200 bệnh nhân và có hơn 1.000 người đã được xuất viện.
"Điều chúng tôi quan tâm đầu tiên khi thiết lập một BV dã chiến trên nền một tòa nhà trống đó là phải tham khảo ý kiến các chuyên gia về kiểm soát nhiễm khuẩn để thiết lập khuôn viên BV sao cho an toàn nhất, tách biệt khu vực sinh hoạt của nhân viên BV và khu vực điều trị, ngăn cách bởi một "khu vực đệm" nhằm phòng tránh lây nhiễm" - BS Phạm Thanh Hải, Giám đốc BV, nói.
Hải Yến - Anh Thư
Kỳ tới: Tình người nơi điều trị bệnh nhân nặng
Bài và ảnh: LÊ PHONG (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Miền lửa đạn hồi sinh

Miền lửa đạn hồi sinh

Thung lũng Ia Drăng từng là vùng chiến địa nổi danh trên thế giới với đầy rẫy đạn bom. Hơn 50 năm sau, vùng thung lũng chết ấy đã hồi sinh với màu xanh của cây công nghiệp như tiêu, cà phê, cao su; mang lại việc làm và đời sống ấm no cho đồng bào địa phương cũng như dòng người đi kinh tế mới.

Sắc màu huyền bí

Sắc màu huyền bí

Văn hóa dân tộc M’nông luôn tạo cảm giác tò mò bởi sự huyền bí. Ở bất cứ lễ hội nào, đồng bào dân tộc M’nông cũng thể hiện những nét đặc trưng độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc họ. Bản sắc văn hóa đó cứ mãi lan tỏa, rất riêng, không nơi nào có được.

Bánh cuốn của người Tày trên vùng đất lúa

Bánh cuốn của người Tày trên vùng đất lúa

(GLO)- Từ hàng chục năm trước, nhiều gia đình người Tày từ các tỉnh miền núi phía Bắc di cư vào vùng đất Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) với khát khao xây dựng cuộc sống mới. Cũng từ đó, món bánh cuốn hay còn được gọi là bánh cuốn canh được họ mang theo đã trở thành đặc sản của vùng đất này.

Dưới bóng nêu làng

Dưới bóng nêu làng

Nghệ nhân nhân dân Hồ Ngọc An (70 tuổi, ở làng Trà Dòn, thôn 2, xã Trà Thủy, H.Trà Bồng, Quảng Ngãi) ngày đêm "truyền lửa", đào tạo lớp trẻ thực hành nghệ thuật trang trí cây nêu làng để gìn giữ tinh túy văn hóa dân tộc Kor.

Nghề lái tàu metro: 'Trái tim' của đoàn tàu

Nghề lái tàu metro: 'Trái tim' của đoàn tàu

Không trực tiếp lái tàu hay đón khách, đội ngũ nhân viên tại Phòng điều độ ở depot Long Bình (TP.Thủ Đức, TP.HCM) là những người làm việc thầm lặng, nhưng quyết định sự vận hành trơn tru của toàn hệ thống metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên).

Mưu sinh trên những cánh rừng

Mưu sinh trên những cánh rừng

(GLO)- Việc trồng rừng đã tạo cơ hội việc làm cho nhiều người dân xã Song An, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai. Giai đoạn nào, công việc ấy, người lao động rong ruổi trên những cánh rừng, nhọc nhằn mưu sinh, kiếm tiền trang trải cuộc sống.

Nữ anh hùng ở ngôi làng anh hùng

Nữ anh hùng ở ngôi làng anh hùng

Ngôi làng ấy trải qua những năm tháng đau thương và hào hùng của chiến tranh, ngôi làng ấy cũng sinh ra người nữ anh hùng đặc biệt. Mấy mươi năm ngày đất nước thống nhất, làng anh hùng đã thay da đổi thịt, và người nữ anh hùng cũng đã bạc trắng mái đầu.

Đổi thay trên quê hương Anh hùng A Sanh

Đổi thay trên quê hương Anh hùng A Sanh

(GLO)- Phát huy truyền thống quê hương Anh hùng A Sanh, những năm qua, người dân làng Nú (xã Ia Khai, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, tích cực, chủ động trong lao động sản xuất, trở thành điểm sáng trong xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư.

Ký ức tháng ba

Ký ức tháng ba

(GLO)- Một ngày mùa khô cuối tháng 3-1975, ông Ksor Doen lần đầu tiên trở về làng Tung (xã Ia Nan, huyện Đức Cơ) sau hơn 2 năm xa nhà. Quê nhà hiện ra sau cây hoa pơ lang còn sót lại vài bông cuối mùa khiến người lính đang ngây ngất trong niềm vui chiến thắng càng bồn chồn bước chân.