Văn học Gia Lai: Những mạch ngầm chảy mãi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nhằm giới thiệu đến bạn đọc những nét khái quát về quá trình hình thành, phát triển của văn học Gia Lai (VHGL) và tìm hiểu nội dung, nghệ thuật của các tác phẩm VHGL qua các thời kỳ, Hội Văn học-Nghệ thuật Gia Lai vừa xuất bản tập sách Văn học Gia Lai (1945-2010).

Đây là công trình nghiên cứu các tác phẩm văn học viết về Gia Lai và tác phẩm của các tác giả đã và đang sống ở đây, được công bố trên sách, báo, tạp chí từ thời kỳ chống thực dân Pháp đến tháng 12-2010, bao gồm các thể loại: thơ, truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết, ký, ghi chép, lý luận phê bình…

 

 

Dày hơn 420 trang, với 5 chương riêng biệt, tập sách đem đến cho bạn đọc một cái nhìn tổng thể, khái quát về diện mạo VHGL qua các thời kỳ trong một dòng chảy liên tục, nêu bật nét tương đồng và sự khác biệt của VHGL với văn học cả nước. Nếu trong thời kỳ đấu tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, VHGL thực sự là vũ khí đấu tranh của cán bộ, chiến sĩ, nhân dân, thể hiện khát vọng thống nhất đất nước, sự đấu tranh anh dũng, kiên cường của các dân tộc để giành lại độc lập, tự do cho dân tộc với những tên tuổi như Nguyên Ngọc, Trung Trung Đỉnh… thì trong thời kỳ đất nước hoàn toàn đổi mới (1986-2010), VHGL có thêm điều kiện để phát triển toàn diện và nâng cao chất lượng nghệ thuật với môi trường sáng tác tự do, rộng mở và nhận được sự quan tâm sâu sắc của các cấp chính quyền địa phương.

Thời kỳ này, số lượng tác phẩm tăng nhanh, trong đó có nhiều tác phẩm mang tính chuyên nghiệp, đi vào lòng người, góp phần làm cho VHGL có bản sắc riêng và ngày càng khẳng định vị trí của mình trên văn đàn cả nước… Để giúp bạn đọc có một cái nhìn toàn diện hơn, tập sách còn có phần phụ lục về một số mảng trong VHGL như: VHGL vùng đô thị bị tạm chiếm, mảng bài viết về một số nhà văn, nhà thơ tiêu biểu ở Gia Lai trong mỗi thời kỳ. Đây là phần giúp cho độc giả có thêm những kiến thức về xu hướng hình thành và phát triển VHGL qua những biến động lịch sử, xã hội và có thêm những thông tin về các tác giả đang sống và gắn bó với mảnh đất Gia Lai.     

Chủ biên tập sách, nhà văn Thu Loan cho biết: Để độc giả dễ nắm bắt các đặc điểm khái quát và lượng thông tin, trong mỗi thời kỳ văn học, chúng tôi đều giới thiệu những yếu tố chính trị, xã hội cơ bản có ảnh hưởng sâu sắc đến sự hình thành và phát triển văn học. Trong phần nghiên cứu tình hình văn học, chúng tôi tìm hiểu các yếu tố tác động đến văn học bao gồm quy mô tổ chức, phương tiện chuyển tải, lực lượng sáng tác và độc giả.

Phần tác phẩm, chúng tôi sắp xếp, hệ thống, khái quát các nội dung tiêu biểu kết hợp với phân tích nghệ thuật của từng thể loại nhằm làm rõ đặc điểm, giá trị của VHGL qua mỗi thời kỳ, đồng thời có phần nhận xét, khái quát làm rõ thêm diện mạo của văn học thời kỳ ấy. Hy vọng, cuốn sách sẽ cung cấp thêm thông tin, đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, tìm hiểu và hiểu biết về VHGL cho công chúng yêu nghệ thuật.

Thái Bình

Có thể bạn quan tâm

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Đi cà kheo

(GLO)- Đi cà kheo không chỉ phổ biến ở vùng đồng bằng mà còn là một hoạt động văn hóa dân gian của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Bằng những câu thơ chân thực và gần gũi, tác giả Nguyễn Ngọc Hưng đã tái hiện trò chơi này đầy sinh động gắn với cảm xúc hứng khởi từ người chơi.

Tranh minh họa (nguồn internet).

Thơ Đại Dương: Kính rượu thầy giáo cũ

(GLO)- Bài thơ "Kính rượu thầy giáo cũ" của tác giả Đại Dương chứa đựng nhiều tình cảm và lòng tri ân sâu sắc. Mỗi câu thơ là hình ảnh rất chân thật về một thời gian khó cắp sách đến trường, về những hy sinh thầm lặng của thầy giáo và cả sự khắc khoải, trăn trở của người học trò đã trưởng thành...

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

(GLO)- Hình ảnh "những ngôi sao xanh" trong thơ Hà Hoài Phương tượng trưng cho ánh sáng hy vọng không bao giờ tắt, dẫu rằng có bao nhiêu khó khăn, thử thách hay bóng tối bao phủ. Những ngôi sao ấy là niềm tin, sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua mọi gian truân cuộc sống...

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

(GLO)- Bài thơ "Gửi lại" của Nguyễn Đình Phê là một tác phẩm đầy hoài niệm, suy tư về thời gian, tình yêu và sự chia ly. Xoay quanh cảm giác tiếc nuối, luyến lưu một mối tình đã qua, những kỷ niệm khó quên, tác giả muốn gửi lại cho người yêu hay cho chính mình?

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...

Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

Thơ Từ Dạ Linh: Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

(GLO)- "Tặng em nỗi nhớ ngược chiều" của Từ Dạ Linh mang vẻ đẹp mộc mạc, đầy hoài niệm về tuổi thơ, về những khoảnh khắc hồn nhiên mà người ta thường dễ dàng quên đi. Ẩn chứa trong đó cũng là nỗi nhớ, sự lưu luyến về tình yêu đầu đời với những xúc cảm tinh khôi, thuần khiết...

Ảnh minh họa. Nguồn : Internet

Niềm vui đọc sách

(GLO)- Từ lâu, đọc sách đã là một hoạt động được ưa thích của nhiều người, được khích lệ ở nhiều nơi vì những lợi ích mà nó mang lại. Tôi vẫn giữ thói quen đọc đều đặn mỗi ngày. Điều đó vừa cần thiết cho công việc, vừa là cách để tôi giải trí và tìm hiểu về thế giới xung quanh.